Nghệ sĩ tác động đến công chúng như thế nào?
Văn hóa được Đảng ta xác định là một trong 3 trụ cột để xây dựng và phát triển đất nước bền vững. Văn hóa nghệ thuật là một yếu tố quan trọng xây dựng bồi đắp tâm hồn, nhân cách con người. Người hoạt động văn hóa nghệ thuật vì thế có sức ảnh hưởng, tác động quan trọng trong đời sống cộng đồng.
Còn nhớ, ca sĩ S.T từng bị phạt 70 triệu đồng vì phát hành MV “There’s no one at all” và phải gỡ video nhạc khỏi các nền tảng số. Theo cơ quan chức năng nhận định cũng như cảm nhận từ khán giả, nội dung MV mang thông điệp tiêu cực, không có tính giáo dục với nhiều cảnh đuổi bắt, đập phá, bạo lực và kết thúc là hình ảnh nhân vật tự tử đã tác động mạnh đến tâm lý người xem, dễ gây ảnh hưởng, định hướng hành vi tiêu cực của xã hội, đặc biệt là trẻ em. Ca sĩ S.T sau đó đã xin lỗi khán giả: “Tôi hiểu được vị trí và sức ảnh hưởng của mình đối với các bạn trẻ. Tôi luôn muốn mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội, đất nước”.
Đó là một ví dụ tiêu biểu cho thấy rằng một sản phẩm văn hóa, một cách hành xử của mỗi nghệ sĩ có thể gây ảnh hưởng, tác động như thế nào đến đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ. S.T là một trong những nghệ sĩ trẻ hiếm hoi lên tiếng bày tỏ sự xin lỗi và đưa ra nhận thức đúng đắn về vai trò của người nổi tiếng đối với cộng đồng. Tiếc thay, còn rất nhiều nghệ sĩ hoặc những người mang danh nghệ sĩ, trong cuộc đua về độ nổi tiếng, về lợi ích vật chất vẫn chưa thể nhận ra, hoặc không thừa nhận sự sai trái của mình trong việc đem lại những ảnh hưởng xấu của mình trong cộng đồng.
Đó là những nghệ sĩ vẫn “miệt mài” nhận tiền và xuất hiện trong các quảng cáo phản cảm, lừa dối công chúng. Là những nghệ sĩ chấp nhận khoe thân, phát ngôn tục bậy, hành vi lệch chuẩn đạo đức, vi phạm pháp luật chỉ để câu view, mưu cầu nổi tiếng. Nhiều nghệ sĩ thì tung ra thị trường những sản phẩm nghệ thuật có tính chất phản văn hóa, thô tục, đi ngược thuần phong mỹ tục Việt Nam. Có cả những người nổi tiếng làm ra những hành vi chống phá nhà nước, phản bội lại Tổ quốc...
Và có thể thấy rõ ràng, những hành xử, lối sống, sản phẩm nghệ thuật do những “nghệ sĩ” ấy tạo ra đã có những tác động gì cho xã hội nói riêng và giới trẻ nói chung. Dễ dàng thấy những hành vi bạo lực xảy ra lan tràn ngoài đời, trên mạng xã hội khi nhiều nhóm trẻ lao vào bênh vực thần tượng của mình. Đã có những bậc cha mẹ bất lực khi con học đòi những người nổi tiếng lao vào lối sống xa hoa, phù phiếm, tiêu tiền như rác và coi giá trị đồng tiền lên hàng đầu, sẵn sàng từ bỏ nhân phẩm, lao vào những nghề nghiệp bất chính chỉ vì quan niệm “không có tiền cạp đất mà ăn” được một nữ nghệ sĩ đề cao...
Ở một chiều ngược lại, làng nghệ thuật Việt vẫn còn rất nhiều các nghệ sĩ chân chính mà mỗi một phát ngôn, hành xử đều cực kì chuẩn mực, trong cả lối sống hay sản phẩm nghệ thuật họ đều nỗ lực đem lại những giá trị tốt đẹp, nhân văn cho cộng đồng. Đó là những nghệ sĩ gạo cội đang nỗ lực giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, trao truyền cho thế hệ trẻ, là những “diva” với đời sống trong sạch không ngừng đem đến những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời cho khán giả, những đạo diễn gạo cội và cả thế hệ đạo diễn trẻ tâm huyết, xây dựng ra những tác phẩm nghệ thuật kinh điển hay những sản phẩm giàu tính sáng tạo, quảng bá văn hóa Việt, mang lại những bài học hay về lẽ sống, làm người...
