Chung tay hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT
Luôn được ví như “phao cứu sinh” có vai trò quan trọng đối với mỗi người dân, giúp họ được bảo đảm, chăm sóc sức khỏe khi không may ốm đau, cùng với bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Nhờ có thẻ BHYT, nhiều trường hợp không may bị ốm đau, tai nạn đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi có Quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh.
Với mong muốn tất cả mọi người dân, nhất là bà con ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo đều được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe, nỗ lực “phủ sóng” BHYT toàn dân đã và đang được đẩy mạnh triển khai, thực hiện.
Tuy nhiên, sự thay đổi về chính sách hỗ trợ mua BHYT theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tác động đến một bộ phận không nhỏ bị cắt giảm BHYT. Điều này gây khó khăn cho việc nâng cao tỷ lệ bao phủ khi đời sống kinh tế người dân chưa được cải thiện và chưa thích ứng với việc phải tự bỏ kinh phí mua BHYT. Từ đó duy trì tỷ lệ bao phủ BHYT tại các địa phương, nhất là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là thách thức không hề nhỏ.
Nhận thấy được khó khăn, hạn chế, những năm qua, nhằm đưa các chính sách, pháp luật về BHYT vào cuộc sống, BHXH Việt Nam đã tích cực phối hợp các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Những thông tin về chính sách BHYT, BHXH liên tục được phổ biến tới người dân thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp; thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân về BHYT, mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới BHYT toàn dân.
Đồng thời, ngành BHXH kêu gọi, huy động sự chung tay vào cuộc của các cá nhân, nhà tài trợ, tổ chức, doanh nghiệp… hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tác động bởi thay đổi chính sách theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Góp phần giúp người dân giảm bớt khó khăn
Hàng năm, BHXH Việt Nam đã và đang phát động chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhân văn cao đẹp nhằm chung tay hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để họ được chăm sóc sức khỏe, chia sẻ gánh nặng chi phí khi ốm đau, bệnh tật.
Đơn cử như tại xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, Ia Sao là xã khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, nên nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số không thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, các đối tượng ưu tiên khác không còn được cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong xã chiếm 46% (hơn 4 ngàn người), thu nhập cũng như trình độ dân trí không đồng đều dẫn tới khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia mua BHYT. Nhiều gia đình kinh tế khó khăn dù đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nhưng vẫn chưa mua được thẻ BHYT, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, kinh tế của các hộ dân khi chẳng may ốm đau, bệnh tật.
Ngày 5/1, tại xã Ia Sao, huyện Ia Grai, BHXH tỉnh Gia Lai phối hợp Bệnh viện Quân y 15 - Binh đoàn 15 trao tặng 321 thẻ BHYT cho người đồng bào dân tộc thiểu số từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi của 4 xã trên địa bàn huyện. Theo đó, ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước, Bệnh viện Quân y 15 hỗ trợ kinh phí hơn 31 triệu đồng để mua tặng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có hơn 1,39 triệu người tham gia BHYT, tăng hơn 72 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 91% dân số toàn tỉnh. Trong năm qua, BHXH tỉnh Gia Lai cũng đã vận động được hơn 5.200 thẻ BHYT tặng đồng bào dân tộc thiểu số, với số tiền gần 1 tỷ đồng.
Trao đổi với truyền thông, ông Đào Trọng Diễn - Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 15 - cho biết, đợt này 321 người dân tộc thiểu số từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi ở 4 xã Ia Sao, Ia Hrung, Ia Yok, Ia Bă được tặng thẻ BHYT. Đây là các xã không còn trong danh sách xã thuộc khu vực II, III, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 31 triệu đồng (sau khi trừ số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định). “Việc hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT nhằm giúp người dân giảm bớt khó khăn khi khám, chữa bệnh, qua đó giúp bà con thấy được lợi ích của việc tham gia BHYT để hàng năm trích một phần kinh phí mua BHYT, góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện”, theo ông Diễn.
Trước đó, tại xã Đội Bình và xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, trên 120 thẻ BHYT đã được trao tặng cho người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn huyện Yên Sơn. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN và tặng thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn do BHXH tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Viettel Tuyên Quang tổ chức. Hoạt động nhằm góp phần sẻ chia, động viên những hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống...
Ngoài các địa phương nói trên, trên địa bàn cả nước từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều chương trình, hội nghị đã được tổ chức nhằm hưởng ứng Chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn năm 2023 và “Mang Tết ấm đến với người nghèo - Xuân Giáp Thìn” do BHXH Việt Nam tổ chức. Đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân.
Có thể thấy, chương trình tặng thẻ BHYT đã giúp cộng đồng xã hội nâng cao nhận thức về ý nghĩa nhân văn của việc tham gia BHYT. Qua đó giải quyết được những khó khăn về kinh phí mua thẻ BHYT cho người dân, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, góp phần thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.