Thứ tư 16/07/2025 09:12
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | 'Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại'

'Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại'

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế là công trình đồ sộ và quy mô bậc nhất. Nơi đây ghi dấu một thuở vàng son của vương triều Nguyễn cũng như chứng kiến những hưng vong của triều đại này. Hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu cùng những dấu ấn, câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế đang được công bố tại triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế.

Dấu ấn một thuở vàng son

Kinh thành Huế, một trong công trình quan trọng bậc nhất của triều đình nhà Nguyễn, nơi lưu giữ ký ức về một thời phong kiến của Việt Nam. Với quan điểm: “Bậc vương giả dựng nước đặt Kinh đô, tất lấy thành trì làm chắc”, sau khi thống nhất thiên hạ, năm 1803 Vua Gia Long đã sai người đi khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng mở rộng Kinh thành làm nơi bốn phương về chầu hội.

Từ năm 1803, việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính Vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận. Tháng 4 năm Ất Sửu (1805), sau khi sắc cho Bộ Lễ chọn ngày tốt làm lễ tế trời đất và nhận thấy mọi sự chuẩn bị xong, Vua Gia Long đã cho khởi công xây đắp Kinh thành. Hơn 3 vạn lính và dân phu chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy động đến Huế làm việc.

Vua Gia Long thực hiện công việc xây dựng Kinh thành dang dở thì lâm bệnh nặng mà mất (năm 1820), Vua Minh Mạng lên nối ngôi tiếp tục sứ mệnh vua cha để lại. Ông cho tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh thêm các hạng mục lớn nhỏ trong, ngoài Kinh thành.

So với cố đô thành Phú Xuân, Kinh thành Huế xưa được mở rộng hơn rất nhiều. Đợt thi công vào năm 1805, triều đình phải huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809. Đến năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông - Tây - Nam - Bắc. Đến năm 1831 - 1832, Vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của Kinh thành.

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế - hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một toà thành cổ. Di tích nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo. Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban, có hình gần như vuông, diện tích 520ha, chu vi trên 10.500m. Hệ thống thành quách gồm: Kinh thành (thành ngoài), Hoàng thành và Tử cấm thành (thành trong) đều nằm trên một trục, quay mặt về hướng nam - đông nam, được xây dựa vào địa thế của núi Ngự, sông Hương. Trục chính của hệ thống này chạy qua giữa đỉnh núi Ngự Bình.

Kinh thành được xây dựng với 24 pháo đài quanh thành, bố trí cách đều nhau. Phía bên ngoài thành có một hệ thống hào, sông bao quanh vừa có chức năng bảo vệ Kinh thành vừa có chức năng giao thông đường thủy. Đồng thời, phía bên trong có sông Ngự Hà là đường thủy duy nhất vắt ngang Kinh thành. Cùng với đó là hệ thống cửa của Kinh thành với 10 cửa chính thông ra ngoài thành, một cửa thông tới Trấn Bình đài và 2 cửa thủy quan ở phía đông và tây trên dòng Ngự Hà.

Kinh thành Huế là công trình kiến trúc quan trọng nhất của nhà Nguyễn, là chứng tích tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của mỹ thuật Nguyễn trên mảnh đất Cố đô trong thế kỷ XIX.

Dấu xưa thành cũ

Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế có lẽ là một công trình đồ sộ, bề thế và quy mô bậc nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu khối mét đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ đắp thành; ngay cả Vua Gia Long cũng thừa nhận rằng: “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều”.

Như vậy, công cuộc xây dựng Kinh thành được bắt đầu từ mùa hè năm 1805 và hoàn thành cơ bản vào năm 1832; trải dài suốt gần 30 năm dưới 2 triều đại vua, với hàng trăm công trình kiến trúc lớn. Sau hàng trăm năm, khu Kinh thành hiện nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Kinh thành Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn ở Huế. Khi đi du lịch Huế, du khách không chỉ chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh mộng mơ, cổ kính mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc Cố đô.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, với mong muốn giúp người dân và du khách biết thêm những dấu xưa thành cũ trên đất Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” bắt đầu từ ngày 17/1/2024.

