Thứ hai 12/05/2025 18:46
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(PLVN) - "Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới", Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bài viết "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ", đồng thời nêu rõ cần tập tập trung vào một số công tác cấp bách để thực hiện thắng lợi nghị quyết này.

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm:

1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn của Đảng ta ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong đó, chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “là làm cho dân giàu, nước mạnh”[1]; với đặc trưng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”[2].

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng tỏ rằng, hoạt động sản xuất vật chất của con người là cơ sở, nguồn gốc, nguyên nhân quyết định nhất tới sự biến đổi xã hội; sản xuất là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người, mang đến sự hợp tác, yếu tố cạnh tranh thúc đẩy sản xuất lên tầm cao mới, đồng thời cũng chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Theo quan niệm của Mác, biến đổi xã hội thực chất và trước hết là sự biến đổi của nền sản xuất vật chất và biến đổi của nền sản xuất vật chất chính là sự biến đổi trung tâm quan trọng nhất quyết định sự biến đổi xã hội. Trong lộ trình biến đổi xã hội, biến đổi về cơ cấu kinh tế kéo theo biến đổi về cơ cấu xã hội và biến đổi hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội. Xuất phát từ “sự thật hiển nhiên,… trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học,…”[3], chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng để con người có thể sống, tồn tại, phát triển thì tất yếu con người phải sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Đồng thời, "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"[4].

Bên cạnh đó, theo V.I. Lê-nin, năng suất lao động cao phản ánh bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản; là tiêu chuẩn quan trọng nhất, chủ yếu nhất tạo nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội “Xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ mới. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng thấy dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn và sẽ bị đánh bại hẳn vì chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động mới cao hơn nhiều”[5].

Như vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã xác định, hoạt động sản xuất vật chất của con người có ý nghĩa quyết định nhất, với năng suất lao động cao là yếu tố then chốt. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo ra những biến đổi xã hội tích cực, khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; qua đó, hoàn thành thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, chuyển sang giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa như Mác đã dự báo trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta “Khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào - chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”[6].

2. Thực tiễn phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và Nga, cũng như qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam đã để lại những bài học hết sức quý báu. Với Nga, ngay cả trong thời kỳ phát triển kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Chính sách kinh tế mới phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, của V. Lênin từ năm 1921 đến năm 1991 đã giúp kinh tế Nga phát triển vượt bậc. Trong thời kỳ này, Nước Nga cùng với nhiều nước kém phát triển khác trong Liên bang Xô viết trở thành cường quốc đạt tới trình độ cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, vũ trụ. Với Trung Quốc, bắt đầu từ chính sách “Cải cách và Mở cửa” năm 1978, sửa đổi hiến pháp năm 1988 theo hướng tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp tư nhân, công nhận kinh tế tư nhân là một phần quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV năm 1997, cam kết bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh, kinh tế tư nhân của Trung Quốc đã có bước phát triển bùng nổ, với sự ra đời của nhiều tập đoàn lớn không chỉ thống trị thị trường nội địa mà còn vươn ra thị trường quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực công nghệ, viễn thông và thương mại điện tử. Hàng loạt doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn trong các ngành công nghiệp như sản xuất, dịch vụ, đặc biệt là công nghệ cao đã đóng góp hơn 60% GDP, tạo ra 80% việc làm ở thành thị và hơn 70% phát minh, sáng chế trong nền kinh tế Trung Quốc.

Ở Việt Nam, với việc nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận chính thức trong văn kiện Đại hội VI của Đảng; khẳng định khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển ở Đại hội VII và tiếp tục nhấn mạnh ở Đại hội VIII; có bước phát triển tại Đại hội IX khi Đảng ta khẳng định kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, lần đầu tiên ban hành Nghị quyết chuyên đề “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; nhấn mạnh vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế và quy định cụ thể vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân ở Đại hội X; khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát về vai trò của kinh tế tư nhân như là một động lực quan trọng của nền kinh tế tại Đại hội XII, XIII, kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển khởi sắc. Từ chỗ chỉ tồn tại “thoi thóp”, “cầm chừng” trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bị phân biệt đối xử không chỉ trong ý thức xã hội mà trong cả cơ chế, chính sách nhà nước, kinh tế tư nhân đã vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho xã hội, phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có ở mỗi địa phương cũng như trong cả nước, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, khẳng định vai trò, động lực quan trọng trong hội nhập quốc tế.

Có thể thấy, với tầm nhìn, chính sách đúng đắn, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân là sự lựa chọn sống còn để thúc đẩy sản xuất vật chất, tạo ra sự biến đổi xã hội, “sức bật” về trình độ công nghệ, đào tạo nghề, gia tăng khả năng hấp thu vốn, thúc đẩy tăng năng suất lao động, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Để phát triển kinh tế tư nhân, vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những thay đổi có tính bước ngoặt về tư duy, nhận thức, hành động, tạo thành đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng so với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước trước đây.

