Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam bày tỏ đầy cảm xúc: "Khi mấy anh em chúng tôi vào bệnh viện với Lê Thiết Cương. Cương nói : " Cầm tay tôi đi". Cầm tay Cương và biết là lần cầm tay bạn cuối cùng. Các bác sỹ biết không thể làm gì hơn nữa cho Cương, khuyên gia đình cho Cương về.
Nhưng Cương muốn ở lại với hy vọng mong manh là các bác sỹ có thể phẫu thuật khi sức khỏe khá lên. Cương vẫn quyết tâm chống lại thần chết, Cương không chịu khuất phục đúng như con người Cương trong mọi thăng trầm mà Cương đã đi qua.
Thần chết không phải lúc nào cũng đe doạ được tất cả mọi người cho dù thần chết luôn giành phần thắng vào phút cuối. Thần chết đã thắng Cương và lần lượt thắng tất cả chúng ta.
Năm nay Cương mới 63 tuổi. Với tuổi ấy, Cương chỉ mới đi một đoạn đường ngắn trên cuộc đời. Nhưng chiều qua Cương đòi về nhà. Cương nói "Về với mẹ". Khi về đến nhà, Cương mở to mắt nhìn quanh một thoáng rồi khép mắt chìm vào hôn mê. Cuối cùng Cương đã được về nhà, nơi Cương đã sống những tháng năm đẹp nhất, sáng tạo nhất, hạnh phúc nhất và cũng đau đớn nhất, nơi những người bạn chân thành nhất đã bên anh, nơi Cương bày con người anh ra mà không hề che giấu: thông thái, tài hoa, mê đắm, kiêu ngạo, nhân ái, điên rồ, yếu đuối.
Cho dù đoạn đường đời Cương đi chưa phải dài, nhưng Cương đã đi một cách trọn vẹn đoạn đường ấy: sống đúng con người Cương ở nhiều nghĩa và không sợ hãi. Người bị bệnh ung thư thường tỉnh táo đến giây phút cuối cùng. Khi nhìn Cương tôi biết thời gian của Cương không còn nhiều nữa.
Trong đôi mắt Cương, nhìn bạn bè, tôi nhận ra ánh sáng của sự sống đang dần tắt nhưng tôi không nhìn thấy bất cứ một tia sợ hãi nào trong đó. Chiều nay đến nhìn Cương nằm đúng nơi Cương vẫn ngồi với bạn bè trong những năm tháng qua."
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, cùng với bạn bè của hoạ sĩ Lê Thiết Cương |
Nhà phê bình văn chương Phạm Xuân Nguyên chia sẻ: "Chúng ta nói gì khi nói về LÊ THIẾT CƯƠNG (1962/2025)
Nói rằng: đó là một hoạ sĩ tài hoa đã tối giản cái sống và cái vẽ của mình để thành một tối giản Lê Thiết Cương riêng anh.
Nói rằng: đó là một người văn hoá trong đời sống và trong văn chương nghệ thuật. Văn hoá tinh tế, lịch lãm, nghiêm cẩn, kiêu hãnh và cả kênh kiệu.
Nói rằng: đó là một người biết trân trọng, đề cao và phát huy những giá trị tinh thần văn chương nghệ thuật mà mình yêu quý, coi trọng, cả của các bậc tiền bối và các đồng nghiệp anh em.
Nói rằng: đó là một người không phải dễ chịu dễ gần nhưng thâm tâm anh biết mình biết người. Và khi đã tìm được đồng điệu tri âm thì Cương là người sống hết tình cảm của mình"
![]() |
Nhà văn Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn thổn thức: "Những lần gặp nhau ở Sài Gòn nghe bạn kể về quá trình trị bệnh nan y, bạn bè đều cầu nguyện cho bạn vượt qua bạo bệnh, nhìn bạn lúc đó vẫn vui cùng tách trà, ly rượu ai cũng mừng cho bạn cho các văn hữu thân thiết.
Nhờ mỗi khi ra Hà Nội là ra với Cương, mỗi khi Cương vào Sài Gòn là Cương hẹn trước cả tuần. Nghệ thuật trước hết và sau hết là không gian đẹp để bạn tìm thấy bạn, và đón nhận và giữ lấy từ bạn, đón nhận nhau vậy thôi, ấy mà tròn đầy nguồn mạch cảm xúc.
Giờ đây những dự án văn chương nghệ thuật tôi bàn cùng bạn, cái đã làm, cài chưa làm trong thế cuộc như rừng trụi khô này, tôi đã thật sự tin là tất cả đã hoàn mỹ, hoàn mỹ bởi vì nghệ thuật của bạn hoàn mỹ, cuộc đời bạn thật hoàn mỹ.
Vậy mà tối nay nhận được tin mà lòng tôi không thể tin, bạn đã khuất xa rồi. Bao năm chia sẻ vui buồn phù phiếm văn chương nghệ thuật, giờ đây, nơi xa rất xa ấy, cái đẹp tối giản bất biến sẽ cùng bạn vĩnh hằng!".
Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962, là con trai của nhà biên kịch, nhà thơ Lê Nguyên và quay phim Đỗ Phương Thảo. Ông theo học tại trường Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1990. Ông có hơn 30 năm theo đuổi phong cách hội họa tối giản, thực hành và thể nghiệm qua nhiều nhánh rẽ khác nhau.
Từ năm 1990, họa sĩ Lê Thiết Cương hoạt động như một nghệ sĩ tự do tại Hà Nội. Trong sự nghiệp hội họa của mình, họa sĩ Lê Thiết Cương đã có 26 triển lãm cá nhân trong nước và nước ngoài từ năm 1991, cùng nhiều triển lãm nhóm.
Ông cũng từng đoạt giải thưởng Good Design Award (Nhật Bản) trong các năm 2003-2004, 2005-2006.
Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng có tranh trong bộ sưu tập tại các Bảo tàng ở Singapore, Bỉ, Việt Nam.
Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Lê Thiết Cương cũng là người nghiên cứu sâu và am nhiểu nhiều lĩnh vực khác, như Phật giáo, Triết học phương Đông, văn chương, kiến trúc, thiết kế…Ông cũng từng viết sách như: "Trò chuyện với hội hoạ"; "Nhà và người".
Tiễn biệt một họa sĩ tài hoa!
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.