Thứ tư 30/04/2025 13:20
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Những người tôi biết: Bài 2- Người "Vẽ bằng ánh sáng" biểu tượng Đại thắng mùa xuân 1975

Những người tôi biết: Bài 2- Người "Vẽ bằng ánh sáng" biểu tượng Đại thắng mùa xuân 1975

Lời tòa soạn: “NHỮNG NGƯỜI TÔI BIẾT” là tựa đề cuốn sách sắp xuất bản của nhà báo, PGS,TS. Hà Huy Phượng. Ông là giảng viên cao cấp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Là một nhà báo, ông có dịp đi nhiều nơi trên thế giới và trong nước, gặp gỡ nhiều người. Trong cuộc đời gần 40 năm làm nghề báo và đào tạo báo chí, ông đã viết, vẽ, chụp được hàng trăm chân dung nhân vật của mình với muôn vẻ khác nhau của đời sống. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa xuân năm 1975 và hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Biên tập báo Pháp luật Việt Nam giới thiệu một số bài viết chân dung về những người mà nhà báo Hà Huy Phượng biết, viết, vẽ và chụp.

Bài 2: NGƯỜI “VẼ BẰNG ÁNG SÁNG” BIỂU TƯỢNG ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

Nhà báo Trần Mai Hưởng là một trong những phóng viên chiến trường tiêu biểu của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Ông là một trong những người đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam với nhiều tác phẩm báo chí có giá trị lịch sử. Khoảng khắc ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập” trưa ngày 30/4/1975 của ông trở thành biểu tượng của Đại thắng mùa xuân năm 1975.

KHOẢNH KHẮC “VẼ” BIỂU TƯỢNG CHIẾN THẮNG BẰNG ÁNH SÁNG

Bức ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập” do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975 đã thực sự trở thành biểu tượng của chiến thắng 30/4, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, mở ra thời kỳ độc lập, thống nhất đất nước. Bức ảnh ghi lại giây phút xe tăng 846 (thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2) húc đổ cánh cổng chính của Dinh Độc Lập - trung tâm quyền lực của ngụy quyền Sài Gòn lúc đó. Đây là hình ảnh đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Việt Nam Cộng hòa, một kết thúc chiến tranh rõ ràng, trực tiếp nhất.

Khoảnh khắc ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập” do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975 trở thành biểu tượng Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng
Khoảnh khắc ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập” do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975 trở thành biểu tượng Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng

Hình ảnh xe tăng đại diện cho sức mạnh của Quân Giải phóng. Lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng tung bay trên tháp pháo là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng độc lập dân tộc. Hình ảnh không hề nhuốm màu bạo lực. Khoảnh khắc ảnh chỉ đơn giản ghi lại sự chuyển giao thời đại bằng hình ảnh một cánh cổng bị xe tăng húc đổ và quân Giải phóng tiến vào sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn. Khoảnh khắc ảnh chân thật, tự nhiên, không dàn dựng, đúng với tinh thần báo chí chiến trường. Bức ảnh có giá trị lưu truyền và tôn vinh qua các thế hệ. Bức ảnh được in trong nhiều tài liệu lịch sử, sách giáo khoa, bảo tàng tại Việt Nam. Các sự kiện triển lãm liên quan đến 30/4, kỷ niệm ngày thống nhất hằng năm luôn trưng bày bức ảnh này như một biểu tượng chính.

Nhắc lại kỷ niệm chụp khoảnh khắc ảnh, nhà báo Trần Mai Hưởng kể: Sáng 30/4/1975, tôi theo một cánh quân Giải phóng tiến vào trung tâm Sài Gòn. Trên đường đi, tôi chứng kiến cảnh người dân hai bên đường hân hoan chào đón bộ đội, trong khi đó vẫn còn giao tranh ở Thủ Đức. Khi đến Dinh Độc Lập, tôi đã kịp thời ghi lại hình ảnh chiếc xe tăng mang số hiệu 846 cùng các chiến sĩ bộ binh Sư đoàn 304 băng qua cổng sắt đã bị đổ sập tiến vào Dinh Độc lập với lá cờ Giải phóng tung bay trên tháp pháo.