3. Ngày 04/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách, sau đây:

Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Ngay trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Quốc hội sẽ thảo luận và ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân với các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, khả thi, hiệu quả. Lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết 68 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, định kỳ hằng tháng rà soát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của các bộ, ngành, địa phương, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lúng túng, thực hiện theo cách riêng gây mất hiệu lực chính sách Trung ương. Thường xuyên công khai kết quả thực hiện, lấy đây là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, nhất là đối với người đứng đầu. Thúc đẩy, tạo sự đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”, đảm bảo nguyên tắc “nói đi đôi với làm” thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Chính phủ sớm ban hành Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chuyển toàn bộ quy trình hành chính sang hậu kiểm, trừ một số lĩnh vực đặc thù (an ninh, quốc phòng…); có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm công vụ của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp trong hỗ trợ doanh nghiệp, gắn với công tác thi đua, khen thưởng; chuẩn hóa toàn bộ quy trình cấp phép đầu tư theo mô hình điện tử, rút ngắn thời gian công bố kết quả.

Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Nghiên cứu xây dựng Luật phát triển kinh tế tư nhân và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm thể chế hoá đầy đủ các chủ trương nêu tại Nghị quyết số 68. Trong đó, thiết lập hệ thống cạnh tranh công bằng, xác định rõ danh sách các hành vi tác động tiêu cực đến tiếp cận thị trường và phân biệt đối xử trong cạnh tranh thị trường đối với kinh tế tư nhân. Tạo ra cơ chế thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ tài chính, yêu cầu các tổ chức tài chính thiết lập hệ thống đánh giá tín dụng phù hợp với kinh tế tư nhân và hỗ trợ tài chính. Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong các dự án lớn, trọng điểm quốc gia và thiết lập các cơ sở hạ tầng nghiên cứu đổi mới sáng tạo quốc gia. Thiết lập hệ thống bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường, phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp kinh tế và tội phạm hình sự, nghiêm cấm các hành vi lạm dụng pháp luật trong quản lý thị trường. Đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ dịch vụ thủ tục và chính sách cho kinh tế tư nhân, chuẩn hoá các thủ tục hành chính và chính sách. Sửa đổi Bộ luật Hình sự, tách bạch rõ hành vi gian lận - trục lợi với sai sót hành chính thông thường.

Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.Triển khai ngay gói tín dụng ưu đãi riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng nhà nước. Dành quỹ đất ưu tiên 5-10% tại các khu công nghiệp công nghệ cao cho startup thuê với giá ưu đãi. Mở rộng mô hình sandbox pháp lý toàn quốc, cho phép thử nghiệm thực tế với fintech, AI, nông nghiệp số trong khung thời gian bảo vệ pháp lý rõ ràng. Xây dựng trung tâm tư vấn pháp lý miễn phí hoặc trợ giá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước, có kiến thức và năng lực quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có trách nhiệm với người lao động và cộng đồng xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia phản biện chính sách, đóng góp vào quá trình hoạch định và thực thi chiến lược phát triển. Các bộ ngành khi xây dựng luật, nghị định cần lắng nghe thấu đáo ý kiến của người dân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nhân thực chiến. Hỗ trợ ngân sách và chuyên môn để xây dựng các hiệp hội ngành nghề mạnh, độc lập, có năng lực phản biện chính sách. Khuyến khích thành lập Hội đồng doanh nhân tư nhân cấp quốc gia, tư vấn trực tiếp cho Chính phủ trong chiến lược kinh tế - công nghiệp dài hạn.

Chúng ta có truyền thống quật cường, lòng yêu nước nồng nàn, cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở chính trị - pháp lý chặt chẽ, toàn diện; với khát vọng, ý chí, sự thống nhất đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, doanh nhân và toàn dân trong thực hiện mục tiêu “ổn định, phát triển chất lượng cao, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân”, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết, sớm đưa kinh tế tư nhân phát triển xứng tầm, thật sự trở thành động lực quan trọng nhất, trụ cột bảo đảm sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế quốc gia, hiện thực khát vọng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

TÔ LÂM

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

----------

[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t.9, tr.446.

[2] Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, phần II, Nxb CTQG, H.2019, tr.502.

[3] Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, t.19, tr.166.

[4] Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, sđd, t.23, tr.269.

