Nếu vậy, chúng ta có thật sự mong muốn sự sống trường tồn không? Trong cuốn sách mới "Tại sao chúng ta chết: Khoa học mới về lão hóa và tìm kiếm sự bất tử", nhà sinh học phân tử đoạt giải Nobel Venki Ramakrishnan đã sàng lọc các nghiên cứu tiên tiến để khám phá những lý thuyết đầy triển vọng cũng như những hạn chế thực tế về tuổi thọ.
Hiện tại, con người đã sống lâu gấp đôi so với 150 năm trước do hiểu biết ngày càng tăng về bệnh tật và sự lây lan của chúng. Vậy trong tương lai liệu có biện pháp can thiệp nào giúp tăng gấp 3 hoặc 4 lần tuổi thọ của chúng ta không? Dưới đây là chia sẻ của nhà sinh học Ramakrishnan về thực tế của sự lão hóa, cái chết và sự bất tử.
Lão hóa là quá trình tích tụ các tổn thương hóa học đối với các phân tử bên trong tế bào của chúng ta, làm tổn thương chính các tế bào, mô, và cuối cùng là chính chúng ta với tư cách là một sinh vật.
Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta bắt đầu lão hóa khi còn trong bụng mẹ, mặc dù tại thời điểm đó, chúng ta đang phát triển nhanh hơn tốc độ tích lũy tổn thương của lão hóa.
Cơ thể đã phát triển rất nhiều cơ chế để khắc phục những tổn thương do lão hóa gây ra đối với DNA và bất kỳ protein chất lượng kém nào chúng ta sản xuất ra. Nếu không có các cơ chế này, chúng ta sẽ không bao giờ sống được lâu như vậy. Tuy nhiên, theo thời gian, những tổn thương bắt đầu vượt quá khả năng khắc phục của cơ thể.
Hãy coi cơ thể giống như một thành phố gồm rất nhiều hệ thống phải hoạt động cùng nhau. Một khi hệ thống cơ quan quan trọng cho sự sống bị hỏng, chúng ta sẽ chết. Ví dụ, nếu cơ tim yếu và ngừng đập, tim không thể bơm máu chứa oxy và chất dinh dưỡng mà các cơ quan cần và chúng ta sẽ chết.
Trên thực tế, khi chúng ta chết, phần lớn cơ thể chúng ta, chẳng hạn như các cơ quan trong cơ thể, vẫn còn sống. Đây là lý do tại sao nội tạng của nạn nhân bị tai nạn có thể được hiến tặng cho người được cấy ghép .
Tuổi thọ của tất cả các sinh vật dao động từ vài giờ hoặc vài ngày (đối với côn trùng) đến hàng trăm năm (đối với một số loài cá voi, cá mập và rùa khổng lồ). Nhiều người nghĩ rằng tất cả các dạng sống đều sẽ chết khi đạt đến một độ tuổi nhất định, nhưng các nhà sinh vật học không tin rằng cái chết và sự già đi được lập trình như vậy.
Thay vào đó, họ tin rằng quá trình tiến hóa đã phân bổ và cân bằng giới hạn tuổi thọ cho từng loài. Theo đó, động vật lớn hơn có xu hướng sống lâu hơn, giúp chúng có cơ hội tốt để tìm được bạn đời có thể sinh sản và truyền lại gen.
Sự cân bằng này mang lại cho con người tuổi thọ tối đa khoảng 120 năm, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể can thiệp vào quá trình lão hóa để kéo dài tuổi thọ. Song, mức độ khả thi của những biện pháp đó vẫn còn nhiều tranh cãi.
Người sống lâu nhất thế giới được ghi nhận là cụ bà người Pháp tên Jeanne Calment, qua đời năm 1997 ở tuổi 122 tuổi. Bà hút thuốc suốt 5 năm cuối đời và ăn khoảng 1 kg socola mỗi tuần.
Ở một khía cạnh nào đó, đồng hồ lão hóa có thể đảo ngược. Chẳng hạn như một đứa trẻ mới sinh vẫn bắt đầu từ 0 tuổi mặc dù được sinh ra từ tế bào của cha mẹ trưởng thành. Con của người phụ nữ 40 tuổi sinh ra không già hơn con của người phụ nữ 20 tuổi sinh ra, cả hai đều bắt đầu từ con số 0.
Ngoài ra, thí nghiệm nhân bản cũng thuyết phục một số người về khả năng đảo ngược đồng hồ lão hóa. Trong khi chú cừu nhân bản Dolly nổi tiếng mắc bệnh và chết ở độ tuổi chỉ bằng một nửa bình thường, thì những con cừu nhân bản khác vẫn tiếp tục sống cuộc sống bình thường nhờ các tế bào trưởng thành bị đánh lừa trở thành phôi và phát triển lại từ đầu.
Tuy nhiên những khó khăn thực tế khiến việc nhân bản trở nên kém hiệu quả. Nhiều tế bào đã tích lũy nhiều tổn thương vượt mức chịu đựng được. Điều này đòi hỏi một số lượng lớn các thí nghiệm để phát triển một con vật duy nhất.
