Thứ tư 23/07/2025 12:34
qc-top
Home | Kinh tế - Xã Hội | Phấn đấu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2025 ở mức khoảng 4,15%

Phấn đấu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2025 ở mức khoảng 4,15%

(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức, công tác điều hành giá đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai giải pháp điều hành giá linh hoạt, phấn đấu kiểm soát CPI bình quân năm 2025 ở mức khoảng 4,15%, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu và tăng cường giám sát thị trường.
Phấn đấu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2025 ở mức khoảng 4,15%
Công tác quản lý, điều hành giá năm 2025 quyết tâm kiểm soát tốt lạm phát để kinh tế đạt tăng trưởng cao nhất (Ảnh: Thanh Hà).

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 65/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá năm 2025.

Năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuy nhiên, kinh tế thế giới và trong nước vẫn đối mặt nhiều thách thức: biến động địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cùng với rủi ro về an ninh hàng hải, năng lượng, lương thực. Đồng thời, các điều chỉnh chính sách thuế quan, kinh tế - thương mại của một số nước lớn có thể ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế toàn cầu và giá cả các mặt hàng chiến lược.

Để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội và Chính phủ đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu công tác quản lý, điều hành giá năm 2025 phải kiểm soát tốt lạm phát, thúc đẩy nguồn lực để đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất, đồng thời hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý cần phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng. Các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động, quyết liệt triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.

Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Năm 2025, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải sớm chuẩn bị phương án giá, lộ trình điều chỉnh để tránh bị động, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê trong đánh giá tác động đến CPI. Đồng thời, xây dựng kịch bản điều hành giá từng mặt hàng theo quý, hàng năm và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, cập nhật kịch bản lạm phát chung, phấn đấu kiểm soát CPI bình quân ở mức khoảng 4,15%.

Bên cạnh đó, cần theo dõi sát giá cả hàng hóa chiến lược, diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp. Các cơ quan chức năng phải kịp thời cảnh báo nguy cơ tác động đến giá cả trong nước, thực hiện giải pháp trong phạm vi thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp cao hơn để bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2025.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá

Các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động theo dõi thị trường, cân đối cung cầu và giá cả hàng hóa để có giải pháp ổn định, đặc biệt với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện và nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất. Đồng thời, chú trọng duy trì nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường lớn để đảm bảo sản xuất trong nước không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng và tăng cường kết nối giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

Điều hành chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng với đó, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết giá theo quy định để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường giám sát, thực hiện kê khai, niêm yết và công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Các Bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo minh bạch và kịp thời về giá cả, chính sách điều hành giá của Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá. Đặc biệt, cần cập nhật diễn biến giá các vật tư quan trọng, hàng hóa thiết yếu để hạn chế lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp ngay từ đầu năm.

Bộ Tài chính khẩn trương soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc thực hiện nghiêm Luật Giá, đảm bảo công khai, niêm yết giá nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cung cấp thông tin minh bạch, ngăn chặn tình trạng thao túng và nâng khống giá bán trong tháng 02/2025.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng để có biện pháp điều hành phù hợp

Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp:

Đối với xăng dầu, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn cung ổn định trong mọi tình huống, thực hiện điều hành giá theo đúng quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Bộ cũng cần phối hợp chặt chẽ với các nhà máy trong nước để theo dõi kế hoạch sản xuất, xác định các nguồn nhập khẩu hợp lý và chú trọng dự trữ nhằm tránh tình trạng thiếu hụt, gián đoạn nguồn cung.

Với các mặt hàng điện, dịch vụ khám chữa bệnh và những sản phẩm có điều chỉnh giá, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan cần chủ động rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê để đánh giá tác động đến kinh tế - xã hội và mặt bằng giá. Việc điều chỉnh giá cần thực hiện đúng lộ trình, phù hợp với diễn biến thị trường, tránh gây ra lạm phát kỳ vọng hoặc cộng hưởng chi phí đẩy.

Đối với lương thực, thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát sao tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào và nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn và vật tư nông nghiệp. Việc điều tiết cung cầu phải được thực hiện kịp thời để đảm bảo cân đối giữa nhu cầu trong nước, giữa các vùng và cả nhu cầu xuất khẩu nhằm duy trì ổn định giá cả trên thị trường.

Với vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cần theo dõi sát diễn biến thị trường, đặc biệt đối với các loại vật liệu quan trọng, và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp bình ổn cung cầu, tránh biến động lớn về giá.

