Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chủ trì buổi họp báo.
Tham dự buổi họp báo còn có lãnh đạo các cơ quan phối hợp tổ chức cuộc thi.
Tại buổi họp báo, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã công bố kế hoạch, thể lệ cuộc thi, phụ lục định hướng chủ đề của Ban Tổ chức.
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi công bố mục đích, kế hoạch và thể lệ cuộc thi. (Ảnh: HẢI ĐĂNG) |
Theo đó, mục đích của cuộc thi là tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang "tăng tốc", "về đích" để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng, kỷ niệm các sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng của đất nước diễn ra trong năm 2025, thực hiện các quyết sách chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, phồn vinh, thịnh vượng.
Đối tượng dự thi là người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, người nước ngoài có tác phẩm chính luận phù hợp với tiêu chí của cuộc thi.
Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội tính đến thời điểm phát động Cuộc thi lần thứ năm, năm 2025 (ngày 20/10/2024). Tiêu chí về nội dung, hình thức tác phẩm nêu tại thể lệ, phụ lục định hướng chủ đề tác phẩm ban hành kèm theo Kế hoạch tổ chức cuộc thi.
Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, vấn đề mới về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nổi lên thời gian qua. Ban Chỉ đạo 35 cấp tỉnh và tương đương căn cứ Kế hoạch, Thể lệ Cuộc thi, và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi để phát động, tổ chức cuộc thi ở cấp tỉnh và tương đương, lựa chọn trao giải và gửi các tác phẩm xuất sắc dự thi cấp trung ương.
Các nội dung này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, website cuộc thi, đăng tải rộng rãi trên các cơ quan báo chí truyền thông của Trung ương và địa phương.
Trung tướng Trương Thiên Tô phát biểu hưởng ứng cuộc thi và chia sẻ kinh nghiệm của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng trong công tác phát động, tổ chức cuộc thi. (Ảnh: HẢI ĐĂNG) |
Phát biểu hưởng ứng cuộc thi, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nhận định cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần triển khai có hiệu quả Kết luận 89 KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 - NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần triển khai có hiệu quả Kết luận 89 KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 – NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Tại buổi họp báo, Trung tướng Trương Thiên Tô đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý, cách làm hay để huy động sự tham gia của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và nâng cao số lượng và chất lượng của các bài dự thi.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: HẢI ĐĂNG) |
Tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn cho biết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ trọng tâm được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tích cực đẩy mạnh trong thời gian qua. Từ đó phát huy được vai trò của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam giải đáp câu hỏi câu hỏi của báo chí liên quan đến chủ đề cuộc thi. (Ảnh: HẢI ĐĂNG) |
Tại buổi họp báo, đại diện Ban Tổ chức cuộc thi đã tập trung trả lời, giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của phóng viên báo chí và đại biểu tại các điểm cầu trực tiếp liên quan đến chủ đề cuộc thi.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phát biểu kết luận cuộc họp. (Ảnh: HẢI ĐĂNG) |
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong 4 lần tổ chức trước đây, Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã thực sự khẳng định rõ vị trí, vai trò, uy tín và đặc biệt là bản sắc của cuộc thi.
Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã thực sự khẳng định rõ vị trí, vai trò, uy tín và đặc biệt là bản sắc của cuộc thi.
Những tác phẩm dự thi đã thể hiện được tinh thần của cuộc thi là làm rõ tất cả các vấn đề mang tính chính luận trong việc lý giải, khẳng định thành tựu đất nước đồng thời cung cấp luận cứ, phản ánh những cách làm hay để nhân rộng chủ trương của Đảng, nhất là các nghị quyết mang tính chiến lược.
Do đó, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu phải phát huy sự tham gia của lực lượng nòng cốt của Ban Chỉ đạo 35 từ tất cả các cơ quan, đơn vị. Vì đây là các cơ quan đã thể hiện rất rõ vai trò của mình trong các cuộc thi trước. Đồng thời, cuộc thi cần tiếp tục huy động sự tham gia, hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhất là lực lượng đoàn viên, thanh niên.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng mong muốn Cuộc thi lần này sẽ nhận thêm được nhiều bài viết tâm huyết, khách quan của các học giả, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và những người nước ngoài yêu mến Việt Nam.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.