Lộ, lọt dữ liệu cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi
Cho ý kiến vào dự thảo Luật, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) nêu thực tế, thời gian qua, hiện tượng lộ, lọt DLCN đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Từ những thông tin tưởng như vô hại như số điện thoại, địa chỉ email đến thông tin về tài khoản ngân hàng, hồ sơ y tế đều có thể bị thu thập, mua bán, sử dụng một cách trái phép. Hệ quả là các hành vi lừa đảo qua mạng bùng phát mạnh mẽ, dù các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền và đấu tranh với loại tội phạm này.
Do vậy, theo ĐB, việc QH xem xét ban hành Luật này là hết sức cấp thiết nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền con người trong không gian số và thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách an toàn, bền vững.
Cơ bản tán thành với quy định nghiêm cấm hành vi mua, bán DLCN, nhưng ĐB Nga cho rằng, nếu quy định theo hướng cấm tuyệt đối mà không có ngoại lệ hợp lý sẽ gây khó khăn trong thực thi, đồng thời có thể triệt tiêu một số mô hình kinh doanh số hợp pháp đang phát triển. Do đó, ĐB đề nghị chỉnh lý theo hướng: “Nghiêm cấm hành vi mua bán, chuyển nhượng DLCN mà không có sự đồng ý rõ ràng của chủ thể dữ liệu hoặc nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác”.
Đồng tình với quy định cấm mua bán DLCN, song ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề xuất chỉ nên cấm mua bán DLCN phi pháp, bất hợp pháp, không đúng quy định pháp luật. ĐB Hòa lý giải, việc mua, bán DLCN vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, vì mục đích riêng tư của cá nhân mà chủ thể DLCN đồng tình, đồng ý mua bán với nhau thì nên cho phép. Tuy nhiên, ĐB lưu ý, cần cấm đối với những hành vi mua bán DLCN nhạy cảm, những dữ liệu không được sự cho phép của chính quyền.
![]() |
Đại biểu Trần Kim Yến. |
Để Luật thực sự có sức răn đe, đi vào cuộc sống, ĐB Trần Kim Yến (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đề xuất phải bổ sung, sửa đổi các quy định về chế tài mạnh hơn, nghiêm minh hơn để xử lý những hành vi vi phạm về bảo vệ DLCN. Theo ĐB, hiện tại các chế tài xử phạt vi phạm về quyền riêng tư, về sự riêng tư nói chung và DLCN riêng tư nói riêng vẫn còn thấp so với các chế tài ở các quốc gia khác, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
“Chế tài xử phạt nghiêm minh, khả thi không chỉ giúp bảo vệ người dân mà còn tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững”, ĐB Yến nêu rõ và đề xuất cần có cơ chế giám sát để bảo đảm việc áp dụng chế tài diễn ra đúng quy định, tránh tình trạng lạm quyền hoặc gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân liên quan.
Cần cấm mua, bán DLCN như hàng hóa thông thường
Phát biểu làm rõ các nội dung ĐB quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhấn mạnh, thời gian vừa qua, các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với quy mô lớn đã triệt phá, đấu tranh thì yếu tố lộ, lọt, mua bán DLCN là nguyên nhân chính khiến tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Việc mua bán DLCN như hàng hóa diễn ra với số lượng rất lớn, bán nhiều lần cho nhiều đối tượng để phân tích, khai thác, xây dựng các kịch bản lừa đảo và tiếp cận nạn nhân chính xác và dễ dàng.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. |
Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, nếu không quy định việc cấm mua, bán DLCN như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm minh thì thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều phương thức, thủ đoạn để hình thành “chợ đen” về DLCN, gây hậu quả thiệt hại rất lớn và nỗi bất an cho người dân. Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật cũng đã bổ sung, chỉnh lý để điều chỉnh hoạt động cho thuê, mượn DLCN để thực hiện hành vi trái pháp luật, thể hiện ở khoản 5 Điều 7 về việc cấm sử dụng DLCN của người khác, cho người khác sử dụng dữ liệu của mình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật điều chỉnh cả môi trường truyền thống và môi trường điện tử. Thực tế hiện nay, dữ liệu trong quá trình thu thập, xử lý có thể được chuyển trạng thái liên tục giữa môi trường truyền thống và môi trường điện tử, nếu chỉ quy định trong môi trường điện tử sẽ tạo khoảng trống pháp lý, tạo kẽ hở để tội phạm lợi dụng xâm phạm DLCN.
Bộ trưởng cũng khẳng định, về thủ tục hành chính, Ban soạn thảo đã tiếp thu, cắt giảm triệt để, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho đầu tư kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho cá nhân và doanh nghiệp...
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.