Bàn bạc kỹ lưỡng phương thức gây án
Vụ án có 6 bị cáo Phạm Ngọc Tuấn (SN 1991), Ngô Văn Dương (SN 1994), Nguyễn Thị Quỳnh Liên (SN 1981), Nguyễn Thế Trung (SN 1994), Nguyễn Thế Quân (SN 1994, cùng ngụ huyện Đông Anh), Nguyễn Đức Thành (SN 1992, quê tỉnh Bắc Ninh), bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản” theo Điều 218 BLHS.
Theo cáo trạng, tháng 4/2024, UBND huyện Sóc Sơn có quyết định đấu giá 58 thửa đất, diện tích 90 - 224m2 tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Giá khởi điểm gần 2,5 triệu đồng/m2; đặt cọc 44 - 111 triệu đồng, tức 20% giá trị thửa đất theo giá khởi điểm.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn ký hợp đồng dịch vụ với Cty đấu giá hợp danh Thanh Xuân để xây dựng quy chế đấu giá. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu trực tiếp qua 6 vòng bắt buộc từng thửa đất theo phương thức trả giá lên, mỗi bước giá 3 triệu đồng/m2. Từ vòng 2 trở đi, mức giá khởi điểm của vòng đấu giá là mức giá trả cao nhất tại vòng trước liền kề. Người trả giá cao nhất tại vòng 6 là người trúng đấu giá. Tại vòng này, nếu khách ghi vào phiếu “Không tiếp tục trả giá” thì thửa đất đó không được bán.
Cty đấu giá niêm yết công khai, bán hồ sơ, thu tiền đặt trước của khách hàng đăng ký tham gia đấu giá.
Tháng 11/2024, khi biết Cty đấu giá chuẩn bị đấu giá đất, từ 26 - 29/11/2024, sáu bị cáo đã bàn bạc, trao đổi góp tiền mua hồ sơ, nộp tiền đặt cọc đăng ký tham gia đấu giá 58 thửa đất. Bị cáo Tuấn mua 58 bộ hồ sơ, mỗi bộ hồ sơ tương ứng với một thửa đất rồi hướng dẫn cả nhóm hoàn thiện. Trong đó, bị cáo Thành đăng ký 15 hồ sơ, bị cáo Trung 5, bị cáo Dương 15, bị cáo Tuấn 10, bị cáo Liên 8, bị cáo Quân đăng ký 5 hồ sơ.
Do quy định khách đăng ký đấu giá phải đặt cọc 20% giá tối thiểu từng thửa đất, 6 người góp chung tiền đưa bị cáo Tuấn. Bị cáo Thành góp 581 triệu đồng, bị cáo Liên 361 triệu đồng, bị cáo Trung 40 triệu đồng, bị cáo Dương 825 triệu đồng, bị cáo Tuấn góp 1,8 tỷ đồng. Tổng cộng 3,6 tỷ đồng được bị cáo Tuấn chuyển đến tài khoản Cty đấu giá Thanh Xuân để đặt cọc tham gia đấu giá 58 thửa đất.
Cáo trạng xác định, do có kinh nghiệm trong thẩm định, đấu giá đất, bị cáo Tuấn tìm hiểu thông tin 58 thửa đất, xác định giá trị từng thửa, nghiên cứu quy chế đấu giá và các quy định pháp luật về đấu giá. Bị cáo tự soạn bảng thống kê thông tin chi tiết 58 thửa đất, tên 6 người đăng ký từng thửa, giá tối đa cần trả của từng thửa. Theo cách tính của bị cáo Tuấn, giá có thể mua được các thửa đất thấp nhất 23 triệu đồng/m2, cao nhất 32,4 triệu đồng.
Khi họp nhau tại quán cà phê, bị cáo Tuấn hướng dẫn cả nhóm cách thức tham gia đấu giá như sau: Từ vòng 1 đến vòng 3, nhóm vẫn trả mức giá bình thường. Đến vòng thứ 4, nếu người khác (không phải người trong nhóm) trả giá cao nhất nhưng dưới mức giá bị cáo Tuấn đã ghi trong bảng tính thì nhóm mới tham gia đấu giá tiếp nhưng không được vượt quá giá do bị cáo Tuấn đã ấn định cho từng thửa đất.
Nếu ở vòng thứ 4 có người khác trả giá vượt mức giá tối đa do bị cáo Tuấn ấn định trước, nhóm sẽ trả giá cao bất thường tại vòng 5. Đến vòng 6, tất cả đều ghi “Không tiếp tục trả giá”, mục đích phá cuộc đấu giá.
Giá khởi điểm 2,5 triệu đồng nhưng “thổi giá” đến… 30 tỷ đồng
Cáo trạng nêu, theo tính toán của nhóm này, với cách thức đấu giá như vậy sẽ làm cho phiên đấu giá không thành mà vẫn không vi phạm quy chế và không bị mất tiền đặt cọc. Điều này buộc việc đấu giá sẽ phải dừng lại để tổ chức đấu giá lại lần sau.
Ngày 29/11/2024, cả nhóm đi chung ô tô đến Nhà thi đấu huyện Sóc Sơn để tham gia đấu giá. Trên xe, bị cáo Tuấn đưa mỗi người một bảng giá tham khảo với từng thửa đất do mình soạn.
