Trong văn hóa của đồng bào các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, voi không chỉ là vật nuôi thân thiết mà còn là loài vật thiêng, là hiện thân của “thần voi” (Nguăch Ngual) - vị thần mạnh mẽ, có uy tín che chở và mang lại sự bình yên cho buôn làng và là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh, địa vị và sự giàu có của con người. Người Mơ Nông quý voi đến mức khi voi còn sống thì có lễ cúng sức khỏe cho voi; lễ cưới chồng cho voi; lễ cúng xóa khi voi chửa, voi đẻ; cúng cắt ngà voi; cúng thần khi nhỡ gây thương tích cho voi…. Khi voi chết cả buôn làng không được đánh cồng chiêng, không được uống rượu, ca hát. Dân làng phải ngưng việc lên nương rẫy để tiến hành việc mai táng cho voi như một người con của buôn làng. Để thể hiện lòng thương tiếc voi, đồng bào Mơ Nông còn có câu hát: “Con gà chết phải chôn/Con heo chết phải chôn/Con chó chết phải chôn/Con bò chết phải chôn/Con trâu chết phải chôn/Con voi chết phải làm chuồng/Anh hùng chết phải tạc tượng”.
Những người nuôi voi và thuần dưỡng voi cũng có những luật tục nghiêm ngặt như: không ăn thịt voi, không dùng những đồ làm bằng da voi, không ăn muối tro, không vào nhà có người mới sinh hoặc người chết chưa được một năm… bởi người ta quan niệm rằng nếu không tuân thủ những quy định trên thì voi sẽ ốm đau, phá phách, điên loạn và nếu không cúng, chữa kịp thời thì nó sẽ chết hoặc phản lại chủ.
Vốn là loài vật thiêng nhưng rồi voi Tây Nguyên cũng có lúc đứng trước bờ vực suy thoái, thậm chí bị diệt vong. Những câu chuyện bi thảm về số phận những chú voi Tây Nguyên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn khai thác đến suy kiệt sức voi và thậm chí là cả sự truy sát dã man của những kẻ săn bắn trộm vì những mối lợi từ việc khai thác ngà voi, lông đuôi voi…
Cho đến bây giờ những người nuôi voi ở Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vẫn không thể nào quên được câu chuyện đau thương của hai chú voi đẹp nổi tiếng của mình. Đó là vào một đêm giữa tháng 10/2010, khi đang được xích ở bìa rừng, voi Pắc Kú - chú voi có cặp ngà đẹp nhất Buôn Đôn đã bị nhóm săn trộm tẩm xăng, đốt cháy phần đầu và mông. Chưa dừng lại đó, chúng còn nhẫn tâm chọc mù mắt và chém Pắc Kú tới hơn 200 nhát khắp cơ thể để hòng chặt đuôi lấy lông và cướp đi cặp ngà. Mặc dù đã được các chuyên gia hàng đầu nỗ lực cứu chữa, nhưng Pắc Kú đã vĩnh viễn nằm lại với đại ngàn. Trước đó, vào tháng 5/2010, voi H’Panh - một con voi cái 55 tuổi của Buôn Đôn khi được thả vào rừng ăn đã bị sập hầm của “voi tặc” và chết.
Tiếc thương trước sự ra đi của Pắc Kú và H’Panh, dân làng đã làm lễ tang và xây mộ cho chúng theo phong tục của buôn làng. Hiện mộ voi Pắk Kú và H’Panh nằm cạnh nhau ở Khu du lịch Buôn Đôn, trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhắc nhớ về nỗi đau của vụ “thảm án” voi Tây Nguyên và cũng là lời cảnh báo về nạn săn trộm voi.
Cùng với vấn nạn săn bắn trộm thì việc khai thác voi quá mức vào du lịch, thồ hàng gây nên tình trạng suy kiệt sức khỏe của voi cũng như tình trạng rừng tự nhiên bị thu hẹp, mất sinh cảnh sống đã khiến cho nguồn voi của Tây Nguyên suy giảm mạnh về số lượng cũng như chất lượng.
Theo một nghiên cứu, trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây, số lượng voi Việt Nam nói chung và voi Tây Nguyên suy giảm nhanh theo từng năm. Những năm 1990, ước tính số voi hoang dã của Việt Nam còn khoảng 1.500 - 2.000 cá thể. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 124 - 148 cá thể voi hoang dã, phân bố trên 8 tỉnh bao gồm Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai và Bình Phước. Về voi nuôi (voi thuần dưỡng), theo thống kê năm 2018, cả nước có 91 voi nuôi tại 11 tỉnh thành. Riêng tỉnh Đắk Lắk, nơi được coi là “thủ phủ” của voi thuần dưỡng, số voi cũng giảm mạnh. Cụ thể, trong thời gian 1979 - 1980 tỉnh Đắk Lắk có 502 con voi thuần dưỡng nhưng hiện chỉ còn 30 con, tức giảm tới 90% so với năm 1980.
Những năm gần đây, đứng trước tình trạng đàn voi rừng và voi nhà suy giảm nhanh chóng, các tỉnh ở Tây Nguyên mà điển hình là Đắk Lắk phải sớm vào cuộc thực hiện chương trình bảo tồn voi. Theo đó, năm 2010, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Dự án Bảo tồn voi tại Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2015; thành lập Trung tâm bảo tồn voi nhằm quản lý, bảo tồn các sinh cảnh, quần thể voi hoang dã; thực hiện các chính sách, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho voi nhà; tổ chức giáo dục môi trường, duy trì và phát triển truyền thống quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng voi nhà…
Đặc biệt, những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia), Đắk Lắk đã triển khai dự án “Hỗ trợ chuyển đổi mô hình du lịch sử dụng voi” tại Vườn quốc gia Yok Đôn. Dự án ra đời từ năm 2018 nhằm thay thế du lịch cưỡi voi và những trải nghiệm trực tiếp tác động tới voi bằng mô hình du lịch sinh thái, thân thiện với voi. Dự án còn bao gồm cả việc hợp tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ và bảo tồn voi cho cộng đồng dân cư xung quanh khu vực bảo tồn; hỗ trợ tư vấn thiết kế khu vực chăm sóc voi để đảm bảo phù hợp với mục đích và an toàn cho cả voi và khách tham quan.
