Nằm trên địa bàn thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá, chùa Rồng còn gọi Long Sơn tự là điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng lâu đời của Nhân dân.
Chùa Rồng được xây dựng từ thời Hậu Lê, dưới chân núi Rồng vì thấy núi giống hình rồng bay. Chùa Rồng là một điểm du lịch tín ngưỡng tâm linh có từ lâu đời.
Theo các cụ cao niên ở thôn Vàn, xã Cẩm Thạch kể lại, trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, khi Lê Lợi đi ra phía Bắc, qua huyện miền núi Cẩm Thủy, thấy phong cảnh thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, có thế núi tựa rồng bay liền cho quân dựng trại, chiêu mộ thêm binh lính.
Sau này, Lê Lợi chọn địa điểm này làm khu đóng quân và tìm các hang động trên núi Rồng để cất trữ lương thảo, rèn đúc vũ khí, là nơi cho nghĩa quân luyện tập. Quá trình đóng quân tại địa phương, Lê Lợi “phải lòng” bà Phạm Thị Ngọc Bích và lấy làm thứ phi. Sau đó, Lê Lợi cho xây dựng Chùa rồng dưới chân núi Rồng, vì thấy núi giống hình rồng bay.
Hiện nay, trên núi Rồng vẫn còn hang lò rèn, hang trâu; đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Bích được đặt tại thôn Vàn, xã Cẩm Thạch. Trong Chùa Rồng hiện có 2 giếng Tiên, nước trong vắt, không bao giờ cạn, nhân dân thường gọi là giếng “cầu con” và giếng “cầu của”.
Vì thế, nhân dân đến trẩy hội Chùa Rồng ai cũng đều thắp hương cầu tự, hoặc cầu tài, cầu lộc... Từ 2 giếng tiên, đi sâu vào bên trong có thêm một động Tiên với các bãi đá hình thù giống bãi ngô, khoai, cối xay lúa, núi tuyết.
Phía trên động Tiên, có hình hai quả đào bằng đá trắng và các thạch nhũ nhiều màu nhìn rất bắt mắt. Vì thế, đến với lễ hội Chùa Rồng, ngoài thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, du khách còn thích thú leo núi, vãn cảnh chùa, thưởng thức cảnh đẹp trong động Tiên.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, năm 1992, chùa Rồng đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Khác với nhiều chùa ở miền xuôi, chùa Rồng nằm trong hệ thống chùa người Mường đặt trong hang đá, quay mặt về phía ruộng cạn, xung quanh là rừng núi thâm u.
Ngôi chùa Rồng toạ lạc trong dãy núi đá vôi của làng Vàn, nơi đây xưa kia là trung tâm Mường Phấm có tên chữ là Thạch Lẫm. Đây là một mường lớn, là một vùng văn hóa của người Mường Phấm xưa là trung tâm của các mường: Mường Trám (Cẩm Thành), Mường Pứa (Cẩm Liên), Mường Vẩm (Cẩm Lương) và Mường Danh (Cẩm Bình).
Đường lên được ghép đá hoặc san bạt đá mà thành, các bậc đá còn đơn giản. Trong chùa có xây đắp những bệ trên đặt tượng Phật để thờ tự. Chùa Rồng còn một chuông đồng cỡ vừa, rất đẹp.
Chùa Rồng có nhiều hang động như hang trâu, hang muối, thung phổ,… với nét đẹp hoang sơ, tự nhiên, tạo nên cảnh quan hấp dẫn và độc đáo cho nơi này.
Chùa không có mái lợp mà che mưa nắng là mái đá. Theo đánh giá, Chùa Rồng vẫn là chùa hang còn nguyên sơ. Dưới chân chùa về phía đông bắc có một giếng nước ngọt trong và mát quanh năm. Không gian thoáng đãng, thanh tịnh của chùa Rồng mang đến cho người dân, du khách cảm giác bình yên, thư thái.
Để tô đẹp cho mùa xuân Giáp Thìn 2024, những ngày giáp Tết các sư Thầy và Phật tử chùa Rồng đã tạo dựng các mô hình, trang trí các tiểu cảnh nhằm mang thêm niềm vui và sự ấm áp cho mọi người khi đến chùa tham quan, lễ Phật và xin lộc đầu năm.
Lễ hội Chùa Rồng được nhân dân địa phương tổ chức hàng năm vào ngày Rằm tháng Giêng nhằm ngưỡng vọng Đức Phật và tri ân công đức của các bậc anh hùng hào kiệt nghĩa quân Lam Sơn và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.