Theo UN News, năm nay, Hội nghị Chống tham nhũng của Liên hợp quốc, hay còn gọi là Hội nghị Các quốc gia thành viên (CoSP), đánh dấu kỷ niệm 20 năm ra đời Công ước - một dấu mốc mang tính bước ngoặt.
“Tham nhũng không chỉ cướp đi tài nguyên, nguồn lực mà còn cướp đi niềm hy vọng của con người”, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres nói trong một thông điệp video, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tận dụng cơ hội này để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn, phát hiện và truy tố tham nhũng, trong sự hợp tác với xã hội dân sự và khu vực tư.
Hội nghị kéo dài một tuần, quy tụ hơn 2.000 người tham gia từ các chính phủ, tổ chức khu vực và quốc tế, các chuyên gia cũng như đại diện khu vực tư nhân và xã hội dân sự để xem xét tiến độ thực thi Công ước.
Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về các giải pháp vượt qua những khó khăn, thách thức trong việc thực thi UNCAC.
Cũng phát biểu tại lễ khai mạc ngày 11/12, bà Ghada Waly, Giám đốc Điều hành Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC), ca ngợi Công ước là một khuôn khổ toàn cầu “đồ sộ”.
Theo bà Ghada Waly: “Công ước đã trở thành một tiêu chuẩn và công cụ phổ quát, là cơ sở cho những cải cách pháp lý và thể chế mang tính chuyển đổi ở nhiều quốc gia, cũng như hợp tác quốc tế”.
Trong phiên họp, các quốc gia thành viên sẽ xem xét các dự thảo nghị quyết và quyết định, giải quyết các vấn đề như đo lường tham nhũng, bảo vệ người tố giác, minh bạch quyền sở hữu và mua sắm công, cùng nhiều vấn đề khác.
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng là văn kiện quốc tế đầu tiên có hiệu lực đối với các thành viên ở phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.
Công ước được thông qua ngày 31/10/2003, có hiệu lực kể từ ngày 14/12/2005, hướng tới thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng và chống tham nhũng một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn; thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong việc phòng và chống tham nhũng, kể cả việc thu hồi tài sản; thúc đẩy sự liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn công vụ, tài sản công.
Nội dung của Công ước bao gồm 8 chương, 71 điều, nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tất cả các thành viên.
Về bối cảnh ra đời Công ước, trong giai đoạn những năm 2000, cùng với xu thế toàn cầu hoá, tham nhũng ngày càng lan rộng và trở thành một vấn đề hết sức nhức nhối, đe doạ nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với hành vi tham nhũng và tác hại của hành vi này là một yêu cầu bức thiết của cả cộng đồng quốc tế.
Ngày 4/12/2001, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết thành lập một Uỷ ban đặc biệt chịu trách nhiệm soạn thảo Công ước. Cơ quan thường trực của Uỷ ban này là UNODC.
Từ tháng 2/2002 đến tháng 10/2003, Uỷ ban soạn thảo Công ước đã họp 7 phiên với sự tham dự của đại diện hơn 100 quốc gia trên thế giới và gần 30 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để thảo luận và xây dựng dự thảo Công ước. Tiến trình đàm phán xây dựng Công ước được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.
Tính đến ngày 10/10/2023, Công ước đã có 190 thành viên, trong đó có 185 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc cùng Đảo Cook, Nieu, Vatican, Nhà nước Palestine và Liên minh châu Âu.
Việt Nam đã ký kết UNCAC từ năm 2003 và chính thức phê chuẩn, tổ chức thực thi UNCAC năm 2009 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, đồng thời thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong công cuộc phòng, chống tham nhũng.
(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.
(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.