Chân dung nhà báo Trần Mai Hưởng. Ảnh: Hà Huy Phượng
Chân dung nhà báo Trần Mai Hưởng. Ảnh: Hà Huy Phượng

Nhà báo Trần Mai Hưởng cho biết thêm: Chiếc xe tăng 846 có 4 thành viên, gồm: trưởng xe Nguyễn Quang Hòa, lái xe Trần Bình Yên, pháo thủ số 1 Nguyễn Ngọc Quý và pháo thủ số 2 Nguyễn Bá Tứ. Sau chiến tranh, họ trở về cuộc sống bình dị, gắn bó với đồng ruộng hoặc làm nghề lái xe, buôn bán nhỏ. Dù không nổi tiếng, họ luôn tự hào vì đã góp mặt trong thời khắc lịch sử của dân tộc. ​

Cùng với những khoảnh khắc ảnh ấn tượng mà các nhà báo quốc tế và Việt Nam chụp cảnh chị Võ Thị Sáu ra pháp trường, cảnh Chiến sĩ Điện Biên kéo pháo, Em bé Napal..., mang thông điệp tố cáo tội ác chiến tranh, nỗi đau dân thường, hướng tới đánh động lương tri nhân loại, thì bức ảnh "Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập" của nhà báo Trần Mai Hưởng đã thể hiện thành quả cuối cùng, niềm vui chiến thắng trọn vẹn. Bức ảnh của nhà báo Trần Mai Hưởng đã mang thông điệp hòa bình, thắng lợi, khép lại chiến tranh. Trong kho tàng ảnh lịch sử Việt Nam, nó đại diện cho một dấu son kết thúc đầy tự hào mà ít có bức ảnh chiến trường nào sánh kịp.

ĐỜI THƯỜNG GIẢN DỊ ​CỦA TÁC GIẢ BỨC ẢNH NỔI TIẾNG

Nhà báo Trần Mai Hưởng sinh năm 1952, tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương. Ông từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc TTXVN từ năm 2009 đến khi nghỉ hưu năm 2012. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống báo chí. Anh trai của ông là nhà báo Trần Mai Hạnh, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã thể hiện niềm đam mê với nghề báo và bắt đầu sự nghiệp tại TTXVN.​

Trong suốt hơn một thập kỷ vào chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng đã tác nghiệp tại nhiều mặt trận khốc liệt như Quảng Trị mùa hè đỏ lửa, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, chiến trường Campuchia năm 1979 và các cuộc chiến bảo vệ biên giới những năm 1980. Ông không chỉ là người đưa tin mà còn là nhân chứng sống của những thời khắc lịch sử quan trọng của đất nước.​ Sau chiến tranh, ông tiếp tục cống hiến cho ngành báo chí và từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, góp phần định hướng và phát triển báo chí nước nhà trong thời kỳ đổi mới.​

Sau khi nghỉ hưu, ông sống cùng gia đình trong một căn hộ nhỏ tại khu tập thể Bách Khoa, Hà Nội. Cuộc sống của ông giản dị, gắn bó với những kỷ niệm chiến trường và niềm đam mê văn chương. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm, gồm truyện ngắn, thơ, truyện ký và bút ký. Năm 2023, ông ra mắt cuốn hồi ký “Phóng viên chiến trường - Trên những nẻo đường chiến tranh và hòa bình”, để chia sẻ những trải nghiệm chân thực và cảm xúc sâu sắc từ những năm tháng làm báo giữa bom đạn. Cuốn sách không chỉ là tư liệu quý giá cho người làm báo mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ về lòng yêu nghề và trách nhiệm xã hội.

Tôi biết tên tuổi nhà báo Trần Mai Hưởng từ khi nhận biết được khoảnh khắc ảnh biểu tượng chiến thắng 30/4, cách đây 50 năm. Nhưng, chỉ may mắn khi được cùng là đồng nghiệp báo chí với ông. Tôi gặp ông ở nhiều sự kiện trọng đại của báo giới cả nước và cũng có dịp được ngồi nghe ông kể về chuyện làm báo một thời. Gần đây nhất, ngồi nghe ông kể chuyện làm Báo ảnh Việt Nam (TTXVN), nhân kỷ niệm 70 năm ngày ra đời tờ báo đặc biệt này của nền báo chí cách mạng Việt Nam...

Tác giả bài viết (người đứng ngoài cùng, bên trái) chụp chung với các nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh một thời làm Báo ảnh Việt Nam, trong đó có nhà báo Trần Mai Hưởng (người đứng thứ hai từ bên phải sang). Ảnh: Hà Vũ
Tác giả bài viết (người đứng ngoài cùng, bên trái) chụp chung với các nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh một thời làm Báo ảnh Việt Nam, trong đó có nhà báo Trần Mai Hưởng (người đứng thứ hai từ bên phải sang). Ảnh: Hà Vũ

Sau nhiều lần “đặt lịch”, nhà báo nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến mới chọn được một ngày đẹp để nhóm “G7” (gồm có 7 người tâm huyết với Báo ảnh Việt Nam) gồm các nhà báo: Lê Quốc Trung, Trần Mai Hưởng, Vũ Huyến, Phạm Tiến Dũng, Vũ Đức Tân, Ngô Dư, Vũ Quốc Khánh, nhóm họp, phiếm chuyện về “hồi ấy” làm báo. Tôi là người được “đặc cách” vào nhóm “G7”, với lý do như nhà báo Vũ Huyến nói “tay này biết nhiều chuyện về giới ảnh ọt”. Thực ra, tôi cũng có chút chuyên môn liên quan, vì “chót” yêu ảnh và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực ảnh báo chí, do vậy cũng thích “giao du” học hỏi các bậc tiền bối, những người có kinh nghiệm về nghề.

