Độc đáo chợ giao duyên trên triền núi
Chợ tình Phong Lưu huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) được diễn ra vào ngày 30/3 và ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Ngoài việc trao đổi, mua bán hàng hóa do chính những bàn tay lao động cần cù của bà con nông dân làm ra, đây còn là dịp để hẹn hò, tặng quà của các chàng trai, cô gái; trổ tài hát dân ca giao duyên các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô cùng những vũ điệu đậm đà bản sắc văn hóa của quê hương Bảo Lạc. Các chàng trai, cô gái dân tộc Nùng giao lưu hát giao duyên, hẹn hò. Nam, nữ dân tộc Mông say sưa, quấn quýt bên những điệu múa khèn độc đáo...
Chợ tình Sa Pa là một nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy ở vùng cao Lào Cai nói riêng và vùng Tây Bắc nước ta nói chung từ xa xưa. Chợ phiên Sa Pa thường họp vào cuối tuần, nam thanh, nữ tú ở các làng bản đến trước buổi chợ để cùng qua đêm gặp gỡ, giao lưu tình cảm (thường là chơi trò kéo co, thổi khèn lá, hát giao duyên…) theo phong tục truyền thống của dân tộc mình. Sau đêm đi chơi chợ phiên, nhiều đôi trai gái đã trở nên thân thiết và hẹn gặp lại trong phiên chợ sau.
Chợ tình Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) là phiên chợ mỗi năm một lần vào ngày 11 tháng giêng. Vào ngày này, trên khắp trên các sườn đồi, bờ suối đều vang lên âm thanh tha thiết của những chiếc kèn môi gọi bạn, những câu Sli, Lượn, Sloonghao… Những chàng trai, cô gái, ai cũng diện cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, độc đáo nhất để đến chợ, những sắc áo chàm xanh ngắt, xanh như màu rừng núi quê hương. Họ hát với nhau tại bất kỳ địa điểm nào có thể hát, mới đầu họ hát với theo từng đoàn để làm quen, sau họ bắt đầu hát riêng thành từng cặp. Cứ như vậy họ hát cả ngày, cả đêm và cũng trong hoàn cảnh như vậy mà có biết bao đôi trai gái đã gặp nhau và nên duyên vợ chồng.
Đây là các phiên chợ truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn và đã trở thành huyền thoại đối với du khách trong nước và quốc tế.
Tái hiện những phiên chợ tình
Hàng năm, nhiều tỉnh tổ chức Lễ hội chợ tình nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên triền núi. Lễ hội chợ tình Phong Lưu Khâu Vai năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 24/4/2025 (tức ngày 27/3 Âm lịch) tại khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai và Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tại đây, du khách được tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn cũng như mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: màn hát lượn đối đáp dân tộc Tày hoặc dân tộc Nùng, hát đối đáp giao duyên tìm bạn của dân tộc Sán Chỉ, tục giật khăn của dân tộc Dao hay hát đối đáp và múa khèn của dân tộc Mông, khám phá tìm hiểu phong tục các thiếu nữ trang điểm bên đường trước khi vào chợ... Được biết, Lễ hội chợ tình Phong Lưu Khâu Vai 2024 đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như tái hiện tục lệ hẹn hò, giao duyên, trình diễn trang phục dân tộc và các trò chơi dân gian.
Tại các chợ tình Phong Lưu huyện Bảo Lạc, chợ tình Sa Pa, chợ tình Tân Sơn, chợ tình Phong Lưu Khâu Vai, các chàng trai, cô gái hát giao duyên bộc lộ một tình yêu trong sáng, một khát vọng muốn được xây đắp tình yêu cùng với người bạn hát. Những câu hát của đồng bào tuy mộc mạc nhưng rất đỗi chân thành. Họ bày tỏ tình cảm, đồng thời thổ lộ cả những khó khăn của bản thân, của gia đình với người bạn hát. Nếu người bạn hát thông cảm thì họ có thể cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Cuối mỗi cuộc hát đó là lúc khó chia tay nhất. Họ hẹn nhau vào ngày này sang năm sẽ gặp lại, chúc gia đình mạnh khỏe, chúc cho mọi sự bình an. Có những đôi trai gái qua ngày hội hát, họ tất bật chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại nhất của đời người đó là ngày cưới.
Các lễ hội chợ tình vùng cao đã trở thành “bảo tàng” sống sinh động, tái hiện lại các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trên triền núi. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đó lan tỏa trong cộng đồng, trở thành những giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia và hơn thế.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.