Thứ bảy 24/05/2025 19:26
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, chính trực, người đồng chí thân thiết, gần gũi, người lãnh đạo kỹ trị đáng kính, mẫu mực, nhà khoa học xuất sắc, suốt đời tận tụy vì nước, vì dân, vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn, nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Đồng chí Trần Đức Lương sinh ngày 05/5/1937 tại Quảng Ngãi - mảnh đất tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng. Sau Hiệp định Geneve chia cắt đất nước làm hai miền Nam - Bắc, năm 1955, khi vừa tròn 18 tuổi, đồng chí Trần Đức Lương tập kết ra Bắc, theo học sơ cấp kỹ thuật địa chất, mở đầu cho quá trình nhiều năm đồng chí gắn bó với ngành Mỏ - Địa chất, một ngành công nghiệp quan trọng mang tính nền tảng cho phát triển đất nước.

Kể từ đó tới năm 1986, Đồng chí dành hơn 30 năm gắn bó bền bỉ với ngành Mỏ - Địa chất, nhanh chóng khẳng định năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, được tín nhiệm giao đảm đương nhiều vị trí quan trọng, là Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất (nay là Cục Địa chất và Khoáng sản) trong giai đoạn 1979-1987. Đồng chí đã trực tiếp lăn lộn trên khắp các địa bàn rừng núi của các vùng miền trên đất nước ta, cần mẫn khảo sát và nghiên cứu địa chất, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương và cả nước; là đồng tác giả công trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam" - công trình hợp tác Xô - Việt trong các năm 1960-1965; là đồng chủ biên cụm công trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000" xuất bản năm 1988 và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.

Những kinh nghiệm thực tiễn phong phú từ ngành Mỏ - Địa chất đã tôi luyện, rèn giũa cho đồng chí Trần Đức Lương tầm nhìn chiến lược, sát thực tiễn, khả năng tư duy, phân tích sắc bén và tinh thần làm việc khoa học, nghiêm túc; tạo nền tảng quan trọng cho những đóng góp to lớn của Đồng chí trong thời kỳ đổi mới đất nước từ năm 1986, trên các cương vị lãnh đạo Chính phủ đến người đứng đầu Nhà nước.

Từ năm 1987, ngay sau khi Đảng chủ trương đổi mới và hội nhập, đồng chí được phân công làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ). Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đồng chí được Đảng tín nhiệm bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và từ năm 1992, Đồng chí được Quốc hội bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), Đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước và đảm nhận cương vị này trong 02 nhiệm kỳ Đại hội Đảng cho đến năm 2006. Trên các cương vị lãnh đạo Chính phủ và Nhà nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp quan trọng, toàn diện vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước với những dấu ấn nổi bật, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên mặt trận kinh tế, với vai trò Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Trần Đức Lương đã cùng với tập thể lãnh đạo Chính phủ đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng chí đã dành nhiều tâm huyết chỉ đạo công tác nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu khí, góp phần quan trọng vào tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đồng thời tham gia sâu rộng vào quá trình xây dựng các chính sách kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích đầu tư nước ngoài; cùng Bộ Chính trị và Chính phủ đưa ra những đường lối, chủ trương đúng đắn để vượt qua khó khăn, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Đồng chí đã đề xuất đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Liên bang Nga, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Trong đó, nổi bật là việc duy trì mua các tổ hợp thiết bị cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, ký lại và triển khai Hiệp định hợp tác Việt - Nga trên lĩnh vực dầu khí theo những nguyên tắc và thông lệ quốc tế, cải tổ Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) và duy trì hoạt động của Ủy ban hợp tác Liên Chính phủ Việt - Nga. Đồng chí đã chỉ đạo và tham gia chỉ đạo soạn thảo nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng của Chính phủ thời kỳ đầu đổi mới, trong đó có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Luật Đất đai năm 1988, các nghị định của Chính phủ về quản lý xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nhà nước, lao động, tiền lương, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, gia đình trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới…

Được giao nhiệm vụ là Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách các ngành kinh tế - kỹ thuật, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, Đồng chí đã dành nhiều thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng lạm phát phi mã và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Công tác cải tiến quản lý xí nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật có những bước phát triển mới với việc ban hành một số bộ luật quan trọng được Đồng chí chỉ đạo xây dựng hoặc tham gia xây dựng (như Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật Đất đai năm 1993, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1995, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Luật Dầu khí năm 1993, Luật Hợp tác xã năm 1996...).