Liên quan đến đất đai và bất động sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng cùng với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, cập nhật sát giá đất trên thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết đến từng thửa đất. Đồng thời, cần tập trung hoàn thiện các văn bản pháp lý, quy định về giá đất để thực hiện hiệu quả Luật Đất đai năm 2024. Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, điều chỉnh các quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính toán các công cụ điều tiết như hệ số và tỷ lệ phù hợp với thực tiễn thị trường.

Trong lĩnh vực vận tải hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cần triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo năng lực vận tải ổn định, cân đối tải trên các tuyến bay nội địa và quốc tế, đặc biệt trong những giai đoạn cao điểm như Lễ, Tết nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

Về dịch vụ giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần theo dõi chặt chẽ việc điều chỉnh học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học công lập trong năm học 2025-2026. Việc này nhằm có cái nhìn tổng thể về mức độ tăng và đánh giá tác động của chính sách đến xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải theo dõi sát sao tình hình kê khai giá sách giáo khoa của các nhà xuất bản và doanh nghiệp để có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo ổn định thị trường sách giáo khoa.

Đối với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các biện pháp quản lý hiệu quả, đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng.

Cuối cùng, đối với các mặt hàng thiết yếu khác, các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động giám sát diễn biến cung cầu và giá cả để có phương án điều hành kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Thanh Hà

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi: Tăng cường trụ cột pháp lý cho niềm tin và ổn định tài chính

Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi: Tăng cường trụ cột pháp lý cho niềm tin và ổn định tài chính

(PLVN) - Tại Việt Nam, Luật BHTG được Quốc hội thông qua năm 2012 và có hiệu lực từ năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức BHTG thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền, góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

(PLVN) - Mưa lớn liên tục do hoàn lưu bão số 3 khiến hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) ghi nhận lưu lượng lũ vượt mức thiết kế. Trước nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu trên lưu vực sông Cả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Nghệ An và các bộ ngành liên quan triển khai ngay biện pháp ứng phó.
Tăng tốc thi công sân bay Long Thành, quyết "về đích" cuối năm 2025

Tăng tốc thi công sân bay Long Thành, quyết "về đích" cuối năm 2025

(PLVN) Giữa thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa thất thường cuối tháng 7, công trường sân bay Long Thành (Đồng Nai) vẫn sôi động suốt ngày đêm. Không khí lao động khẩn trương, gấp rút bao trùm toàn bộ dự án khi hàng chục nghìn kỹ sư, công nhân căng mình thi công...
Ước chi hơn 14,2 tỷ đồng bảo hiểm bồi thường cho vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ước chi hơn 14,2 tỷ đồng bảo hiểm bồi thường cho vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đến 11h ngày 22/7, tổng số tiền bồi thường và chi trả bảo hiểm cho vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 ước đạt 14,27 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đang khẩn trương phối hợp để hoàn tất thủ tục chi trả cho nạn nhân và gia đình.
Lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm

(PLVN) Từ đầu năm đến nay lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (NHTM) tương đối ổn định, một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi
Báo số 3 giật cấp 10 trên khu vực Ninh Bình - Thanh Hoá

Báo số 3 giật cấp 10 trên khu vực Ninh Bình - Thanh Hoá

(PLVN) - Đầu giờ chiều nay, vị trí tâm bão ở trên đất liền các tỉnh Ninh Bình - Thanh Hoá, với sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Bão tiếp tuc di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 10-15km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới...
Toàn lực lượng công an tập trung cao độ, sẵn sàng ứng phó với bão số 3

Toàn lực lượng công an tập trung cao độ, sẵn sàng ứng phó với bão số 3

(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (tên quốc tế: Wipha), Ban Chỉ đạo ứng phó thiên tai Bộ Công an vừa có Công điện khẩn số 08 yêu cầu toàn lực lượng công an tập trung cao độ, sẵn sàng ứng phó với mưa bão và lũ lụt, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Trước ngày 30/11, đưa cơ sở 2 bệnh viện nghìn tỷ vào sử dụng

Trước ngày 30/11, đưa cơ sở 2 bệnh viện nghìn tỷ vào sử dụng

(PLVN) - Để tránh lãng phí và góp phần giảm quá tải bệnh viện, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu đưa Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 vào sử dụng trước 30/11/2025.
13 tỉnh, thành nhanh chóng triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 và mưa lũ