Tại triển lãm, lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được công bố. Đặc biệt, những tài liệu, tư liệu và hình ảnh này được tái hiện chân thực và sinh động qua triển lãm trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế để du khách đến với Huế biết thêm những câu chuyện lịch sử, giá trị văn hoá và những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất Cố đô.

Năm 1945, sau sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị, lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, Kinh thành Huế cũng khép lại vai trò là một kinh đô. Sau những thăng trầm của lịch sử và sự biến thiên của thời gian, Kinh thành Huế chịu sự tàn phá, hư hại nên có những công trình đến nay chỉ còn lại dấu tích. Năm 1993, Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Những dấu xưa thành cũ và cả những công trình còn hiện hữu của Kinh thành Huế vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Đầu tháng 1/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học để nghe các chuyên gia, nhà nghiên cứu góp ý cho Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Đây là bước đi cần thiết để đơn vị tư vấn và chủ đầu tư hoàn thiện dự án trước khi trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt để có thể khởi công công trình trong năm 2024. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính nhìn nhận, sự nghiệp bảo tồn di sản Huế đã đi qua các giai đoạn “cứu nguy”, “bảo tồn bền vững” và giờ đây bước vào giai đoạn “phục hồi” các công trình đã mất; tiếp nối dự án phục hồi điện Kiến Trung, dự án phục hồi điện Cần Chánh sẽ là một trong những ví dụ tiêu biểu trong việc khảo sát, nghiên cứu rất công phu.
Thùy Dương (https://baophapluat.vn/kinh-thanh-hue-dau-xua-con-lai-post502385.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Bộ phim "Có anh nơi ấy bình yên" kể về những người chiến sĩ bám cơ sở

Bộ phim "Có anh nơi ấy bình yên" kể về những người chiến sĩ bám cơ sở

(PLVN) Bộ phim "Có anh nơi ấy bình yên" mang đậm dấu ấn thời sự, phản ánh sống động một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước: đưa công an chính quy về xã. Bộ phim là một góc nhìn cận cảnh, đầy chân thực về cuộc sống và công việc của những người chiến sĩ "bám cơ sở", nơi họ không chỉ đối mặt với tội phạm mà còn phải đặt mình trong những mối quan hệ làng xóm phức tạp, những áp lực vô hình giữa lý và tình.
Quế Ngọc Hải sẽ gia nhập CLB Đông Á Thanh Hoá ?

Quế Ngọc Hải sẽ gia nhập CLB Đông Á Thanh Hoá ?

Chia tay Bình Dương, Quế Ngọc Hải được cho là sẽ gia nhập bến đỗ mới tại xứ Thanh.
Nghệ thuật Tuồng chạm ngõ điện ảnh

Nghệ thuật Tuồng chạm ngõ điện ảnh

Tại sự kiện “Hạ Hồi Talkshow - The Next Chapter” diễn ra tại Hà Nội đã giới thiệu bộ phim tài liệu “Hạ Hồi - Mộng Ký Mẫn Tuồng”, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả, mở ra nhiều kỳ vọng về một cách tiếp cận mới đối với nghệ thuật sân khấu truyền thống.
Phim “Superman” dẫn đầu phòng vé Việt

Phim “Superman” dẫn đầu phòng vé Việt

(PLVN) Đánh bại “Thế giới khủng long”, “Superman” gây sốt trên toàn cầu. Phim thu về hơn 217 triệu USD toàn cầu, trở thành một trong những phim mở màn ăn khách nhất 2025. Tại Việt Nam, phim thu về tổng hơn 12 tỷ trong tuần đầu, bao gồm cả những suất chiếu sớm.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hoá thăm và tặng quà đến gia đình cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hoá thăm và tặng quà đến gia đình cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo

Với tinh thần từ bi cứu khổ, sáng ngày 13/7/2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tổ chức chuyến thăm hỏi và trao quà từ thiện đến gia đình cháu Bùi Văn Hoàng Phúc (thôn Chiềng Đông, xã Cẩm Thạch), hiện đang điều trị căn bệnh thiếu máu và viêm da bội nhiễm nghiêm trọng.
Sắp bốc thăm lịch mùa giải V.League mới