[5] V.I. Lê-nin, toàn tập, Nxb CTQG, H.2005, t. 39, tr. 25

[6] Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, sđd, t.19, tr.36

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về một số cơ chế đặc biệt, đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về một số cơ chế đặc biệt, đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngay sau thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 10/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc Phiên họp thứ 45 và nghe Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú báo cáo về dự thảo Nghị quyết của QH về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác truyền thống về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga

Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác truyền thống về pháp luật và tư pháp Việt Nam - Liên bang Nga

(PLVN) -Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 8 – 11/5/2025 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, ngày 10/5/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp Liên bang Nga, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Liên bang Nga Konstantin Anatolyevich Chuychenko đã có cuộc hội đàm song phương. Cùng ngày, dưới sự chứng kiến của của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hai Bộ trưởng đã trao Chương trình hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2026 – 2027.
Khai mạc Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(PLVN) - Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 45.
Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cấp mỏ vật liệu tại các địa phương

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cấp mỏ vật liệu tại các địa phương

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp điều chuyển, chia sẻ vật liệu cho các dự án; đặc biệt yêu cầu Bộ Công an và cơ quan chức năng liên quan vào cuộc thanh tra, kiểm tra, điều tra việc cấp mỏ vật liệu và kinh doanh vật liệu san lấp tại các địa phương; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Sẽ thông báo chủ trương dự kiến nhân sự chủ chốt 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sẽ thông báo chủ trương dự kiến nhân sự chủ chốt 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân phải mang tính

Các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân phải mang tính 'đòn bẩy, điểm tựa'

(PLVN) - Theo Thủ tướng, các cơ chế, chính sách phải mang tính "đòn bẩy, điểm tựa", sát tình hình, phù hợp với điều kiện hiện nay, tạo tâm lý hứng khởi, phát huy tinh thần tự tin, tự lực, tự cường, tự hào trong vươn lên phát triển...
Thanh tra Bộ GD&ĐT được bàn giao về Thanh tra Chính phủ

Thanh tra Bộ GD&ĐT được bàn giao về Thanh tra Chính phủ

Ngày 7/5, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ.
Ông Hoàng Nam được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Ông Hoàng Nam được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

(PLVN) - Ông Hoàng Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa được Thủ tướng Chính phủ Quyết định giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026 cho đến khi kiện toàn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, đúng pháp luật

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, đúng pháp luật

(PLVN) - Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả, thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa

(PLVN) - Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn vinh dự cùng tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

(PLVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
Bộ Tư pháp quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ Tư pháp quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị

(PLVN) - Chiều 4/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về một số cơ chế đặc biệt, đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về một số cơ chế đặc biệt, đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngay sau thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 10/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc Phiên họp thứ 45 và nghe Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú báo cáo về dự thảo Nghị quyết của QH về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Mở ra một giai đoạn mới hợp tác pháp luật với Belarus

Mở ra một giai đoạn mới hợp tác pháp luật với Belarus

(PLVN) - Ngày 12/5/2025, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Alexander Lukashenko, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Belarus Kovalenko Evgeny Iosifovich đã trao Chương trình hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2025 - 2027.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

(PLVN) - Sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Minsk, Belarus, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 11-12/5, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko.
Hôm nay xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 26 bị cáo khác

Hôm nay xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 26 bị cáo khác

(PLVN) - Sáng nay (12/5), TAND TP Hà Nội đưa cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo khác trong vụ án buôn lậu đất hiếm ở Yên Bái ra xét xử.
Bắt giữ nhóm trộm 'nhí' chuyên đi trộm xe máy, 2 đối tượng còn đi học

Bắt giữ nhóm trộm 'nhí' chuyên đi trộm xe máy, 2 đối tượng còn đi học

(PLVN) - Công an Nghệ An mới bắt giữ nhóm đối tượng tuổi 14 - 16 về hành vi trộm cắp tài sản.
Mâu thuẫn tình cảm, người đàn ông phóng hỏa đốt nhà khiến 3 người tử vong

Mâu thuẫn tình cảm, người đàn ông phóng hỏa đốt nhà khiến 3 người tử vong

(PLVN) - Cơ quan CSĐT công an TP HCM mới ra Quyết định tạm giữ đối với Huỳnh Minh Trung (sinh năm - SN 1982, ngụ thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) để điều tra về hành vi “giết người”.
Trường Đại học Luật Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng và công bố nhân sự lãnh đạo mới

Trường Đại học Luật Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng và công bố nhân sự lãnh đạo mới

(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.

Bắc Giang: 2 thửa đất cấp chồng 3 cuốn sổ đỏ, ra toà nhưng vẫn chưa có hồi kết

Bắc Giang: 2 thửa đất cấp chồng 3 cuốn sổ đỏ, ra toà nhưng vẫn chưa có hồi kết

(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.

Chạm: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Bút lực và Trái tim

Chạm: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Bút lực và Trái tim

(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.

Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!

Cảnh sát khống chế thành công người đàn ông "ngáo đá" cầm dao rựa gây rối trên đường

Cảnh sát khống chế thành công người đàn ông "ngáo đá" cầm dao rựa gây rối trên đường

(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.

Bộ Tư pháp: Chuyến công tác ý nghĩa tại Trường Sa - Một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

Bộ Tư pháp: Chuyến công tác ý nghĩa tại Trường Sa - Một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.

30/4 – Mùa du lịch đỏ: Tour về nguồn có còn hấp dẫn giới trẻ?

30/4 – Mùa du lịch đỏ: Tour về nguồn có còn hấp dẫn giới trẻ?

(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?