Nhờ đó, Yok Đôn hiện là Vườn Quốc gia duy nhất trên cả nước có mô hình du lịch thân thiện với voi nhà và voi hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng, hàng năm, thu hút được nhiều đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk còn thực hiện sự cam kết mạnh mẽ với Tổ chức Động vật Châu Á trong việc chăm sóc, bảo vệ và bảo tồn voi theo hướng thân thiện, bền vững, hạn chế tối đa và hướng tới không tổ chức các hoạt động ảnh hưởng tới sức khỏe của voi nhà như: du lịch cưỡi voi, các hội thi voi bơi, voi đá bóng, diễu hành trên đường nhựa, đường bê tông. Đổi lại, Tổ chức này sẽ có trách nhiệm vận động các nguồn lực hợp pháp nhằm hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để mang lại phúc lợi cho voi và các hộ dân mưu sinh nhờ nguồn thu từ du lịch cưỡi voi bằng mô hình du lịch sinh thái thân thiện với voi.
Nhờ đó, giờ đây lên Đắk Lắk người ta dường như không còn thấy cảnh tượng khách du lịch cưỡi voi, tại các lễ hội lớn cũng không còn cảnh voi diễu hành đi bộ trên đường, đua voi, voi chơi đá bóng… mà thay vào đó là các hoạt động du lịch ngắm voi thân thiện với môi trường tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, hoặc các hoạt động tôn vinh, bảo tồn voi như lễ cúng sức khỏe cho voi, hội thi trang điểm cho voi, thi voi đẹp, thi voi chào khán giả, tổ chức tiệc buffet cho voi, cho voi tương tác thân thiện với du khách…
Mùa xuân này nếu có dịp lên Tây Nguyên, ghé về Đắk Lắk, ngoài những phong tục đón Tết thú vị của vùng đất đầy nắng và gió, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những chú voi mạnh khỏe thảnh thơi tận hưởng cuộc sống bình yên trong những cánh rừng khộp ở Vườn Quốc gia Yok Đôn, hoặc tận mắt chiêm ngưỡng những chú voi nhà hiền lành, thân thiện, mến khách được chăm sóc như một báu vật của đại ngàn ở chính tại các buôn làng của đồng bào các dân tộc Êđê, Mơ Nông…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.
(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.
(PLM) - Vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với Đại diện Ban tổ chức Chương trình caravan Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức "Sự kiện tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn giao thông học đường - lần 3 tại Cà Mau".
Tới tham dự buổi họp về phía Ban ATGT tỉnh Cà Mau có ông Nguyễn Thanh Bằng - Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, ông Nguyễn Văn Đen – Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, ông Tạ Minh Vũ - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Kiều Minh Được - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh, bà Phạm Như Quỳnh - Đại diện Sở Tài chính, cùng phóng viên Báo Cà Mau dự đưa tin. Về phía Ban tổ chức Caravan Báo Pháp Luật Việt Nam, có Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Ban tổ chức thường trực, cùng đại diện nhà tài trợ bà Trần Ánh Hoa – Giám đốc Công ty Tân Phạm Nguyên và đại diện Câu lạc bộ Doanh Nhân và Pháp Luật tại TP. HCM.
(PLM) - Sáng ngày 5/4, tại Quảng Ninh, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Từ thực tiễn xuất hiện những bất cập, hạn chế, các đại biểu nêu những đề xuất cùng các giải pháp khắc phục để thúc đẩy nguyên tắc "Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hoàn thiện thể chế nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của đất nước, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM)- Hàng nghìn sản phẩm bông tẩy trang nhãn hiệu La Soirée bị làm giả với giá trị lên đến hơn 850 triệu đồng, đang chuẩn bị tuồn ra thị trường đã được Đội 6 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội kịp thời ngăn chặn. Đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết, đây không phải là lô hàng duy nhất mà các đối tượng đã làm giả. Về phía đơn vị sản xuất và phân phối chính hãng, ông Đặng Thanh Tùng - đại diện Công ty TNHH La Claire chia sẻ: "Không quá bất ngờ khi thương hiệu của mình là mục tiêu mà các đối tượng làm giả hướng đến. Và mong muốn cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng…”.
(PLM) - Sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong đang bị nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ khi Công ty TNHH Dược phẩm VESCO (đơn vị có tên trên bao bì) khẳng định không sản xuất, không phân phối, không có bất kỳ hợp đồng gia công nào liên quan đến sản phẩm. Theo đó, ngày 10/2/2025, công ty VESCO đã có văn bản gửi Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đề nghị thu hồi hồ sơ tự công bố, và gửi báo cáo đến Chi Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị kiểm tra, xử lý tình trạng lưu hành sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu hàng giả, hàng nhái. Đồng thời, công ty VESCO cũng đã yêu cầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại LHV chấm dứt ngay việc phân phối sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm giả mạo… điều này đặt ra dấu hỏi lớn về tính minh bạch và hợp pháp của sản phẩm này trên thị trường.