Đồng chí đã cùng tập thể Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo ban hành các nghị định, quyết định về thành lập các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, về chính sách nhà ở thời kỳ đổi mới[1], các quyết định, nghị định về quyền tự chủ, tự đầu tư, tự chủ tài chính, hợp tác đầu tư với nước ngoài để phát triển các dự án có trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên các lĩnh vực quan trọng như: dầu khí, năng lượng, vận tải, hàng không, xi măng, dệt may, nông - lâm - ngư nghiệp...[2]; qua đó, mở ra một giai đoạn phát triển mạnh mẽ trên tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật. Các luật, nghị định, văn bản pháp luật liên quan trong thời kỳ này đã góp phần hình thành, từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động thuận lợi, hiệu quả trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.

Đồng chí đã cùng Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, giúp đất nước nhanh chóng vượt qua khó khăn, thách thức, duy trì ổn định vĩ mô, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Đồng chí cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và nhiều lần nhấn mạnh: “Phải xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực phải vì lợi ích của Nhân dân”. Dưới sự chỉ đạo của Đồng chí, những cải cách về thể chế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính đã từng bước được triển khai, tạo nền tảng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Về quốc phòng - an ninh, trên cương vị là Chủ tịch nước - Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng chí Trần Đức Lương đã chỉ đạo xây dựng nhiều chiến lược, chương trình, chính sách quan trọng về quốc phòng - an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong đó, Chương trình Biển Đông, hải đảo là một chương trình có tầm quan trọng đặc biệt trước mắt và lâu dài. Đồng chí Trần Đức Lương được giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban chỉ đạo, trước hết là chỉ đạo thực hiện các chương trình đánh bắt xa bờ. Các cảng cá và âu thuyền ở tất cả các hải đảo được xây dựng lần đầu, gồm Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc và các đèn hải đăng ở quần đảo Trường Sa. Đồng chí Trần Đức Lương chỉ đạo xây dựng các nhà giàn DK đầu tiên trên thềm lục địa và đề xuất lựa chọn công trình trên đảo để xây dựng cảng tàu thuyền phục vụ phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền trên biển. Đồng chí đã chỉ đạo Ban biên giới Chính phủ đàm phán thành công việc phân định biên giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển với Thái Lan, Malaysia, phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia và quyền kiểm soát không lưu trên biển vùng phía Nam (FIR-HCM).

Đồng chí cũng được Bộ Chính trị phân công phụ trách tổ công tác liên ngành (ngoại giao, quốc phòng, an ninh, nội chính...) soạn thảo Đề án bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua và ban hành Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Đây là Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính chiến lược lâu dài đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng chí cũng đã đóng góp cùng với Bộ Chính trị chỉ đạo đàm phán thành công, ký các văn kiện phân định biên giới trên bộ và biên giới trên biển (khu vực Vịnh Bắc Bộ) với Trung Quốc.

Được Bộ Chính trị phân công phụ trách Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Đồng chí đã chỉ đạo Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan tư pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp cải cách tư pháp trong toàn quốc, tạo chuyển biến cơ bản trong toàn hệ thống theo tinh thần Chỉ thị của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi mới. Đồng chí đã cùng Hội đồng Quốc phòng và An ninh thảo luận và chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, được Bộ Chính trị và Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua.

Trên mặt trận đối ngoại, phát huy kinh nghiệm dày dặn khi còn là Đại diện thường trực Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) trong giai đoạn 1987-1992, trên cương vị là Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã chỉ đạo sâu sát và thực hiện thành công nhiều chuyến thăm và tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển với các quốc gia, khu vực, tổ chức đa phương. Tiêu biểu là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tới Liên bang Nga tháng 8/1998, đã tạo bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước; trong đó, lần đầu tiên Tổng thống Nga Boris Yeltsin khẳng định Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. Đồng chí Trần Đức Lương cũng có nhiều đóng góp quan trọng góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Đồng chí đã gặp chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại New York vào tháng 9/2000 trong dịp tham dự Hội nghị Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và mời Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam; sau đó, vào tháng 11/2000, Đồng chí đã đón Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam, là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc. Đồng chí cũng đã chỉ đạo sâu sát quá trình chuẩn bị và đàm phán với Hoa Kỳ để ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 04/10/2001.

Đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều chỉ đạo quan trọng góp phần vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong tình hình mới, định hình đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, từng bước đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập APEC (1998) và chuẩn bị các bước quan trọng để gia nhập WTO (2007), mở đường cho giai đoạn hội nhập chủ động, tích cực với hàng loạt hiệp định thương mại, đầu tư song phương và đa phương mà đất nước ta đã ký kết từ đó đến nay.

Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được đồng chí Trần Đức Lương dành sự quan tâm sâu sắc. Những hình ảnh cảm động của Đồng chí với đồng bào dân tộc, người thiểu số, phụ nữ, trẻ em, các hội đoàn, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài làm lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam. Đồng chí đã có nhiều cuộc gặp mặt, phát biểu, gửi Thư với tình cảm ấm áp, sự động viên, khích lệ chân thành và định hướng chỉ đạo sâu sắc với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các anh hùng, chiến sĩ thi đua và điển hình tiên tiến xuất sắc toàn quốc; các nhà giáo, các cháu thiếu niên và nhi đồng; gặp gỡ thân mật kiều bào vui xuân đón Tết...

Là đại biểu Quốc hội từ khóa VII đến XI, Đồng chí đã gắn bó mật thiết với hoạt động lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội, đưa tiếng nói của người dân đến với Quốc hội, đồng thời góp phần nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Thúc đẩy những chính sách vì người nghèo, người yếu thế, nhất là vùng sâu vùng xa, với đồng chí Trần Đức Lương, tư tưởng “dân làm gốc”, coi trọng nguồn lực con người, “không để ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ là một phương châm hành động, mà là một tình cảm chân thành, sâu sắc với Nhân dân; trong đó dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Đồng chí, nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, phủ sóng thông tin, điện lưới, trường học, trạm y tế tại các huyện nghèo, vùng cao, biên giới được ưu tiên thực hiện.

Không chỉ là một nhà lãnh đạo có tầm vóc với nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước, đồng chí Trần Đức Lương còn là một đảng viên trung kiên, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cộng sản, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân. Ngay từ năm 1959, Đồng chí đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng và rèn luyện, cống hiến không ngừng nghỉ trong suốt 66 năm qua. Trong mọi cương vị công tác, Đồng chí luôn thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, khiêm nhường và gần gũi với Nhân dân; giữ vững sự liêm khiết, giản dị, chí công vô tư; chăm lo gìn giữ khối đoàn kết, thống nhất của Đảng. Đồng chí luôn đặt lợi ích của đất nước và Nhân dân lên trên hết, luôn trăn trở, tìm tòi những cơ chế, chính sách, giải pháp hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, vì tương lai tốt đẹp của đất nước. Sự khiêm tốn, chân thành của Đồng chí đã tạo nên hình ảnh một nhà lãnh đạo uy tín, được Nhân dân quý mến, được bạn bè quốc tế trân trọng.

Đặc biệt, đồng chí Trần Đức Lương luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng trong Đảng và trong toàn dân. Đồng chí luôn giữ vững nguyên tắc, thực hiện đúng chủ trương giải quyết các vấn đề một cách khách quan, khoa học, dựa trên thực tiễn và lợi ích quốc gia. Đồng chí là một nhà lãnh đạo mẫu mực với tinh thần làm việc nghiêm túc, sự cẩn trọng trong từng quyết sách, cùng với tấm lòng tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp chung, để lại một tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp, lan tỏa nhiều giá trị quan trọng, cả trong chính sách, trong tinh thần và trong ký ức của đồng bào, của những người từng được cùng đồng hành, cùng làm việc với Đồng chí trên các cương vị công tác khác nhau.

Sau khi được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ, đồng chí Trần Đức Lương vẫn luôn đau đáu, trăn trở, tâm huyết và tiếp tục có những ý kiến đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Mỗi khi các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tôi đến thăm, Đồng chí đều trao đổi sâu sắc về những vấn đề quan trọng, mang tầm chiến lược và căn dặn phải có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của Nhân dân, đặc biệt là phải chú trọng hơn nữa công tác rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930-03/02/2025), Đồng chí đã được trao tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng. Đồng chí cũng đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhì (năm 1995) và Huân chương Sao vàng (tháng 12/2007) - Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước dành tặng những người có đóng góp đặc biệt xuất sắc đối với đất nước. Đồng thời, Đồng chí còn nhận nhiều Huân chương và danh hiệu cao quý do bạn bè quốc tế trao tặng[3]. Những phần thưởng quý giá này là sự ghi nhận và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế dành cho Đồng chí Trần Đức Lương về những đóng góp to lớn và xuất sắc của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Những kinh nghiệm thực tiễn và đóng góp, cống hiến của đồng chí Trần Đức Lương là tài sản quý giá cho những thế hệ hôm nay và mai sau học tập, trân trọng giữ gìn và tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Những di sản, đóng góp quan trọng và bài học kinh nghiệm sâu sắc từ cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Trần Đức Lương vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta hôm nay, đặc biệt là trong quá trình triển khai thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy và các quyết sách “Bộ tứ trụ cột” của Bộ Chính trị để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định.