13 tỉnh, thành nhanh chóng triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 và mưa lũ

(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành văn bản số 4596/BNNMT-ĐĐ gửi 13 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 và mưa lũ.
Bão số 3 đã đi vào vịnh Bắc Bộ

Bão số 3 đã đi vào vịnh Bắc Bộ

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay (21/7), bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), đi vào phía Bắc vịnh Bắc Bộ.
Bão số 3 chỉ cách Quảng Ninh - Hải Phòng  hơn 200km

Bão số 3 chỉ cách Quảng Ninh - Hải Phòng hơn 200km

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay 21/7, vị trí tâm bão chỉ cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông.
Petrolimex có Tân Tổng giám đốc

Petrolimex có Tân Tổng giám đốc

(PLVN) - Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) mới công bố bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
dai-phu-phat
tp
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3

Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3

(PLVN) Ngày 22/7, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hoạt động chính quyền 2 cấp tại An Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hoạt động chính quyền 2 cấp tại An Giang

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chính quyền địa phương phải kiến tạo vì mục tiêu phát triển xã hội, giảm chi phí đi lại, đầu vào sản xuất kinh doanh, và hạn chế tiêu cực cho người dân.
Tập trung đưa Cơ sở dữ liệu hộ tịch vào sử dụng thông suốt

Tập trung đưa Cơ sở dữ liệu hộ tịch vào sử dụng thông suốt

(PLVN) - Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành yêu cầu các bên liên quan tập trung giải quyết, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch, bảo đảm “chạy” thông suốt, phục vụ kịp thời các thủ tục hành chính về hộ tịch.
Bắt nhóm thanh niên chặn đường, xâm hại và tống tiền hai cô gái lúc nửa đêm ở Tam Đảo

Bắt nhóm thanh niên chặn đường, xâm hại và tống tiền hai cô gái lúc nửa đêm ở Tam Đảo

(PLVN) - Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đã bắt giữ ba nghi phạm đều trú tại xã Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản, xâm hại tình dục và tống tiền.
Lợi dụng bão số 3 để trộm cắp, đối tượng mới ra tù lại bị bắt

Lợi dụng bão số 3 để trộm cắp, đối tượng mới ra tù lại bị bắt

(PLVN) Công an phường Nam Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) mới bắt giữ Phan Anh Thái (sinh năm - SN 2002, trú tại xã Phát Diệm) để điều tra về hành vi Trộm cắp tài sản.
Truy bắt đối tượng cướp tiệm vàng tại Tây Ninh

Truy bắt đối tượng cướp tiệm vàng tại Tây Ninh

Đối tượng manh động, dùng súng (nghi công cụ hỗ trợ) khống chế chủ tiệm, đập vỡ tủ kính gom vàng nữ trang rồi lên xe tẩu thoát nhưng đã bị bắt ngay sau đó.
Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Video nhap 20250723082531

Video nhap 20250723082531

(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Vân Đồn trời hửng nắng, bão số 3 tiếp tục gây mưa lớn tại Thanh Hóa

Vân Đồn trời hửng nắng, bão số 3 tiếp tục gây mưa lớn tại Thanh Hóa

(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.

Quân và dân trên đảo (Đặc khu Bạch Long Vĩ - đảo Cô Tô) kiên cường vượt bão thành công

Quân và dân trên đảo (Đặc khu Bạch Long Vĩ - đảo Cô Tô) kiên cường vượt bão thành công

Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.

Quảng Ninh tổ chức họp báo vụ chìm tàu Vịnh Hạ Long: nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trước khi bão số 3 đổ bộ

Quảng Ninh tổ chức họp báo vụ chìm tàu Vịnh Hạ Long: nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trước khi bão số 3 đổ bộ

(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo cứu hộ vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo cứu hộ vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long

(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.

Báo Pháp luật Việt Nam sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025

Báo Pháp luật Việt Nam sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025

(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội: Cho thôi việc hàng loạt vì khó khăn tài chính, lý do thật hay sự vô cảm?

Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội: Cho thôi việc hàng loạt vì khó khăn tài chính, lý do thật hay sự vô cảm?

(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.

Đổ trộm rác thải gần khu dân cư, trường học gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân

Đổ trộm rác thải gần khu dân cư, trường học gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân

(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải Đặc biệt Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự".

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải Đặc biệt Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự".

(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.