Theo đơn của 92 người dân (phần lớn là người cao tuổi) ở phường Xuân La cho biết: Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa cổ, tên chữ là “Khai Nguyên Tự”, ở tổ 10 và 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ. Năm 1992, ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia (Quyết định số: 138/QĐ-BT ngày 31/1/1992).
Ngày 15/3/1993, Nhân dân và 192 cụ phụ lão hai giới thôn và sư cụ Thích Đàm Đức, 81 tuổi (đại diện cho chùa Khai Nguyên) họp và nhất trí làm đơn thỉnh mời cố Hoà thượng Thích Viên Thành, nguyên Trụ trì Tổ đình Hương Tích, nguyên Uỷ viên Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trụ trì.
![]() |
Chùa Khai Nguyên |
Tháng 8/1993, Thượng toạ Thích Viên Thành đã cử sư ông Thích Minh Pháp về trông coi chùa Khai Nguyên cùng sự cụ Thích Đàm Đức. Tháng 4/1994, Thượng toạ Thích Viên Thành tiếp tục cử thêm sư ông Thích Minh Thanh về cùng trông coi chùa Khai Nguyên.
Đầu năm 1996, sư ông Thích Minh Pháp được Thượng toạ Thích Viên Thành cử đi học ở nước ngoài và sư ông Thích Minh Thanh tiếp tục trông coi chùa Khai Nguyên và đi học ở chùa Quán Sứ - Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tháng 2/1997, Thượng toạ Thích Viên Thành tiếp tục cử sư ông Thích Minh Thanh về trông coi chùa Khúc Thuỷ ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Khi đó, sư ông Thích Minh Thanh phải trông coi cả 2 chùa Khai Nguyên và chùa Khúc Thuỷ.
Do việc đi học cũng như phải trông 2 chùa có khoảng cách địa lí xa, sư ông Thích Minh Thanh có đề nghị với sư ông Thích Minh Pháp cho đệ tử của sư ông Thích Minh Pháp là tiểu Thích Đạo Lạc đến chùa Khai Nguyên trông coi. Tại đây, tiểu Thích Đạo Lạc được sư ông Thích Minh Thanh dẫn dắt, dạy bảo và dần quen với việc trông coi chùa. Do vậy, sư ông Thích Minh Thanh không thường xuyên về chùa Khai Nguyên.
Sau khi sư ông Thích Minh Pháp hoàn thành việc du học ở nước ngoài về, sư ông không muốn ở lại chùa Khai Nguyên nên có đơn đề nghị chính quyền địa phương và Nhân dân giao chùa Khai Nguyên cho sư ông Thích Minh Tuệ (Trụ trì chùa Vạn Niên, phường Xuân La) trông coi và quản lí.
Thời điểm đó, UBND phường Xuân La họp với Tiểu ban Quản lí di tích chùa Khai Nguyên về giải quyết vấn đề sư trụ trì chùa Khai Nguyên và thống nhất, chấp thuận ý kiến đề nghị của sư ông Thích Minh Pháp về giải quyết vấn đề sư trụ trì, trông coi chùa Khai Nguyên.
Ngày 18/3/2005, UBND phường Xuân La có Thông báo số: 13/TB-UB về việc: “Ông Thích Minh Pháp sẽ thôi không ở lại trông coi chùa Khai Nguyên, giao lại cho sư ông Thích Minh Tuệ (Trụ trì chùa Vạn Niên, phường Xuân La) tạm thời trông coi. Ông Thích Đạo Lạc là học trò của sư ông Thích Minh Pháp, chưa có tăng tịch, chưa đủ điều kiện trông coi Chùa, nay tuân theo quy định của “Sơn môn pháp phái”, không được ở lại chùa Khai Nguyên phải theo thầy để tiếp tục học việc tu hành...
![]() |
Ngày 20/3/2005, Tiểu ban Quản lí di tích và sư ông Thích Minh Tuệ đến chùa Khai Nguyên để nhận tiếp quản và bàn giao. Tuy nhiên, sư ông Thích Minh Tuệ bị một số người dân thôn Quán La không đồng ý tiếp quản chùa và có những lời lẽ xúc phạm nên sư ông đã rời khỏi chùa Khai Nguyên và không hoàn thành thủ tục tiếp nhận trông coi chùa.
Mặc dù UBND phường Xuân La đã có thông báo yêu cầu tiểu Thích Đạo Lạc phải rời khỏi chùa Khai Nguyên, theo sư ông Thích Minh Pháp để học tập, tu hành. Nhưng đến nay, tiểu Thích Đạo Lạc vẫn tiếp tục ở lại chùa Khai Nguyên dẫn tới Nhân dân và người cao tuổi phường Xuân La có nhiều ý kiến trái chiều, “bức xúc”, có đơn kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lí nghiêm, đúng quy định. Theo người dân địa phương, ông Thích Đạo Lạc trông coi chùa Khai Nguyên nhưng không có tăng tịch, chứng điệp thụ giới tì kheo, chứng điệp an cư và Bằng cấp bồi dưỡng Phật pháp,…
Việc tiểu Thích Đạo Lạc chưa phải là một vị sư, không có chứng chỉ, bằng cấp, dẫn tới không có khả năng hướng dẫn, dẫn dắt các phật tử và Nhân dân học theo Phật giáo đúng quy định. Do đó, Nhân dân và các phật tử mong muốn các cơ quan chức năng, Giáo hội Phật giáo các cấp, Sơn môn Hương tích sớm cử một sư thầy về chùa Khai Nguyên để quản lí và dẫn dắt Nhân dân học theo đạo Phật tiến tới “Chân - thiện - mĩ”...
Phúc đáp đơn của 92 người dân, ngày 17/1/2025, UBND phường Xuân La có Văn bản số: 223/UBND -VHTT. Theo đó, người trông coi chùa Khai Nguyên hiện tại là ông Thích Đạo Lạc (trông coi từ năm 2005 đến nay). Ông Thích Đạo Lạc chưa hoàn thiện các thủ tục thụ giới, bồi dưỡng Phật pháp để bảo đảm phục vụ tín ngưỡng và quản lí.
Để có thông tin khách quan, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đến chùa Khai Nguyên để liên hệ với ông Thích Đạo Lạc. Trao đổi với phóng viên, ông Thích Đạo Lạc cho biết: Hiện nay, chùa Khai Nguyên chưa có sư trụ trì. Tiểu và các thầy chỉ là người trông coi chùa. Tiểu và các thầy luôn “hoan hỉ” và mong muốn chùa Khai Nguyên sớm có vị sư trụ trì nhưng cần đúng pháp môn, được người dân địa phương và người tu hành trong chùa đồng ý. Trước đây, sư thầy Thích Minh Tuệ được cử đến trông coi và quản lí chùa Khai Nguyên, nhưng do người dân ở đây không đồng ý nên thầy Tuệ đã không ở lại chùa. Bản thân tiểu và các thầy cũng muốn được đi học đầy đủ nhưng do sư môn pháp phái không cử đi học nên chỉ có thể tu hành ở trong chùa. Chính quyền địa phương cũng rất ủng hộ nhà chùa. Hằng năm, chùa đều có đóng góp cho phường, Giáo hội Phật giáo quận Tây Hồ và làm từ thiện khắp nơi từ nguồn công đức của phật tử địa phương.
Hoàng Nam - ngaymoionline.com.vn
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.
(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.
(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.
(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.
(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.