Trong số các quy định mới, EU kiểm soát chặt chẽ dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên nông sản nhập khẩu, theo Quy định 2023/915, một số hóa chất bị cấm hoàn toàn, mức dư lượng cadmium tối đa cũng giảm đối với nhiều loại trái cây như dâu, cam quýt, xoài, chuối và dứa.
Ngoài ra, các siêu thị Bắc Âu có tiêu chuẩn riêng, thậm chí còn khắt khe hơn quy định chung của EU, buộc doanh nghiệp phải đáp ứng không chỉ yêu cầu tối thiểu mà còn đảm bảo chất lượng vượt trội nếu muốn thâm nhập sâu vào thị trường này.
Bên cạnh đó, chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate) là điều kiện bắt buộc để nông sản tươi nhập khẩu vào EU, đảm bảo sản phẩm không mang sinh vật gây hại. Tuy nhiên, một số mặt hàng như chuối, dừa, chà là, dứa và sầu riêng được miễn yêu cầu này.
Để tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm, EU cũng áp dụng tỷ lệ kiểm tra cao hơn với các sản phẩm có nguy cơ dư lượng hóa chất cao, chẳng hạn 50% ớt từ Cộng hòa Dominica, 30% cam và ớt từ Ai Cập, 10% đậu và 20% ớt từ Kenya bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
Hiện chưa có quy định cụ thể đối với Việt Nam, nhưng nếu doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng, nguy cơ bị đưa vào danh sách kiểm soát gắt gao là rất cao.
Trước tình hình này, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ điển khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động kiểm soát lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định.
Việc kiểm nghiệm tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu là cần thiết để tránh rủi ro bị từ chối tại cửa khẩu EU. Đồng thời, doanh nghiệp phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch trong nước để đảm bảo quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận đúng chuẩn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng tại nguồn, đặc biệt với các mặt hàng như ớt, đậu và trái cây nhiệt đới để tránh bị đưa vào danh mục rủi ro cao.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của EU không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản xuất khẩu mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín, mở rộng thị phần tại Bắc Âu. Thay vì coi đây là trở ngại, doanh nghiệp có thể tận dụng tiêu chuẩn EU để tạo lợi thế cạnh tranh, quảng bá cam kết chất lượng thông qua các chứng nhận quốc tế như GlobalGAP, tham gia hội chợ thương mại để kết nối với các nhà nhập khẩu lớn.
Ngoài ra, việc đầu tư vào sản xuất bền vững cũng là xu hướng tất yếu khi người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường. Chứng nhận như Rainforest Alliance hoặc Fairtrade có thể giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời áp dụng mô hình sản xuất hữu cơ sẽ giúp tối ưu hóa cơ hội xuất khẩu.
“Mặc dù các quy định mới của EU đặt ra không ít thách thức, nhưng nếu doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe và đầu tư vào phát triển bền vững, đây sẽ là cơ hội lớn để nâng cao vị thế trên thị trường Bắc Âu. Việc thích nghi với các quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì xuất khẩu mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài” - Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ điển nhận định.
Thanh Hà
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.