Thứ hai 10/02/2025 08:51
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

(PLVN) - Từ mùa xuân năm 1930, con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bắt đầu một hành trình đầy gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào. 95 năm trôi qua, chúng ta nhìn lại với niềm hân hoan trước cơ đồ vững chãi, tiềm lực mạnh mẽ, vị thế ngày càng nâng cao và uy tín vượt trội của đất nước trên trường quốc tế.

Kinh tế phát triển mạnh mẽ, vị thế nâng cao, cơ đồ vững chãi

Hành trình 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một chặng đường đầy gian lao nhưng cũng tràn ngập những chiến công và thành tựu. Từ một dân tộc bị áp bức, nghèo đói, Việt Nam đã vươn mình trở thành một quốc gia có tiềm lực lớn, vị thế ngày càng cao và uy tín không ngừng được khẳng định.

Từ sau Đổi mới (1986), Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Nếu như trước đây, chúng ta chỉ biết đến chiến tranh, đói nghèo và viện trợ quốc tế, thì ngày nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 ngàn tỉ đồng, tương đương 476,3 tỉ USD. GDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động, tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023.

Xuất khẩu hàng hóa lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới. Các sản phẩm chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may... không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, Việt Nam đã tập trung phát triển kinh tế số, năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao. Hàng loạt khu công nghệ cao tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đang trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn của khu vực.

Cơ đồ vững chắc không chỉ nằm ở con số tăng trưởng. Đó còn là sự ổn định về chính trị - một trong những lợi thế cạnh tranh mà ít quốc gia đang phát triển nào có được. Chính sự ổn định này đã tạo nền tảng để Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2023, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay, khẳng định niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư quốc tế vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Không chỉ mạnh về kinh tế, Việt Nam còn xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng hiện đại hóa, tập trung đầu tư vào công nghệ quốc phòng và các lĩnh vực chiến lược như không gian mạng, hải quân, không quân. Hệ thống phòng thủ biên giới cũng được củng cố, kết hợp với sức mạnh từ quân và dân.

Một trong những điểm sáng rõ nét minh chứng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, đó là những năm qua, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng nâng cao. Việt Nam ngày nay không chỉ được biết đến như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, mà còn là một quốc gia có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu. Vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC đã khẳng định uy tín và năng lực lãnh đạo của đất nước.

Trong nhiệm kỳ thứ hai làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) 2020 - 2021, Việt Nam đã chủ trì và đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng về hòa bình và an ninh quốc tế, thực sự thể hiện rõ tâm thế, bản sắc và bản lĩnh của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về một đất nước yêu chuộng hòa bình, nhân văn, trọng công lý và lẽ phải, đổi mới, năng động, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm vì hòa bình và phát triển bền vững trên thế giới với 5 dấu ấn lớn được quốc tế ghi nhận: Góp phần thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ; Thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, trong đó có cả xử lý hậu quả xung đột, hướng tới phát triển lâu dài của quốc gia; Thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, hướng tới người dân, tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em một cách thực chất; nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như đề cao vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA; chủ động đề xuất các giải pháp toàn cầu về nhiều vấn đề toàn cầu, nhất là xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh biển, ứng phó với dịch bệnh.

Ngoài ra, Việt Nam còn là điểm sáng trong hợp tác kinh tế quốc tế. Việc tham gia các hiệp định thương mại lớn như CPTPP, EVFTA, RCEP... không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tạo ra cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bức tranh tươi sáng cho tương lai

Sau 95 năm, mục tiêu cao nhất của Đảng "đem lại ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân" đã được thực hiện một cách vượt trội, mà minh chứng rõ nét nhất là những con số đầy phấn khởi về đời sống Nhân dân. Chúng ta có các thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân... Tỉ lệ hộ nghèo Việt Nam giảm mạnh, từ hơn 58% năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều tính đến 2021 chỉ còn dưới 2,5%. Về giáo dục phổ cập, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao nhất khu vực (trên 95%). Sức khỏe, đời sống người dân được nâng cao còn được thấy rõ ở việc tuổi thọ trung bình người Việt tăng cao, đạt 74,4 tuổi, vượt mức trung bình của thế giới.

Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng trong công nghệ sản xuất. (Ảnh: ĐT)
Việt Nam đạt nhiều thành tích ấn tượng trong công nghệ sản xuất. (Ảnh: ĐT)

Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã thay đổi bộ mặt của hàng ngàn làng quê. Hơn 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hệ thống giao thông, điện, nước sạch, y tế, giáo dục được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành ngọn cờ đầu dẫn dắt dân tộc vượt qua muôn vàn thử thách, từ chiến tranh giành độc lập đến công cuộc đổi mới và phát triển bền vững. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, kiên định mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện, xã hội ngày càng văn minh, phồn thịnh.

Các chính sách kinh tế đúng đắn cùng sự quan tâm sâu sắc đến an sinh xã hội đã tạo ra những thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt, một xã hội thượng tôn pháp luật, lấy công bằng làm thước đo, đã xây dựng lòng tin sâu sắc trong Nhân dân, khẳng định Việt Nam là một đất nước ổn định, an toàn và đáng sống.

Nhìn về tương lai, một bức tranh tươi sáng đang mở ra với nền kinh tế tăng trưởng năng động, chính trị vững chắc, ngoại giao khẳng định vị thế và niềm tin vào khát vọng Việt Nam cất cánh. Những mục tiêu lớn lao, như trở thành nước phát triển vào năm 2045, không chỉ là ước vọng mà còn là cam kết của Đảng trong việc đưa đất nước đi xa hơn, vươn cao hơn trên trường quốc tế.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia: "Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc" do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã phát biểu: "Đích đến trong kỷ nguyên vươn mình là phải xây dựng một nước Việt Nam XHCN hùng cường, giàu mạnh, văn minh, sánh vai được với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã nêu ra từ năm 1945, đấy là đích đến. 2 mục tiêu rất rõ ràng, đến năm 2030 phải trở thành nước đang phát triển, có nền sản xuất công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, để đến năm 2045 trở thành quốc gia XHCN phát triển, thu nhập cao. Việt Nam phải là quốc gia XHCN, công bằng, dân chủ, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc".

Có thể khẳng định, chính niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, kết hợp với sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, là nền tảng để Việt Nam không chỉ vượt qua thách thức mà còn kiến tạo một tương lai hứa hẹn - nơi mỗi người dân đều tự hào góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh và ngẩng cao đầu trên bản đồ thế giới.

Hành trình phía trước còn nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu, cạnh tranh quốc tế, đến yêu cầu nâng cao năng lực khoa học - công nghệ. Nhưng với những thành tựu đã đạt được, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào khả năng hiện thực hóa những khát vọng lớn lao.

Ngọc Mai

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 3/2 (mùng 6 Tết Âm lịch), các công chức, viên chức, người lao động đã quay trở lại làm việc với tinh thần phấn khởi, khí thế hăng say lao động. Điều này cho thấy nỗ lực bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường ngay sau đợt nghỉ Tết đã được thực hiện tốt, tạo tiền đề vững chắc để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57:

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57: 'Khoán 10' trong kỷ nguyên vươn mình

(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ hết các “điểm nghẽn”, rào cản để phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…
Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Trong suốt hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Bộ, ngành Tư pháp luôn thể hiện được vai trò quan trọng trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách trọng đại, giúp đất nước ổn định, phát triển. Đây là nhận định trong bài viết "Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới đây. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Bộ trưởng.
Chuyển đổi số -

Chuyển đổi số - 'chìa khóa vàng' hiện thực hóa khát vọng phát triển

(PLVN) - “Chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là “chìa khóa” đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển”.
7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) -Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) lần này tập trung quy định 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
Thủ tướng: Chuyển từ

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tỉnh Hà Giang.
Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) - Tại phiên họp ngày 3/1/2025, sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội báo cáo về Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị có kết luận như sau:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Khởi tố nam thanh niên dọa tung clip nhạy cảm để cưỡng đoạt tiền của cô gái tuổi 20

Khởi tố nam thanh niên dọa tung clip nhạy cảm để cưỡng đoạt tiền của cô gái tuổi 20

(PLVN) - Sau khi có được clip nhạy cảm của chị N, đối tượng Trần Văn Hùng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã liên hệ, ép nạn nhân đưa tiền.
Bắt khẩn cấp nữ đối tượng tuổi 17 và nhóm bạn mang hung khí đi gây rối lúc nửa đêm

Bắt khẩn cấp nữ đối tượng tuổi 17 và nhóm bạn mang hung khí đi gây rối lúc nửa đêm

(PLVN) - Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) mới bắt giữ 5 đối tượng về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

(PLVN) - Hôm qua (7/2), tại chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 1/2025, vấn đề phòng ngừa tội phạm công nghệ cao được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm.
Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.