Thứ năm 06/02/2025 16:40
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) - Tại phiên họp ngày 3/1/2025, sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội báo cáo về Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị có kết luận như sau:

Những năm qua, kế thừa thành tựu của các giai đoạn trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng được hoàn thiện, bảo đảm khuôn khổ pháp lý để tiến hành công cuộc đổi mới, góp phần đưa nước ta đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước thì hệ thống pháp luật và quy trình xây dựng pháp luật vẫn còn không ít bất cập. Hệ thống văn bản cồng kềnh, nhiều tầng nấc; chưa phân định rõ ràng, hợp lý thẩm quyền lập pháp và lập quy; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với công tác xây dựng pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự sâu sát, quyết liệt; việc đổi mới trình xây dựng, ban hành pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu kiến tạo phát triển và hiện đại hoá phương thức xây dựng pháp luật.

Mục tiêu hàng đầu của công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới là tạo lập hệ thống pháp luật hoàn thiện, bảo đảm nền tảng pháp lý vững chắc, tạo động lực mạnh mẽ, bứt phá cho phát triển, góp phần hoàn thành thắng lợi tiêu chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra đưa đất nước vững bước tiến vào "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Để thực hiện thành công mục tiêu này, đòi hỏi phải đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật, đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả.

Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

Một là, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; xác định rõ việc lãnh đạo công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp uỷ, tổ chức đảng. Thực hiện nghiêm túc Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Công tác xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, nâng cao năng lực phản ứng chính sách và giải quyết hiệu quả, kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; bảo đảm cơ sở pháp lý và các điều kiện để đẩy mạnh thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong ban hành và tổ chức thi hành pháp luật. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài. Bên cạnh một số bộ luật, luật quy định về quyền con người, quyền công dân, tố tụng tư pháp cần cụ thể, về cơ bản các luật khác, nhất là luật điều chỉnh các nội dung về kiến tạo phát triển chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, còn những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ, bộ, ngành, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Bảo đảm tính kịp thời của việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội.

Ba là, tiếp tục đơn giản hoá, giảm tầng nấc, loại hình văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nghiên cứu không quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, thu hẹp phạm vi nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp huyện. Mở rộng tối đa các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội phải ban hành bằng hình thức luật và giới hạn các nội dung được ban hành bằng hình thức nghị quyết; hạn chế đến mức thấp nhất việc ban hành pháp lệnh. Phân định rõ thẩm quyền lập pháp và thẩm quyền lập quy, luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, không luật hoá các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản dưới luật; cơ bản không quy định thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ trong luật mà giao Chính phủ, các bộ quy định theo thẩm quyền nhưng không được đặt thêm thủ tục hành chính, phát sinh thêm giấy phép con so với hiện hành. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, uỷ ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng vừa có chiến lược, định hướng dài hạn, vừa có chương trình hằng năm linh hoạt, bám sát thực tiễn cuộc sống. Xây dựng Định hướng chương trình lập pháp cho mỗi nhiệm kỳ Quốc hội trình Bộ Chính trị xem xét quyết định, trên cơ sở đó lập Chương trình lập pháp hằng năm. Chuyển thẩm quyền quyết định Chương trình lập pháp hằng năm từ Quốc hội sang Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; giảm tối đa thời gian, đơn giản hoá thủ tục trong việc lập, điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm; tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi việc lập Chương trình lập pháp. Hoàn thiện cơ chế "một luật sửa nhiều luật" để kịp thời sửa đổi, khắc phục ngay các quy định sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Năm là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm dân chủ, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ áp dụng trên thực tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong đó, cần lưu ý:

- Quy định rõ Bộ Chính trị cho ý kiến đối với chính sách trong đề nghị xây dựng một số dự án luật lớn, quan trọng; cho ý kiến đối với một số vấn đề lớn, quan trọng còn có ý kiến khác nhau của một số dự án luật trong quá trình soạn thảo.

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách, nhất là đối với các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo (quy phạm hoá chính sách); chính sách phải cụ thể, rõ ràng, đánh giá tác động phải thực chất. Chính phủ, cơ quan trình dự án quyết định chính sách làm cơ sở cho việc soạn thảo, Quốc hội quyết định dự thảo luật.

- Phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là của Chính phủ trong quy trình lập pháp, lập quy. Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật do cơ quan mình trình. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời trong xây dựng chính sách, pháp luật giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương; gắn với phát huy trách nhiệm của các cơ quan trong từng khâu của quy trình.

- Bổ sung hình thức nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật; Chính phủ ban hành văn bản để quy định thí điểm đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Mở rộng các chủ thể có thẩm quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Quy định phù hợp, thiết thực, hiệu quả việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bảo đảm cơ chế tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo văn bản.