Nhà báo Trần Mai Hưởng, dù từng là một nhà quản lý cấp cao trong báo giới Việt Nam, nhưng khi nói về ảnh, ông say sưa trò chuyện chuyên môn. Có lẽ cái “máu” của nhà báo, chiến sĩ trong ông kể từ khi còn là phóng viên chiến trường, đi dọc chiều dài đất nước và chứng kiến giờ phút của ngày toàn thắng 30/4/1975, nên ông vẫn cứ hừng hực khí thế nghề nghiệp khi “hồi ấy” về làm Báo ảnh Việt Nam.

Nhà báo Trần Mai Hưởng (ở giữa) cùng các phóng viên chiến trường TTXVN trên đường vào mặt trận Quảng - Đà. Ảnh: Tư liệu (TTXVN)
Nhà báo Trần Mai Hưởng (ở giữa) cùng các phóng viên chiến trường TTXVN trên đường vào mặt trận Quảng - Đà. Ảnh: Tư liệu (TTXVN)

Con đường vào nghề báo của nhà báo Trần Mai Hưởng khá “lòng vòng”. Ông nói, hồi nhỏ mình không nghĩ sau này sẽ làm báo, vì lúc đó ông học thiên về các môn tự nhiên và cũng có chút thích viết lách, văn chương. Năm 1968, tốt nghiệp lớp 10 (hệ 10 năm), không hiểu sao ông lại được cử tuyển vào học… Đại học Thể dục - Thể thao. Lý do lãng xẹt là trong học bạ của ông, giáo viên chủ nhiệm bút phê… “có năng khiếu đánh bóng bàn”. Chưa biết xoay sở thế nào thì người anh trai là nhà báo Trần Mai Hạnh (nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam), lúc đó là phóng viên TTXVN đã kết nối cho ông bén duyên với nghề báo. Thế là ông “đầu quân” vào TTXVN. Qua một lớp huấn luyện nghiệp vụ báo chí ngắn hạn, ông vào làm việc tại phân xã ở tỉnh Hà Tây. Năm 1972, nhà báo Trần Mai Hưởng được lệnh đi chiến trường và trở thành phóng viên chiến trường. Ông cùng người anh trai của mình là nhà báo Trần Mai Hạnh (nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam) đi dọc chiến trường Trung - Nam Bộ và vinh dự được chứng kiến giờ phút lịch sử 30/4/1975.

Nhà báo Trần Mai Hưởng cùng các phóng viên chiến trường TTXVN trên đường vào mặt trận, dừng chân trong rừng Trường Sơn. Ảnh: Tư liệu (TTXVN)
Nhà báo Trần Mai Hưởng cùng các phóng viên chiến trường TTXVN trên đường vào mặt trận, dừng chân trong rừng Trường Sơn. Ảnh: Tư liệu (TTXVN)

Sau giải phóng, nhà báo Trần Mai Hưởng có thời gian làm phóng viên của Báo ảnh Việt Nam. Rồi ông được cử đi học ở Trường Đảng cao cấp Matxcơva, Liên Xô và về lại TTXVN công tác. Sau này, khi trở thành Tổng Giám đốc TTXVN, ông là một trong những lãnh đạo của TTXVN dành nhiều sự quan tâm đến Báo ảnh Việt Nam. Thời điểm này, Báo ảnh Việt Nam bắt đầu chuyển mình, thích ứng với bối cảnh hội nhập, bùng nổ thông tin và phát triển kỹ thuật - công nghệ làm báo hiện đại. Báo ảnh Việt Nam bắt đầu phát triển các sản phẩm điện tử bằng nhiều thứ tiếng khác nhau để đến với bè bạn năm châu.