Sắp bốc thăm lịch mùa giải V.League mới

Ngày 14/7, Ban tổ chức tiến hành bốc thăm xếp lịch mùa giải V.League 2025/26.
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại Giải thưởng quốc tế

Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại Giải thưởng quốc tế

(PLVN) - Đơn vị sản xuất chuỗi concert "Anh trai vượt ngàn chông gai” đã giành Giải Kim Cương - giải thưởng cao nhất cho hạng mục Giải thưởng Truyền thông trên mạng xã hội xuất sắc nhất.
Lan tỏa Việt phục tại London - Hành trình kết nối văn hóa và niềm tự hào dân tộc giữa lòng châu Âu

Lan tỏa Việt phục tại London - Hành trình kết nối văn hóa và niềm tự hào dân tộc giữa lòng châu Âu

(PLVN) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London của Anh, hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc đẹp và xúc động.
7 dấu ấn thiêng trên đỉnh Thiên Cấm SƠn

7 dấu ấn thiêng trên đỉnh Thiên Cấm SƠn

(PLVN) - Có những vùng đất không chỉ làm say đắm lòng người bằng vẻ đẹp tự nhiên, mà còn thấm đẫm chiều sâu văn hoá và tâm linh. Thiên Cấm Sơn – đỉnh núi cao nhất đồng bằng sông Cửu Long – là một nơi như thế. Không chỉ là điểm đến du lịch, nơi đây còn là vùng đất thiêng huyền bí, nơi lưu giữ 7 dấu ấn linh thiêng làm nên “hồn núi” trong tâm thức bao thế hệ. Điện Bà Chúa Xứ - Linh khí hội tụ: Một trong những biểu tượng tín ngưỡng lớn nhất Nam Bộ, thu hút hàng triệu lượt hành hương mỗi năm.
Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định tổ chức Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025). Hội thi dự kiến diễn ra từ ngày 4 - 9/8/2025, lưu diễn phục vụ nhân dân tại các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Phòng.
Chính phủ yêu cầu 15/8 phải hoàn tất chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Chính phủ yêu cầu 15/8 phải hoàn tất chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PLVN) - Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến ngày 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh 2/9.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

(PLVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 34 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp về giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính của Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
dai-phu-phat
tp
Đại hội Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp

(PLVN) Trong hai ngày 13- 14/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB), Bộ Công an đã tổ chức Đại hội Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Luật Giáo dục đại học (sửa đổi): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

(PLVN) - Sáng 15/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi). Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

(PLVN) Ngày 15/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đơn Dương (Lâm Đồng) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Phó Thủ tướng đề nghị đảng viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong kỷ nguyên mới, cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi.
Tạm giữ hình sự nhóm cướp biển số xe để khoe “chiến tích”

Tạm giữ hình sự nhóm cướp biển số xe để khoe “chiến tích”

(PLVN) - Ngày 15/7, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ hình sự 13 đối tượng để điều tra về hành vi “Cướp tài sản và Gây rối trật tự công cộng”.
Tạm giữ hình sự tài xế tai nạn khiến ô tô lao xuống sông, 3 người chết

Tạm giữ hình sự tài xế tai nạn khiến ô tô lao xuống sông, 3 người chết

(PLVN) - Cơ quan công an Nghệ An mới tạm giữ hình sự người đàn ông điều khiển ô tô gây tai nạn khiến 3 người chết, 3 người bị thương vào chiều 13/7.
Sau bữa tối “ra mắt” bí thư tỉnh,  Tập đoàn Thuận An được làm dự án nghìn tỷ

Sau bữa tối “ra mắt” bí thư tỉnh, Tập đoàn Thuận An được làm dự án nghìn tỷ

(PLVN) Sau khi được Nguyễn Thái Hà giới thiệu với lãnh đạo Bắc Giang trong một bữa cơm tối, Nguyễn Duy Hưng đã gặp gỡ, xin chủ trương cho Tập đoàn Thuận An tham gia thi công dự án nghìn tỷ.
Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.