Hoàn thiện cơ chế Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết và mở rộng thẩm quyền hướng dẫn áp dụng pháp luật của các chủ thể có quyền ban hành văn bản dưới luật theo hướng ban hành nguyên tắc, tiêu chí, cơ sở giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật để bảo đảm sức sống của văn bản quy phạm pháp luật thay vì thường xuyên phải sửa đổi, điều chỉnh.

Gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế thường xuyên đánh giá hiệu quả thực thi của văn bản quy phạm pháp luật sau ban hành để kịp thời nhận diện, xử lý hiệu quả những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, những "điểm nghẽn" có nguyên nhân từ quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đối với các văn bản dưới luật, luật quy định một số nguyên tắc chung nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và giao các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền.

Sáu là, tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong việc chủ động, tích cực tham gia xây dựng pháp luật. Hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Bảy là, phát triển nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo chuyên môn. Quan tâm bố trí đủ nguồn lực, có cơ chế tài chính và chế độ, chính sách đặc thù cho công tác và cán bộ làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật, xác định đầu tư cho xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng pháp luật.

Về tổ chức thực hiện, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Kết luận này; khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) để trình Quốc hội khoá XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường trung tuần tháng 02/2025. Giao Ban Nội chính Trung ương theo dõi việc thực hiện Kết luận này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.

PLVN

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tỉnh Hà Giang.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Trong không khí ấm áp đầu Xuân năm mới, sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Thủ tướng nêu 8 giải pháp để kinh tế xã hội phát triển bứt phá

Thủ tướng nêu 8 giải pháp để kinh tế xã hội phát triển bứt phá

Ngày 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị

Thủ tướng chủ trì Hội nghị 'dấu mốc lịch sử' của Đảng bộ Chính phủ

- Chiều 5/2, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng Yên

(PLVN) - Sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Trình phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV gồm 14 Bộ, 3 cơ quan ngang Bộ

Trình phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV gồm 14 Bộ, 3 cơ quan ngang Bộ

(PLVN) - Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, Chính phủ đề xuất phương án gồm 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ để Quốc hội xem xét quyết định.
Quyết liệt khơi thông những điểm nghẽn

Quyết liệt khơi thông những điểm nghẽn

(PLVN) - Năm 2024 là một năm vô cùng sôi động trong hoạt động của Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2025): Sức mạnh Phù Đổng lớn lên cùng dân tộc, vì dân tộc

100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2025): Sức mạnh Phù Đổng lớn lên cùng dân tộc, vì dân tộc

(PLVN) - Nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng ông Hà Minh Huệ, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam về những thành tựu của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua, cũng như những thách thức và sứ mệnh của những người làm báo trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hồ Chí Minh nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hồ Chí Minh nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thanh Nghị nhận thêm nhiệm vụ là Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng TP HCM.
Tăng tốc ngay từ đầu năm, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

Tăng tốc ngay từ đầu năm, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

(PLVN) - Mới là những ngày đầu năm Ất Tỵ nhưng đối với những người làm Thi hành án dân sự (THADS) thì thời điểm này đã bước vào quý II của năm công tác. Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra, toàn hệ thống đang triển khai công việc một cách khẩn trương, chủ động, với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất.
Vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam

Vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước là hết sức quan trọng, sự lãnh đạo của Đảng có liên quan trực tiếp đến định hướng cơ bản, tiền đồ vận mệnh, thành bại cuối cùng trong sự nghiệp hiện đại hóa và phát triển của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tỉnh Hà Giang.
Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) - Tại phiên họp ngày 3/1/2025, sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội báo cáo về Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị có kết luận như sau:
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Trong không khí ấm áp đầu Xuân năm mới, sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Điều tra người phụ nữ đăng tải thông tin sai sự thật về CSGT tại Điện Biên

Điều tra người phụ nữ đăng tải thông tin sai sự thật về CSGT tại Điện Biên

Cơ quan công an đang điều tra đối tượng Quàng Thị Thích đã có hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng nội dung sai sự thật về lực lượng CSGT.
Người chồng khai gì sau khi sát hại vợ tại nhà bố vợ?

Người chồng khai gì sau khi sát hại vợ tại nhà bố vợ?

(PLVN) - Tại cơ quan công an, bước đầu Đỗ Văn Nhựa khai nhận do nghi ngờ, ghen tuông vợ ở nhà có quan hệ với người đàn ông khác nên đã xuống tay sát hại vợ tại nhà bố vợ rồi bỏ trốn.
Truy bắt thành công đối tượng trộm 22 điện thoại iPhone

Truy bắt thành công đối tượng trộm 22 điện thoại iPhone

(PLVN) - Ngày 5/2, Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) cho biết đã bắt giữ Bùi Văn Sinh (35 tuổi, ngụ ở Thanh Hóa) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.

Tràng Cát, Hải Phòng: Người dân vẫn đang đi tìm công lý

Tràng Cát, Hải Phòng: Người dân vẫn đang đi tìm công lý

(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.