Nhóm bị cáo tiếp tục bàn bạc, thống nhất cách thức trả giá, thời điểm nâng giá cao bất thường như nội dung đã thống nhất từ trước. Mục đích của việc phá cuộc đấu giá là giảm bớt người tham gia đấu giá lại lần sau. Khi đó, nhóm sẽ có cơ hội đấu giá để mua được những thửa đất như giá mong muốn.
VKS xác định, bắt đầu vào cuộc đấu giá, từ vòng 1 đến vòng 3 của từng thửa đất, nhóm bị cáo đấu giá theo trình tự, trả giá dưới mức bị cáo Tuấn ấn định từ trước.
Ở vòng 3, thấy những người tham gia đấu giá khác trả giá vượt mức tối đa mà bị cáo Tuấn đã ấn định nên trong thời gian kiểm duyệt phiếu ở vòng 4, nhóm này hẹn nhau ra khu vực nhà vệ sinh (do điện thoại di động bị cấm mang vào nơi đấu giá - NV) trao đổi, bàn bạc cách thức trả giá ở vòng 5.
Nhóm bị cáo thống nhất ở vòng 5 tất cả sẽ không tham gia đấu giá 22 thửa đất mà chỉ tham gia đấu giá 36 thửa với cách thức sẽ đưa ra giá rất cao, 100 - 200 triệu đồng/m2, còn bị cáo Tuấn sẽ đưa ra giá 30 tỷ đồng/m2. Đến vòng thứ 6, cả nhóm sẽ không tiếp tục trả giá, mục đích để phá cuộc đấu giá.
Sau khi đấu giá viên công bố kết quả đấu giá ở vòng 5, do nhóm bị cáo Tuấn bỏ giá cao bất thường nên nhiều khách hàng lớn tiếng, gây mất an ninh trật tự tại khu vực đấu giá vì cho rằng các đối tượng đã có hành vi phá cuộc đấu giá. Do 6 bị cáo không trả giá tại vòng 6, phiên đấu giá không thành công. Kết quả, 36 trong số 58 thửa đất đấu giá bất thành do hành vi của 6 bị cáo.
Ngay sau đó, UBND huyện Sóc Sơn có văn bản gửi Công an Hà Nội đề nghị điều tra làm rõ, xử lý các hành vi thông đồng nâng giá cao bất thường này.
Ngày 6/3 tới đây, dự kiến phiên tòa được xét xử lưu động tại hội trường UBND xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn), đông đảo người dân có thể tới tham dự, qua đó, góp phần cảnh báo, răn đe và phòng ngừa chung những hành vi vi phạm pháp luật tương tự.
Hồng Mây
(PLM) - Ngày 20/2, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, Sở đang hoàn thiện dự thảo kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học mới và trình UBND Thành phố phê duyệt với dự kiến công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 trong tuần tới.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc, đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia đầu tư mua đồng năng lượng MPX để đào XFI của dự án CrossFi vừa bị công an Thành phố Hà Nội phối hợp cùng công an quận Cầu Giấy triệt phá đang được dự luận đặc biệt quan tâm hiện nay. Song có thể nhiều người chưa biết, trước đó Báo Pháp luật Việt Nam đã từng cảnh báo về các dấu hiệu lừa đảo của nhóm đối tượng này.
(PLM) - Theo Hà Nội Metro, trung bình mỗi tháng có hơn 480 nghìn lượt hành khách di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao
(PLM) - Sáng 15/2, đồng chí Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập cùng đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu và các thành viên trong Ban tổ chức Giải leo núi “Bước chân trên mây” để triển khai cụ thể về công tác tổ chức và trao đổi kế hoạch chi tiết về giải. Sau lần lỡ hẹn do ảnh hưởng bởi thiên tai, Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Công tác đưa đón, vấn đề ăn nghỉ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng như khách mời tham dự giải được Ban tổ chức đặc biệt chú trọng và cơ bản đã có phương án cụ thể, đầy đủ.
(PLM) - Valentine không chỉ là ngày để tặng quà mà còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu một cách đặc biệt và ý nghĩa. Bằng những xu hướng quà tặng mới mẻ, mang tính cá nhân hoá, ngày lễ tình nhân ngày càng trở nên đầy cảm xúc và kỷ niệm đặc biệt trong lòng mỗi người.
(PLM) - Vào những ngày đầu năm mới, nhiều nam thanh nữ tú đất Hà Thành lại dập dìu kéo nhau đến chùa Hà xin gieo duyên, cầu phúc, lộc và sự bình an, may mắn, nhất là dịp Valentine đang cận kề.
(PLM) - Sáng ngày 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện huyện Uỷ - UBND và các đoàn thể của huyện Thanh Trì và đặc biệt là 180 tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025.
(PLM) - Tiếp nối thành công của giải năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025. “Bước chân trên mây” lần II quy tụ hàng trăm vận động viên là nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước cùng chinh phục đỉnh Tà Xùa ở độ cao 2.865m theo cung đường xuất phát từ trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái với tổng cơ cấu giải thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng. Thí sinh đăng ký tham dự giải vui lòng liên hệ Pháp luật Media - Báo Pháp luật Việt Nam Địa chỉ: 139k Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP.Hà Nội; Websie: buocchantrenmay.vn; Fanpage Facebook: Bước chân trên mây; Hotline: 0945.541.986; Email: leonuibuocchantrenmay@gmail.com; Đăng ký trực tuyến tại: https://buocchantrenmay.vn/dangky./.
(PLM) - Chiều 10/2, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên đề “95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm”
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".