Những nghệ sĩ chân chính ấy bằng lối sống lành mạnh và chuẩn mực, bằng những tác phẩm nghệ thuật chất lượng hướng đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội, làm tấm gương sáng cho người trẻ, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp và văn minh.
Nghệ sĩ cần hiểu rõ vai trò của mình, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia, cộng đồng lên hàng đầu
Trả lời báo chí, NSND Giang Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - cho rằng yêu cầu căn bản đầu tiên là người nổi tiếng phải có sự hiểu biết đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Muốn làm tròn trách nhiệm xã hội, người nổi tiếng, nhất là giới nghệ sĩ, trước hết phải làm tròn trách nhiệm của công dân. Mỗi nghệ sĩ gánh trên vai đồng thời hai trách nhiệm ấy.
“Trên không gian mạng, người nghệ sĩ phải xác định rõ, cần phát ngôn cái gì, chia sẻ, bình luận những điều gì để góp phần xây dựng, lan tỏa giá trị văn hóa nhân văn, lan tỏa cái đẹp cho cuộc sống. Muốn làm tròn trách nhiệm xã hội của mình thì người nổi tiếng phải luôn có ý thức coi mình là tấm gương sáng cho công chúng.
Hình ảnh, tiếng nói, việc làm của những nghệ sĩ nổi tiếng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với công chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Một bộ phận đông đảo giới trẻ luôn có xu hướng bắt chước, học theo thần tượng của mình. Bởi vậy, nếu người nổi tiếng là một tấm gương bị lỗi, bị lu mờ, cái xấu, cái tiêu cực sẽ ảnh hưởng thông qua sự ngộ nhận, bắt chước ấy, rất nguy hiểm cho xã hội và môi trường giáo dục - đào tạo. Khi người nổi tiếng ý thức rõ điều đó, luôn trau dồi trách nhiệm công dân thì thông qua lao động sáng tạo và phát ngôn của mình, họ sẽ đưa ra những thông điệp mang tính xây dựng, tính thẩm mỹ, thể hiện cái hồn của nhân văn. Làm được điều đó, người nổi tiếng mới thực sự có đóng góp cho sự nghiệp chung của dân tộc, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng”, NSND Giang Mạnh Hà bày tỏ.
Trên thực tế, những nghệ sĩ nổi tiếng được công chúng trả tiền (thông qua việc mua, xem các tác phẩm nghệ thuật), họ cũng nhận được rất nhiều quyền lợi khác từ nghề nghiệp của mình và sự hâm mộ của công chúng, thì chắn chắn họ cần phải có trách nhiệm với người hâm mộ, với cộng đồng.
Hơn ai hết, nghệ sĩ cần chịu trách nhiệm về hành xử, ứng xử của mình, cần có lối sống lành mạnh để truyền cảm hứng tích cực cho người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ. Với khả năng tạo ra sự chú ý đặc biệt từ công chúng và truyền thông, nghệ sĩ ngoài đem lại những tác phẩm hay, còn có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để hỗ trợ các vấn đề xã hội quan trọng, như môi trường, y tế, giáo dục, và các vấn đề xã hội khác. Khi họ hiểu và đảm nhận trách nhiệm này, nghệ sĩ có thể tạo ra tác động tích cực lớn và ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội.
Và hơn hết, tác động của nghệ sĩ đến thế hệ trẻ là tác động mang tính mạnh mẽ, rộng lớn và dài lâu. Bởi vì là hình mẫu cho giới trẻ, nghệ sĩ có trách nhiệm đặc biệt trong việc hình thành các giá trị, niềm tin và ước mơ cho tương lai.
Với những gì đang diễn ra trong xã hội hiện nay, cho thấy càng ngày, càng có nhiều nghệ sĩ coi thường nghề nghiệp của mình, coi thường công chúng, gây tác động xấu đến cộng đồng. Đã đến lúc bản thân nghệ sĩ cần phải nghiêm túc tự nhận thức, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức về trách nhiệm xã hội. Về phần mình, công chúng cần lên tiếng mạnh mẽ, “nói không” với nghệ sĩ “bẩn, chiêu trò”.
Cơ quan quản lý cũng cần những động thái mạnh tay, xử lý nghiêm đối với các trường hợp nghệ sĩ có hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật, có sản phẩm kém chất lượng, phản văn hóa. Cùng với đó, các bộ quy tắc ứng xử của nghệ sỹ hay ứng xử trên không gian mạng cần phải được thực thi một cách nghiêm túc.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(PLM) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.