Mỗi năm, dầu bận thế nào, tôi cũng phải sắp xếp cho mình một quãng thời gian nho nhỏ để nghỉ ngơi ở Hà Nội. Ngày trước, sẽ là đi thăm thú khắp nơi, nào làng gốm Bát Tràng, nào làng cổ Đường Lâm, làng hoa Quảng Bá... Còn giờ đây, sau khi đã trở nên thân thiết với Hà Nội, những điểm tham quan không còn làm tôi háo hức. Tình yêu với Hà Nội, đơn giản là yêu những góc phố nhỏ, những hàng cây râm mát, những món ăn ngon, nhịp sống Hà Nội sâu lắng trong sự ồn ào. Và những người Hà Nội có chua ngoa, có hiền lành, nhưng đa số với tôi, rất nghĩa tình và thanh lịch.
Tôi thường ở trong phố cổ, sáng sớm sẽ đi dạo bộ một vòng, thưởng thức những đặc sản Hà Nội, như mua một túi bánh rán cổ truyền hơn 30 năm ở đường Lương Ngọc Quyến nhấm nháp cái vị bánh ngọt thơm mật mía, vỏ giòn tan, hoặc ghé lề đường Nguyễn Hữu Huân thưởng thức một bát cháo đậu cà nóng hổi, rồi lại một ly cà phê trứng trứ danh vị nguyên bản chỉ Hà Nội mới có.
Tôi ngồi ở các góc quán ấy, không chỉ thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng của Hà Nội, mà đang thưởng thức phong vị của một Hà Nội giao thoa giữa xưa và nay. Hơn ba mươi năm, bà cụ chủ có lẽ đã bán bánh rán từ thuở thanh xuân cho đến con cháu đầy nhà, các con cháu của cụ cũng ít nhiều nối nghiệp cụ. Hơn 30 năm, không biết vị bánh rán ngày xưa thế nào, mà nay sao mà khiến lòng người thổn thức đến thế. Tôi ở trong Nam, bánh rán còn gọi là bánh cam, dần dà cũng chẳng mấy người còn bán, hương vị cũng “công nghiệp hóa” rồi. Thế mà chiếc bánh rán phố cổ, màu sắc, hương vị vẫn thật ngon, thật thanh. Và mặc dù những hàng dài người xếp hàng chờ mua, giá của mỗi chiếc bánh rán thơm lừng cũng chỉ có 3 nghìn đồng.
Tôi cũng thích ngồi ở hàng cháo lề đường Nguyễn Hữu Huân, không chỉ vì nó đặc sắc. Tôi quý bác chủ quán nơi ấy. Bán một bát cháo rất rẻ, chỉ 12 nghìn đồng, đủ no bụng cho cả một buổi sáng, không bao giờ cằn nhằn khi khách (như tôi) ăn rất nhiều cà muối. Chiếc quán nhỏ ấy du khách chẳng ai để ý, nhưng sáng nào cũng rất đông, bởi dường như cả xóm tập trung nơi ấy, ngoài ăn sáng ra còn để nói đủ chuyện đông - tây kim cổ, một kiểu họp tổ dân phố buổi sáng của các cô bác hưu trí.
Từng đi Hà Nội quá nhiều lần, tôi cũng từng chứng kiến đủ loại tính cách Hà Nội. Có người nói thách tận trời khi phát hiện khách là người miền Nam, có người chạy hẳn ra đường chèo kéo khách vào, cũng có người khách không mua hàng thì lẩm bẩm chửi với theo. Nhưng tôi cũng đã gặp rất nhiều người cho tôi hiểu thế nào là người Tràng An thanh lịch. Những hiệu cà phê nho nhỏ, một quán bia hơi cổ, những quán ăn xưa..., tôi nhận ra rằng đã số các nơi ấy dẫu rất đông khách, dẫu người bán nhanh tay lẹ mắt, những lời ăn, tiếng nói vẫn đằm thắm, nhẹ nhàng, chứ không chuộng cái ồn ào, la mắng xô bồ.
Tôi đã từng trò chuyện nhiều với những cô, những chị, những chú bán hàng hay hưu trí trong phố cổ. Họ làm tôi ngạc nhiên bởi cái cách ăn nói nhẹ nhàng mà đầy tình cảm, cách họ vẫn ăn mặc rất chỉn chu, chân mang giày ngay cả khi đang tất bật buôn bán hay chỉ ngồi vỉa hè bên ly nước vối, chuyện vãn với nhau. Tôi cũng từng gặp một bác gái sống gần phủ Tây hồ, giáo viên hưu trí, giảng cho tôi nghe nhiều điều về nét thanh lịch của người Hà Nội. Bác kể rằng ngày xưa cụ thân sinh nhà bác, một tiểu thư khuê các đúng chất Hà Thành đã dạy bác rất nhiều về công dung ngôn hạnh, về cách ăn mặc, đi đứng, chuyện trò. Câu nói mà cụ thân sinh bác thường nói là “Người thanh tiếng nói cũng thanh”. Cụ bảo, người Tràng An xưa nổi danh là thanh lịch, nếu con cháu mà không được dạy dỗ cẩn thận, thì cái thanh lịch ấy sẽ bị mài mòn theo thời gian, mất đi cái chất Hà Nội không trộn lẫn vào đâu được. Cụ bảo, người Hà Nội phải biết ăn theo thuở, ở theo thời, cái cách đi đứng phải nhẹ nhàng, thư thái, cách ăn nói phải luôn dịu dàng, hòa nhã, tình cảm. Như thế mới là cốt cách người Thủ đô.
Mẹ tôi xuất thân từ một tỉnh phía Bắc. Mẹ kể rằng, ngày mới lớn, có dịp được ra Hà Nội, trầm trồ trước những quý ông, thiếu nữ Hà Nội ăn mặc trang nhã, nói năng dịu dàng hòa ái, về nhà mẹ cứ muốn học hỏi. Mẹ tôi bảo, các cô gái trong làng ngày xưa cũng hay lấy “con gái Hà Nội” làm cái chuẩn trong cách ăn mặc, nói năng, ai mà được ví giống “người Hà Nội” là vui lắm.
Chuyện của các cụ xưa, đến nay đã phai mờ đi nhiều theo năm tháng. Nhưng tôi nghĩ, cái cốt cách thanh lịch của người Tràng An xưa vẫn còn chảy trong mỗi con người Hà Nội hôm nay. Đôi khi cơm áo gạo tiền, đôi khi bao gian khó của cuộc sống thị thành, cơ chế thị trường khắc nghiệt có thể làm người ta trở nên xù xì hơn, gắt gỏng hơn. Nhưng những điều đã thuộc về văn hóa, máu thịt thì khó mà mất đi được. Quan trọng là mỗi một người Hà Nội cần nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa ứng xử, cũng như cơ quan quản lý làm thế nào để hạn chế những hành vi xô bồ, chụp giật, làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của nguời Hà Nội.
Lớp trẻ giờ đây cũng bắt đầu có ý thức hơn trong việc gìn giữ, phát huy những cái hay, cái đẹp của cha ông xưa. Điều quan trọng còn lại, là làm thế nào để các thế hệ có thể kết nối với nhau, để thế hệ đi trước có thể truyền dạy lại những tinh hoa cho thế hệ sau.
Có như thế, mới gìn giữ được một Hà Nội thanh lịch, từng khiến bao vùng đất khác hướng về, yêu mến, trân trọng...
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.