Múa rối nước từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Loại hình nghệ thuật độc đáo này xuất hiện từ thời kỳ nhà Lý và nhanh chóng phát triển tại vùng đồng bằng sông Hồng – nơi được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
![]() |
Nghệ thuật múa rối nước mang đậm giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. |
Ban đầu, múa rối nước gắn liền với các lễ hội dân gian và nghi lễ tôn giáo, thường được biểu diễn trên mặt nước của ao làng, hồ nước hay sông ngòi. Những con rối thô sơ chỉ với các động tác đơn giản như nhấp nháy, di chuyển, hay múa lượn đã tái hiện sinh động cuộc sống thường ngày và các nhân vật quen thuộc trong truyện dân gian.
Qua thời gian, kỹ thuật chế tác và điều khiển rối ngày càng được cải tiến. Các con rối không chỉ di chuyển linh hoạt mà còn biểu đạt cảm xúc một cách chân thực, mang đến sức sống mãnh liệt cho từng màn trình diễn.
Múa rối nước không chỉ dừng lại ở vai trò của một trò chơi giải trí, mà đã trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo, phản ánh đậm nét văn hóa dân gian và lối sống của người dân vùng châu thổ sông Hồng.
Bàn tay đằng sau con rối
Mặc dù sân khấu múa rối nước ngày càng vắng bóng người xem, nhưng vẫn có những nghệ nhân tâm huyết, miệt mài thắp lửa đam mê, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống cha ông.
![]() |
Nhờ đam mê và trách nhiệm, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã và đang góp phần gìn giữ và phát triển một di sản văn hóa quý báu, giúp nghệ thuật múa rối nước tiếp tục trường tồn với thời gian. |
Đằng sau sự thành công của múa rối nước là những tháng ngày âm thầm cống hiến của nghệ nhân tạo hình rối.
Làng Đào Thục, bên dòng sông Cà Lồ, nổi tiếng với nghệ thuật múa rối nước. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi tận tâm chế tác và gìn giữ loại hình nghệ thuật này. Từ sự tự mày mò, ông đã trở thành người duy nhất tại làng mang trọng trách bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.
Với ông Phi, mỗi con rối không chỉ là sản phẩm thủ công, mà còn mang trong mình "hồn cốt" của dân tộc. Những chuyển động mềm mại được điều khiển hoàn toàn bằng tay thể hiện sự kỳ công và sáng tạo của người nghệ nhân. Ông Phi khẳng định: “Mỗi con rối là một đứa con tinh thần, có cá tính riêng, không con nào giống con nào.”
![]() |
Mỗi con rối đều mang một linh hồn, một câu chuyện riêng. |
Không chỉ dừng lại ở chế tác, ông còn nỗ lực truyền bá giá trị của nghệ thuật này qua việc chia sẻ câu chuyện và lịch sử múa rối nước đến cộng đồng. Nghệ nhân cũng ấp ủ xây dựng một dự án dịch tài liệu múa rối nước sang nhiều thứ tiếng, nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Những câu chuyện chưa kể sau tấm mành
Nhà rối hay buồng trò, là nơi các nghệ sĩ múa rối nước đứng khuất sau màn nước, khéo léo điều khiển từng chuyển động, biến sân khấu thành thế giới sống động và đầy chất thơ. Tuy nhiên, sau ánh hào quang của mỗi vở diễn là biết bao gian truân mà ít ai thấu hiểu.
Gắn bó hàng chục năm với Nhà hát Múa rối Thăng Long, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Hương chính là minh chứng cho sự bền bỉ của những nghệ sĩ múa rối nước. Thời kỳ khó khăn những năm 1990, khi điều kiện làm việc còn thiếu thốn, các nghệ sĩ phải diễn trong môi trường nước lạnh buốt mà không có quần áo bảo hộ. Công việc lâu ngày dưới nước khiến nhiều người, trong đó có bà, phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như bệnh khớp hay da liễu.
![]() |
NSƯT Nguyễn Thị Thanh Hương miệt mài luyện tập tại nhà hát múa rối Thăng Long. |
Không chỉ chịu điều kiện khắc nghiệt, các nghệ sĩ còn trải qua những hành trình gian khổ để mang nghệ thuật đến với khán giả. Những chuyến lưu diễn bắt đầu từ sáng sớm, với phần thưởng sau mỗi vở diễn đôi khi chỉ là bữa cơm đơn sơ. Nhưng chính những khó khăn đó đã hun đúc trong họ tình yêu nghề, tình đồng đội và niềm tự hào với nghệ thuật truyền thống.
NSƯT Bạch Quốc Khanh, một người nghệ sĩ tận tâm, đã từng trải qua những giai đoạn chông chênh khi đứng trước lựa chọn giữa từ bỏ hay tiếp tục con đường đầy gian truân này.
Khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp, ông bất ngờ rời xa ánh đèn sân khấu để theo học đạo diễn. Quyết định ấy đưa ông đến một hành trình tìm kiếm bản thân kéo dài 4 năm. Sau khi trở lại nhà hát, ông bắt đầu từ những vai diễn nhỏ nhất, như người dân làng hay con cá, thay vì đảm nhận các vai chính như đồng nghiệp cùng trang lứa. Dù vậy, ông không hề nản chí. “Tôi thấy được vị trí và giá trị của bản thân mình khi đồng điệu cùng với những con rối. Nếu lúc đó tôi không đủ dũng cảm để đối mặt và chấp nhận làm lại từ đầu, có lẽ đến giờ tôi vẫn chỉ là một người đứng bên lề." - ông nói.
![]() |
NSƯT Bạch Quốc Khanh đắm mình trong buổi diễn tập trước giờ biểu diễn. |
Đối với ông, mỗi buổi diễn là sự hòa quyện giữa tình yêu nghệ thuật và trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống. Những khó khăn không làm ông chùn bước mà càng hun đúc thêm ngọn lửa đam mê với nghề. Đó là ngọn lửa được nuôi dưỡng bởi sự trân quý của khán giả, niềm tự hào trong từng cống hiến và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa Việt Nam.
Múa rối nước dân gian đang đứng trước nhiều thách thức lớn với nguy cơ bị mai một do sự phát triển hiện đại của khoa học công nghệ và nhu cầu giải trí mới trong thời đại 4.0. Nhằm bảo tồn giá trị văn hóa này, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã thực hiện nhiều dự án thiết thực, từ việc xây dựng các chương trình kịch mục đảm bảo tính dân tộc và hiện đại đến tổ chức biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và quốc tế.
![]() |
Nhà hát cũng sưu tầm, bảo tồn và sáng tạo các loại hình múa rối mới, đồng thời nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn. Hoạt động giao lưu quốc tế còn giúp Nhà hát học hỏi, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật múa rối thế giới, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Nhờ vào những nỗ lực không ngừng, Nhà hát đã trở thành một điểm đến thu hút, với các suất diễn liên tục suốt 365 ngày trong năm, khẳng định vị thế hàng đầu của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Những hoạt động bảo tồn và phát huy này không chỉ bảo vệ di sản văn hóa mà còn đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng, góp phần giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa truyền thống đến bạn bè quốc tế
![]() |
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.
(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.
(PLM) - Vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với Đại diện Ban tổ chức Chương trình caravan Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức "Sự kiện tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn giao thông học đường - lần 3 tại Cà Mau".
Tới tham dự buổi họp về phía Ban ATGT tỉnh Cà Mau có ông Nguyễn Thanh Bằng - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, ông Tạ Minh Vũ - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Kiều Minh Được - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh, bà Phạm Như Quỳnh - Đại diện Sở Tài chính, cùng phóng viên Báo Cà Mau dự đưa tin. Về phía Ban tổ chức Caravan Báo Pháp Luật Việt Nam, có Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Ban tổ chức thường trực, cùng đại diện nhà tài trợ bà Trần Ánh Hoa – Giám đốc Công ty Tân Phạm Nguyên và đại diện Câu lạc bộ Doanh Nhân và Pháp Luật tại TP. HCM.
(PLM) - Sáng ngày 5/4, tại Quảng Ninh, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Từ thực tiễn xuất hiện những bất cập, hạn chế, các đại biểu nêu những đề xuất cùng các giải pháp khắc phục để thúc đẩy nguyên tắc "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hoàn thiện thể chế nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM)- Hàng nghìn sản phẩm bông tẩy trang nhãn hiệu La Soirée bị làm giả với giá trị lên đến hơn 850 triệu đồng, đang chuẩn bị tuồn ra thị trường đã được Đội 6 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội kịp thời ngăn chặn. Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết, đây không phải là lô hàng duy nhất mà các đối tượng đã làm giả. Về phía đơn vị sản xuất và phân phối chính hãng, ông Đặng Thanh Tùng - đại diện Công ty TNHH La Claire chia sẻ: "Không quá bất ngờ khi thương hiệu của mình là mục tiêu mà các đối tượng làm giả hướng đến. Và mong muốn cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng…”.
(PLM) - Sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong đang bị nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ khi Công ty TNHH Dược phẩm VESCO (đơn vị có tên trên bao bì) khẳng định không sản xuất, không phân phối, không có bất kỳ hợp đồng gia công nào liên quan đến sản phẩm. Theo đó, ngày 10/2/2025, công ty VESCO đã có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đề nghị thu hồi hồ sơ tự công bố, và gửi báo cáo đến Chi Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị kiểm tra, xử lý tình trạng lưu hành sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, công ty VESCO cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại LHV chấm dứt ngay việc phân phối sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm giả mạo… điều này đặt ra dấu hỏi lớn về tính minh bạch và hợp pháp của sản phẩm này trên thị trường.