Trong khi đó, các thí nghiệm trên chuột đã sử dụng phương pháp tái lập trình tế bào để các tế bào có khả năng tái tạo mô. Bằng cách chuyển đổi tế bào sang trạng thái sớm hơn một chút, các nhà khoa học đã tạo ra những con chuột có dấu hiệu máu tốt hơn và cải thiện màu lông, da và cơ.
Tuổi thọ của cha mẹ và con cái có mối liên hệ nhất định nhưng không hoàn hảo. Một nghiên cứu trên 2.700 cặp song sinh người Đan Mạch cho thấy di truyền chỉ quyết định khoảng 25% tuổi thọ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đột biến chỉ ở một gen duy nhất có thể giúp tăng gấp đôi tuổi thọ.
Do đó, rõ ràng yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định nào đó liên quan đến tuổi thọ, nhưng những ảnh hưởng và ý nghĩa rất phức tạp.
Mối quan hệ giữa ung thư và lão hóa rất phức tạp. Các gen giống nhau có thể có những tác động khác nhau theo thời gian. Khi còn trẻ, chúng giúp chúng ta phát triển, nhưng khi về già, chúng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và ung thư.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng theo tuổi tác vì các khiếm khuyết được tích lũy trong DNA đôi khi gây ra trục trặc về gen dẫn đến ung thư. Nhiều hệ thống sửa chữa tế bào trong cơ thể dường như được thiết kế để tránh ung thư sớm cũng gây ra lão hóa sau này.
Ví dụ, các tế bào có thể cảm nhận được những đứt gãy trong DNA, cho phép các nhiễm sắc thể tham gia theo cách bất thường và dẫn đến ung thư. Để ngăn chặn việc đó, một tế bào sẽ tự hủy hoặc chuyển sang trạng thái lão hóa, nơi nó không thể phân chia được nữa.
Điều này có ý nghĩa với một sinh vật có hàng nghìn tỷ tế bào như con người. Ngay cả khi hàng triệu tế bào bị phá hủy theo cách đó, toàn bộ cơ thể vẫn được bảo vệ. Tuy nhiên, sự tích tụ của các tế bào lão hóa là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta già đi.
Nghiên cứu về lão hóa và cái chết ảnh hưởng thế nào đến cách sống?
Dựa trên nghiên cứu về lão hóa và cái chết, tất cả những khuyến nghị về những gì có thể giúp chúng ta sống lâu, khỏe mạnh đều đã được truyền qua nhiều thời đại, ví dụ như đừng háu ăn, tập thể dục, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng. Căng thẳng tạo ra các tác động nội tiết tố làm thay đổi quá trình trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Nghiên cứu về lão hóa giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sinh học sâu sắc đằng sau những lời khuyên này. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh ở mức độ vừa phải có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì. Tập thể dục giúp chúng ta tái tạo ty thể mới - nguồn năng lượng của tế bào. Ngủ cho phép cơ thể chúng ta thực hiện quá trình sửa chữa ở cấp độ phân tử.
10% người có thu nhập cao nhất ở cả Mỹ và Vương quốc Anh đều sống lâu hơn 10% so với 10% người có thu nhập thấp nhất. Những người nghèo hơn đang sống cuộc sống ngắn và kém khỏe mạnh hơn.
Nhiều người giàu đang đổ số tiền khổng lồ vào nghiên cứu với hy vọng phát triển những công nghệ tinh vi nhằm ngăn ngừa lão hóa. Nếu những nỗ lực này thành công, những người thuộc tầng lớp rất giàu sẽ được hưởng lợi đầu tiên, tiếp theo là những người có bảo hiểm tốt,... Các nước giàu có thể sẽ được tiếp cận trước các nước nghèo hơn. Vì vậy, cả trong từng quốc gia và trên toàn cầu, những tiến bộ như vậy có khả năng làm tăng sự bất bình đẳng.
Hầu hết chúng ta đều không muốn già đi hoặc rời bỏ cuộc sống này. Nhưng ngay cả khi các tế bào trong cơ thể được tạo ra và chết đi liên tục thì chúng ta vẫn tiếp tục tồn tại. Tương tự, cuộc sống trên Trái đất sẽ tiếp tục khi các cá nhân đến và đi. Ở một mức độ nào đó, chúng ta phải chấp nhận rằng đây là cách thế giới vận hành.
Tôi nghĩ việc theo đuổi sự bất tử là một ảo ảnh. 150 năm trước, con người mong muốn sống đến khoảng 40 tuổi. Ngày nay, tuổi thọ trung bình là khoảng 80, gần giống như việc được sống thêm cả một cuộc đời. Nhưng con người vẫn bị ám ảnh về cái chết. Tôi nghĩ nếu chúng ta sống đến 150 tuổi, chúng ta sẽ băn khoăn tại sao chúng ta không sống được đến 200 hay 300 tuổi. Vòng lặp ấy sẽ không bao giờ kết thúc.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.