Có thể kể đến: Thủ đô Hà Nội khai thác nét văn hóa đặc trưng của phố cổ, của Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long; Hội An với nhiều sản phẩm có chất liệu từ các nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian; Đồng bằng sông Cửu Long với các tour du lịch mang tính “đặc sản” đều gắn với miệt vườn, sông nước, đờn ca tài tử...
Ngoài ra, các mô hình làng du lịch Nghĩa Đô (Lào Cai); bản Lác, bản Văn (Hòa Bình); bản Sin Suối Hồ (Lai Châu); làng văn hóa-du lịch Lô Lô Chải (Hà Giang)... cũng là những sản phẩm thành công được xây dựng từ những yếu tố bản địa đặc sắc của mỗi vùng miền núi phía bắc.
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện không ít sản phẩm bắt chước, sao chép từ những thắng cảnh nổi tiếng. Du khách không cần phải đến Indonesia mới có thể chiêm ngưỡng Cổng trời Bali mà dễ dàng được nhìn thấy ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng); hay cây Cầu Vàng (Cầu bàn tay) trong quần thể du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng) được bê nguyên về Sóc Trăng, Lâm Đồng; Thành phố Venice (Italia) “thu nhỏ” cũng đã mọc lên ở đảo Phú Quốc... Các sản phẩm “đạo nhái” này có thể bước đầu thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận du khách thích chụp ảnh bản thân nhưng về lâu dài, sẽ gây nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Việc bắt chước hay mô phỏng một công trình kiến trúc chỉ là sự lắp ghép rời rạc; hoàn toàn không có sự gắn kết, hài hòa trong một tổng thể về lịch sử, văn hóa, con người cũng như cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Quan trọng nhất, những đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương sẽ dần trở nên yếu thế, dẫn đến nguy cơ phai nhạt; du khách không còn hứng thú với những trải nghiệm na ná nhau.
Theo kết quả một cuộc khảo sát khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, 90% số khách thích nghe hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số địa phương; 71% số khách muốn được ngủ và ăn ngay tại các làng người dân tộc thiểu số; 81% số du khách muốn được tham gia dệt vải, làm ẩm thực, chế biến thuốc tắm... cùng người dân; 83% số du khách muốn mua đồ lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của người dân ở các hộ gia đình. Kết quả này phần nào cho thấy, văn hóa bản địa là giá trị cốt lõi mà mỗi du khách tìm kiếm và mong muốn được trải nghiệm khi đến một vùng đất mới. Nói cách khác, sự khác biệt về văn hóa mới chính là yếu tố kích thích sự tò mò, khám phá và hấp dẫn du khách.
Xây dựng và duy trì sản phẩm gắn với bản sắc của mỗi vùng miền là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững. Tuy nhiên, chúng ta không thể nóng vội mà cần một quá trình, từ nắm bắt nhu cầu thị trường, cho đến nghiên cứu văn hóa bản địa, tìm sự tư vấn của những chuyên gia, nhà khoa học; tính toán sự phù hợp cảnh quan chung quanh, đo lường mức độ can thiệp vào tài nguyên di sản...
Trong quá trình này, cần tôn trọng bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương, điểm đến; hấp dẫn du khách bằng những sản phẩm du lịch mang đặc trưng, giá trị riêng, thay vì những sản phẩm mà du khách có thể dễ dàng tìm thấy và trải nghiệm ở bất kỳ đâu. Bởi bản sắc văn hóa là cả bề dày lịch sử hình thành, phát triển tập quán, phong tục, sinh hoạt, truyền thống... của cả một vùng đất hay một quốc gia.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.