Cuộc đời và sự cống hiến không ngừng nghỉ của Đồng chí Trần Đức Lương là nguồn cảm hứng cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân ta, cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau viết tiếp những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đồng chí mãi là tấm gương sáng để đồng bào, đồng chí, cán bộ và chiến sĩ cả nước trân trọng, học tập và noi theo, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.

*****

[1] Nghị định của Chính phủ số 60-CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định của Chính phủ số 61-CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

[2]Những dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn này có thể kể đến như: xây dựng thủy điện Yaly, Trị An; xây dựng đường dây tải điện cao thế Bắc Nam 500 kV; dự án khai thác dầu khí mỏ Bạch Hổ; dự án đưa khí từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền và xây dựng cụm công nghiệp khí - điện - đạm Phú Mỹ; các công trình thủy lợi khai thác tứ giác Long Xuyên; hoàn thành cải tạo các tuyến quốc lộ trọng yếu của đất nước (quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 51, quốc lộ 18...).

[3]Trong đó có danh hiệu Giáo sư danh dự Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga (năm 1998); Huân chương José Marti của Chính phủ Cuba (năm 2000); Huân chương Agricola, Chương trình Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (năm 2002); Huân chương Công trạng cao quý của Chính phủ Công-gô (năm 2002); Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp (năm 2002)…

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint Petersburg lần thứ XIII: Cơ hội hợp tác của Hội Luật gia Việt Nam với nhiều tổ chức pháp luật quốc tế

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint Petersburg lần thứ XIII: Cơ hội hợp tác của Hội Luật gia Việt Nam với nhiều tổ chức pháp luật quốc tế

(PLVN) - Như đã đưa tin, từ ngày 19 - 21/5/2025, tại Saint Petersburg – Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn pháp luật quốc tế Saint Petersburg lần thứ XIII. Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đoàn của TW Hội tham dự diễn đàn. Trong những ngày tham dự, Hội Luật gia đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Hội Luật gia và tổ chức Luật sư một số nước để trao đổi về cơ hội hợp tác giữa hai bên.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24/5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình

Lễ treo cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình

Đúng 6h ngày 24/5, Bộ tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá quốc kỳ và thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình, bắt đầu Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày 24 và 25/5. Mặc dù trời mưa to từ sáng sớm nhưng Lễ treo cờ rủ vẫn được diễn ra một cách trang nghiêm tại Quảng trường Ba Đình.
Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24/5/2025, tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương theo nghi thức Quốc tang.
Thủ tướng: Thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan doanh nghiệp trong năm 2025

Thủ tướng: Thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan doanh nghiệp trong năm 2025

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, bảo đảm đến cuối năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp phải được thực hiện trực tuyến, thông suốt, minh bạch và không còn phụ thuộc địa giới hành chính.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc trao tặng 50 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc trao tặng 50 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

PLVN- Sáng 23/5, tại trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã về thăm và trao học 50 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập.
Rà soát, sắp xếp các trụ sở của Bộ Tư pháp trên địa bàn Hà Nội

Rà soát, sắp xếp các trụ sở của Bộ Tư pháp trên địa bàn Hà Nội

(PLVN) - Sáng 22/5, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì cuộc họp với Cục Kế hoạch – Tài chính và một số đơn vị về rà soát, sắp xếp các trụ sở của Bộ Tư pháp trên địa bàn Hà Nội.
Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận Nghị quyết về miễn học phí tại các cơ sở giáo dục

Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận Nghị quyết về miễn học phí tại các cơ sở giáo dục

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 22/5 Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

(PLVN) - Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chính thức rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

Chính thức rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

(PLVN) - Sáng nay (21/5), với 449/449 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,93% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Thủ tướng: Ưu tiên bố trí trụ sở cho y tế, giáo dục và văn hóa cộng đồng

