Phiên tòa được mở theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, kháng cáo toàn bộ bản án của bị cáo; kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; bị hại.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử phúc thẩm gồm ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC), 2 em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga, Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn FLC), Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Cty CPA), Đỗ Như Tuấn (cựu TGĐ Cty cổ phần xây dựng FLC Faros (Cty Faros)…
Khoảng 7h30, các bị cáo bắt đầu được dẫn giải tới phiên tòa. Bị hại, người liên quan, người nhà bị cáo cũng làm thủ tục vào phòng xét xử.
Trong phần thủ tục, Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Võ Hồng Sơn công bố xác nhận của Bệnh viện 198 về việc ông Quyết đang điều trị nội trú bệnh lao, sức khỏe kém, không đủ điều kiện có mặt tại phiên tòa.
Trong 5 luật sư bào chữa cho ông Quyết, một người vắng mặt, có đơn xin hoãn xét xử. Trong tổng số 518 người được triệu tập, có 5 bị hại và 127 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt.
Trước khi phiên tòa diễn ra, theo các luật sư bào chữa cho ba anh em ông Trịnh Văn Quyết, sau phiên phúc thẩm bị hoãn hôm 26/12/2024, ông Quyết và 2 em gái được gia đình nộp khắc phục thêm 367 tỷ đồng.
![]() |
Dẫn giải bị cáo vào phòng xử. |
Cụ thể, bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Quyết) được gia đình nộp 86 tỷ đồng, Trịnh Thị Minh Huế hơn 254 tỷ đồng. Luật sư cho biết số tiền này ông Quyết nộp khắc phục thay hai em gái. Phần còn lại, cựu chủ tịch FLC nộp khắc phục cho bản thân là hơn 27 tỷ đồng.
Tại bản án sơ thẩm, ông Quyết được ghi nhận đã khắc phục hơn 254 tỷ đồng, hai em gái hơn 2 tỷ đồng. Sau đó, ông Quyết được vợ nộp thêm 353 tỷ đồng. Cùng với 367 tỷ đồng mới nộp thêm, ba anh em ông Quyết đã nộp tổng số gần 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, hồi cuối tháng 12/2024, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Cty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) ra xét xử theo trình tự phúc thẩm nhưng phiên tòa đã phải tạm hoãn do vắng mặt bị cáo Trịnh Văn Quyết và một số người có quyền lợi liên quan…
![]() |
Dẫn giải bị cáo vào tòa. |
Trong đơn gửi HĐXX và VKS xin hoãn phiên tòa xét xử, ông Quyết trình bày, quá trình điều trị bệnh lao ác tính, do dị ứng thuốc, ông bị ho ra máu, viêm gan, viêm dạ dày, suy thận cấp và đang phải điều trị tích cực. Toàn bộ hồ sơ bệnh án, ông Quyết đã được gửi kèm với đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm.
Ngoài ra, ông Quyết cũng trình bày, mặc dù sức khoẻ không tốt nhưng ông đã cố gắng, quyết tâm khắc phục bằng được toàn bộ hậu quả trong thời gian sớm nhất có thể.
![]() |
Dẫn giải bị cáo vào tòa. |
Ông Trịnh Văn Quyết cũng cam kết trong đơn sẽ tự nguyện dùng toàn bộ khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản trên để khắc phục hậu quả vụ án. “Ngoài những tài sản đang bị kê biên trên, tôi còn có các tài sản hợp pháp khác của gia đình, người thân đang trong quá trình bán và chuyển nhượng cũng sẽ được sử dụng để khắc phục cho tôi”, bị cáo Quyết trình bày trong đơn.
Trước đó, hồi đầu tháng 8/2024, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết mức án 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt là 21 năm tù.
Hai em gái của ông Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cũng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không buộc bị cáo phải bồi thường, khắc phục hậu quả./.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.