Đến vui với nhóm “G7”, nhà báo Trần Mai Hưởng vẫn phong thái như thời “Nam tiến” chạy xe Honda 67 qua các mặt trận Huế, Quảng Đà để ghi hình, đưa tin. Nay ông tự chạy chiếc Honda Cub 82 cũ kỹ của mình đến hội ngộ nhóm “G7”, rồi lại nhanh nhẹn bon xe khi ra về. Nhìn chẳng ai nghĩ đó lại là một người từng giữ trọng trách cao trong làng báo chí cách mạng Việt Nam và là người đã “vẽ bằng ánh sáng” biểu tượng mang tính lịch sử của sự kiện 30/4/1975 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau buổi hàn huyên, ngay chiều hôm đó, nhà báo Trần Mai Hưởng đã đăng lại trên Facebook cảm tác thi ca một tác phẩm thơ đầy xúc động để tặng bạn bè một thời làm Báo ảnh Việt Nam:

GÓC PHỐ XƯA

Góc phố xưa ngày ấy
Thời gian lặng lẽ trôi
Vỉa hè và quán cóc
Gặp nhau là nói cười

Năm tháng như dừng lại
Trời đất xanh cùng ta
Ống kính còn thấp thoáng
Hình bóng một người xa

Cà phê rơi thật chậm
Thẫm trong chiều nhạt nhoà
Cuốc lủi dăm ba chén
Đủ làm ta thăng hoa

Người nói về khát vọng
Kẻ khóc vì thơ ca
Lương chưa cầm đã hết
Vẫn yêu nhạc Mozart!

Sao mà phong lưu thế
Đồng bạc lẻ chia ba
Kẹo lạc và trà chén
Điếu thuốc cuộn ngâm nga

Mọi sự giờ khác cả
Hối hả và quay cuồng
Góc phố xưa ngày ấy
Ngổn ngang một công trường

Một chiều về qua phố
Chạnh lòng nhớ bạn xưa
Những ngày trong trẻo ấy
Tìm ở đâu bây giờ?

Đọc xong tứ thơ trên, chắc rằng những người có một thời làm Báo ảnh Việt Nam sẽ thấy một phần nào đó của mình trong đó, nơi mà mọi người gắn bó với nơi tổ ấm thân quen, trong trẻo này. Và đây cũng là nơi nhà báo Trần Mai Hưởng dành nhiều tâm huyết đối với nghề báo, trong đó có lĩnh vực ảnh báo chí.

Những ngày tháng Tư lịch sử này, nhà báo Trần Mai Hưởng bận rộn hơn với nhiều sự kiện mà các cơ quan, tổ chức, báo, đài mời dự, phỏng vấn, trò chuyện với ông về chiến trường xưa, về bức ảnh biểu tượng của chiến thắng. Trên Facebook của ông cũng trả ngập những thông điệp hồi ức của một thời đạn bom - một thời hòa bình.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa xuân (1975 - 2025), bức ảnh của nhà báo Trần Mai Hưởng được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý tái hiện trên sản phẩm bạc thỏi kỷ niệm. Tập đoàn đã trao tặng sản phẩm này cho ông và những người lính xe tăng 846. Đây là một món quà sưu tầm có ý nghĩa, góp phần lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá trong thời khắc hào hùng của dân tộc.

Hà Huy Phượng (baophapluat.vn)
Tin bài khác
30/4 - Khi người trẻ nhìn lại lịch sử

30/4 - Khi người trẻ nhìn lại lịch sử

30/4 trong mắt người trẻ: Không chỉ là một kỳ nghỉ
Những người tôi biết: Bài 1- Người chiến sĩ đặc công góp phần làm nên chiến thắng 30/04/1975

Những người tôi biết: Bài 1- Người chiến sĩ đặc công góp phần làm nên chiến thắng 30/04/1975

Lời tòa soạn: “NHỮNG NGƯỜI TÔI BIẾT” là tựa đề cuốn sách sắp xuất bản của nhà báo, PGS,TS. Hà Huy Phượng. Ông là giảng viên cao cấp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Là một nhà báo, ông có dịp đi nhiều nơi trên thế giới và trong nước, gặp gỡ nhiều người. Trong cuộc đời gần 40 năm làm nghề báo và đào tạo báo chí, ông đã viết, vẽ, chụp được hàng trăm chân dung nhân vật của mình với muôn vẻ khác nhau của đời sống. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa xuân năm 1975 và hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Biên tập báo Pháp luật Việt Nam giới thiệu một số bài viết chân dung về những người mà nhà báo Hà Huy Phượng biết, viết, vẽ và chụp.
Dàn Hoa hậu, nghệ sĩ tự hào tham gia diễu binh mừng đại lễ 30/4