Thủ tướng: Ưu tiên bố trí trụ sở cho y tế, giáo dục và văn hóa cộng đồng

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án xử lý các trụ sở bỏ không hoặc sử dụng kém hiệu quả, đồng thời gợi ý ưu tiên bố trí cho lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa cộng đồng.
Mở đường, khuyến khích, khơi thông

Mở đường, khuyến khích, khơi thông

(PLVN) - “Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại; năng suất lao động, năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế; chất lượng tăng trưởng chưa thực sự bền vững; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình cao vẫn hiện hữu. Môi trường kinh doanh tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rào cản; hạ tầng thiếu đồng bộ; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chưa hoàn thiện”, là những thách thức của nền kinh tế đất nước, được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai các Nghị quyết 66-NQ/TW và 68-NQ/TW, vừa diễn ra tại Hà Nội.
dai-phu-phat
tp
Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint Petersburg lần thứ XIII: Cơ hội hợp tác của Hội Luật gia Việt Nam với nhiều tổ chức pháp luật quốc tế

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint Petersburg lần thứ XIII: Cơ hội hợp tác của Hội Luật gia Việt Nam với nhiều tổ chức pháp luật quốc tế

(PLVN) - Như đã đưa tin, từ ngày 19 - 21/5/2025, tại Saint Petersburg – Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn pháp luật quốc tế Saint Petersburg lần thứ XIII. Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đoàn của TW Hội tham dự diễn đàn. Trong những ngày tham dự, Hội Luật gia đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Hội Luật gia và tổ chức Luật sư một số nước để trao đổi về cơ hội hợp tác giữa hai bên.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24/5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phục bắt 'ông trùm' đường dây đánh bạc xuyên quốc gia 1.300 tỷ đồng tại Lào

Phục bắt 'ông trùm' đường dây đánh bạc xuyên quốc gia 1.300 tỷ đồng tại Lào

(PLVN) - Một băng nhóm tội phạm do người Việt cầm đầu, tổ chức đánh bạc trực tuyến quy mô cực lớn tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), vừa bị Công an Việt Nam phối hợp với Công an Lào triệt phá. Chỉ trong 5 tháng, đường dây này đã vận hành các website cá độ bóng đá, baccarat, tài xỉu… với số tiền giao dịch gần 1.300 tỷ đồng.
Công an tỉnh Nam Định khởi tố 2 đối tượng tội "Cưỡng đoạt tài sản"

Công an tỉnh Nam Định khởi tố 2 đối tượng tội "Cưỡng đoạt tài sản"

(PLVN) - Ngày 22/5, Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố 2 bị can Phạm Đình Hùng và Trần Đình Hoàng về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”.
Cựu Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre bị cáo buộc gây thiệt hại cho ngân sách hơn 5 tỉ đồng

Cựu Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre bị cáo buộc gây thiệt hại cho ngân sách hơn 5 tỉ đồng

(PLVN) - Cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre bị khởi tố về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 5 tỉ đồng.
Báo Pháp luật Việt Nam được công nhận đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024

Báo Pháp luật Việt Nam được công nhận đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024

(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp kiểm tra tình hình, tiến độ triển khai dự án Đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp kiểm tra tình hình, tiến độ triển khai dự án Đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Trường Đại học Công đoàn tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc gia về du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Trường Đại học Công đoàn tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc gia về du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.

Người dân bật khóc khi được tận mắt chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Người dân bật khóc khi được tận mắt chiêm bái Xá lợi Đức Phật

(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.

Đề xuất bỏ quy định về công bố hợp quy vì quá lãng phí

Đề xuất bỏ quy định về công bố hợp quy vì quá lãng phí

(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.

Hải Phòng: Tự hào thành phố Cảng trong Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng

Hải Phòng: Tự hào thành phố Cảng trong Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng

(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.

Trường Đại học Luật Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng và công bố nhân sự lãnh đạo mới

Trường Đại học Luật Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng và công bố nhân sự lãnh đạo mới

(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.

Bắc Giang: 2 thửa đất cấp chồng 3 cuốn sổ đỏ, ra toà nhưng vẫn chưa có hồi kết

Bắc Giang: 2 thửa đất cấp chồng 3 cuốn sổ đỏ, ra toà nhưng vẫn chưa có hồi kết

(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.

Chạm: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Bút lực và Trái tim

Chạm: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Bút lực và Trái tim

(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.

Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!

Cảnh sát khống chế thành công người đàn ông "ngáo đá" cầm dao rựa gây rối trên đường

Cảnh sát khống chế thành công người đàn ông "ngáo đá" cầm dao rựa gây rối trên đường

(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.