Dàn Hoa hậu, nghệ sĩ tự hào tham gia diễu binh mừng đại lễ 30/4

(PLVN) - Đạo diễn Hoàng Nhật Nam, Hoa hậu Bảo Ngọc, Thanh Thủy, Tiểu Vy, ca sĩ Quốc Đại... và dàn văn nghệ sĩ bày tỏ niềm phấn khởi, tự hào khi có mặt trong đội ngũ tham gia diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xuân Son ký hợp đồng

Xuân Son ký hợp đồng 'dài kỷ lục' với Nam Định

(PLVN) - Nguyễn Xuân Son và CLB Thép Xanh Nam Định gia hạn hợp đồng tới năm 2031.
TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(PLVN) - Tối 26/4, triển lãm, chiếu phim kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ đề “Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong điện ảnh” sẽ khai mạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM.
Hà Nội đình chỉ hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh

Hà Nội đình chỉ hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh

(PLVN) - Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động với trung tâm dạy thêm ở phố Chùa Láng, quận Đống Đa, do chưa đảm bảo các quy định.
Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Xá lợi Phật sẽ được cung rước sang Việt Nam bằng chuyên cơ quân sự

Xá lợi Phật sẽ được cung rước sang Việt Nam bằng chuyên cơ quân sự

(PLVN) - Theo chương trình Đại lễ Vesak 2025, Xá lợi Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ sẽ được cung rước sang Việt Nam bằng chuyên cơ quân sự do một bộ trưởng của Ấn Độ hộ tống.
Phát hiện 9 bộ hài cốt, an táng theo tư thế ngồi bó gối dưới lòng đất tại Quỳnh Văn

Phát hiện 9 bộ hài cốt, an táng theo tư thế ngồi bó gối dưới lòng đất tại Quỳnh Văn

(PLVN) -Ngày 22/4, thông tin từ Sở VHTT&DL Nghệ An, Sở cùng với các nhà chuyên gia, khảo cổ học đã phát hiện 9 bộ hài cốt được an táng theo tư thế bó gối ở độ sâu 3m.
85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

(PLVN) - Với chủ đề chính: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức với 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 6 - 8/5/2025.
Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.
Đọc sách trong lòng biển - Thói quen nuôi dưỡng tinh thần của thủy thủ tàu ngầm

Đọc sách trong lòng biển - Thói quen nuôi dưỡng tinh thần của thủy thủ tàu ngầm

(PLM) - Giữa lòng đại dương sâu thẳm, nơi gần như cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, những thủy thủ tàu ngầm Lữ đoàn 189 Hải quân vẫn duy trì một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng - thói quen đặc biệt: đọc sách. Đối với họ, sách không chỉ là công cụ giải trí mà còn là người bạn đồng hành nuôi dưỡng đời sống tinh thần và trí tuệ.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có nội dung bài viết với tiêu đề "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Pháp luật Plus- Báo Pháp Luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý
Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất
Công an xã không có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

Công an xã không có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

Bộ Công an vừa trả lời cử tri kiến nghị về bổ sung nhiệm vụ với lực lượng Công an xã liên quan đến việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.
Bắc Ninh: Những chỉ đạo “nằm trên giấy”

Bắc Ninh: Những chỉ đạo “nằm trên giấy”

(PLM) - Mặc dù đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu đình chỉ toàn bộ các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép, nhưng nhiều điểm tại xã Đức Long (Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ, thách thức kỷ cương pháp luật. Đáng nói, đúng vào ngày làm việc bù theo quy định, tập thể cán bộ UBND xã Đức Long lại bỏ nhiệm sở đi du lịch, khiến người dân bức xúc.
Tạm giữ khẩn cấp giám đốc công ty sản xuất mì chính, hạt nêm giả

Tạm giữ khẩn cấp giám đốc công ty sản xuất mì chính, hạt nêm giả

(PLVN) - Ngày 27/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, để điều tra về hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm.
Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.

Văn Yên - Yên Bái: “Mập mờ” pháp lý trong hoạt động tập kết, khai thác cát sỏi

Văn Yên - Yên Bái: “Mập mờ” pháp lý trong hoạt động tập kết, khai thác cát sỏi

(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.

Sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 3

Sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 3

(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.

“Bước chân trên mây” – Chinh phục đỉnh Tà Xùa “gọi tên” VĐV Trịnh Hoàng Yên, nữ quán quân Trần Thu Trang bảo vệ thành công chức vô địch

“Bước chân trên mây” – Chinh phục đỉnh Tà Xùa “gọi tên” VĐV Trịnh Hoàng Yên, nữ quán quân Trần Thu Trang bảo vệ thành công chức vô địch

(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.

Hơn 100 nhà báo, phóng viên hào hứng tranh tài trong Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần 2

Hơn 100 nhà báo, phóng viên hào hứng tranh tài trong Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần 2

(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.