Viết đúng, viết trúng, viết hay
Trong số những “cây bút chủ lực” góp phần làm nên giá trị ấy có thể kể đến nhà báo Lương Thị Vân Anh, Phó trưởng ban Ban Thời sự- Nội chính. Chị là gương mặt tiêu biểu đã giành nhiều giải thưởng báo chí danh giá: 4 giải Báo chí Quốc gia (1 giải B, 1 giải C và 2 giải Khuyến khích); 3 giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, mang tên Búa liềm vàng (2 giải A, 1 giải C); 2 Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” (1 giải B, 1 giải C). Ngoài ra chị còn giành các giải thưởng của Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng), Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương…
Đó còn là nhà báo Võ Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế và Doanh nhân, đạt giải C giải Báo chí Quốc gia năm năm 2012; là nhóm tác giả đạt giải B Giải báo chí Quốc gia năm 2019; là nhà báo Bùi Thị Xuân Hoa, Trưởng ban Ban Chuyên đề và nhóm tác giả đã giành giải C Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”…
Với lối tư duy có chiều sâu, nhà báo Lương Thị Vân Anh đã chọn nhiều đề tài được cho là chạm vào “vùng khuất” của quyền lực và ít người lên tiếng. Những loạt bài dài kỳ như: “Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp sân sau”; “Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; “Chống lợi ích nhóm trong xây dựng và áp dụng pháp luật”, không chỉ giúp chị chạm tới 2 giải A và 1 giải C của Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, mà còn gợi mở nhiều khuyến nghị chính sách, góp thêm tiếng nói phản biện từ báo chí vào tiến trình hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực. “Với tôi, viết đúng là yêu cầu tối thiểu. Viết trúng vấn đề xã hội đang cần và gợi mở giải pháp cho vấn đề mới là giá trị kiến tạo của báo chí, là sứ mệnh của người làm báo” - nhà báo Vân Anh chia sẻ.
Từ sự thật đến sự thay đổi tốt tích cực
Nhiều tác phẩm của nhà báo Lương Thị Vân Anh không chỉ thuyết phục hội đồng giám khảo để giành giải thưởng, mà còn chinh phục niềm tin của độc giả bằng một thái độ làm nghề nghiêm túc và trách nhiệm. Với tinh thần đi đến cùng sự việc, chị chọn những đề tài gai góc, tìm ra những “khoảng trống” trong thực thi pháp luật để đi đến tận cùng sự việc. Chính vì thế, không ít bài viết đã trở thành tài liệu tham khảo quan trọng của các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Điển hình là loạt bài “Hàng loạt vụ hy sinh trong thi hành công vụ: Bị khước từ danh hiệu vì chưa dũng cảm” (giải B - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII, năm 2012) đã đặt ra câu hỏi về tiêu chí “dũng cảm” trong xem xét, xác nhận danh hiệu liệt sĩ. Trong quá trình tác nghiệp, nhà báo Vân Anh đã gặp gỡ, trao đổi với nhiều cán bộ có thẩm quyền và phát hiện ra “nút thắt” lớn nhất: một số trường hợp bị từ chối công nhận liệt sĩ do thiếu “hành động dũng cảm”. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa rõ “hành động dũng cảm” là gì. Chính “khoảng trống” pháp lý này khiến việc xét tặng danh hiệu liệt sĩ gặp nhiều vướng mắc và kéo dài. Cần nói thêm, thời điểm đó, một số báo bạn cũng đưa tin về các trường hợp bị từ chối công nhận liệt sĩ, nhưng đa phần chỉ dừng ở phản ánh hiện tượng. Chỉ riêng Báo Pháp luật Việt Nam kiên trì đi sâu phân tích, lý giải nguyên nhân gốc rễ và đề xuất hướng xử lý thấu tình, đạt lý. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sức nặng cho loạt bài và các cơ quan chức năng phải vào cuộc.
“Tôi cũng rất nhiều lần trực tiếp trao đổi với lãnh đạo Cục Người có công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước đây) để kiến nghị tháo gỡ. Đề xuất này được lắng nghe và sau đó tiếp tục nhận được sự đồng tình từ một số đại biểu Quốc hội. Điều vui mừng hơn nữa là lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội) cho rằng Báo Pháp luật Việt Nam đang đi đúng hướng và động viên tôi phải kiên trì đến cùng sự việc”- nhà báo Vân Anh nhớ lại.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Phó Tổng biên tập Vũ Hồng Thúy cùng các cán bộ, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa cho nhà báo Lương Thị Vân Anh sau lễ trao giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng. |
Sau đó, ngày 9/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng - lần đầu tiên khái niệm về “hành động dũng cảm” đã được định nghĩa rõ trong văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Những trường hợp hy sinh của các kiểm lâm viên và công an xã mà loạt bài đề cập cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sĩ. Đó là minh chứng cho thấy báo chí khi đi đến tận cùng sự thật, có thể tạo nên chuyển động tích cực trong đời sống pháp luật và chính sách.
Cũng liên quan đến công tác tri ân người có công, trong quá trình được phân công theo dõi công tác người có công tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước đây, nhà báo Bùi Thị Xuân Hoa, Trưởng ban Ban Chuyên đề và các đồng nghiệp đã nhận thấy sau chiến tranh, việc tìm kiếm thông tin về mộ liệt sĩ đặt ra cấp thiết đối với các gia đình, thân nhân liệt sĩ trong cả nước cũng như đối với các cấp, các ngành chức năng. Sự ra đời của những công cụ tìm kiếm, những trang web thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ không những góp phần đưa vào cuộc sống ứng dụng thiết thực của chuyển đổi số mà còn giúp rút ngắn thời gian tìm kiếm mộ liệt sĩ, xoa dịu những đau thương, mất mát bởi chiến tranh. Và từ đó sự cần thiết phải viết loạt bài để nhấn mạnh sự quan trọng của việc đề cập tới những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như nỗ lực của bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong việc tìm kiếm thông tin về mộ liệt sĩ, giúp rút ngắn thời gian tìm kiếm mộ liệt sĩ, xoa dịu những đau thương, mất mát bởi chiến tranh.
Loạt bài “Tri ân liệt sĩ thời số hóa” nhấn mạnh sự quan trọng của việc những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như nỗ lực của bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong việc tìm kiếm thông tin về mộ liệt sĩ, giúp rút ngắn thời gian tìm kiếm mộ liệt sĩ đã ra đời như thế trong dịp tháng 7/2024 thể hiện sự quan tâm của Báo Pháp luật Việt Nam đến vấn đề tri ân liệt sĩ, nhấn mạnh chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đặt sự ưu tiên nhất quán từ chính sách đến hành động để chăm lo cho người có công cũng như công tác tìm kiếm thông tin về mộ liệt sĩ. Loạt bài đã nhận được Giải C Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” lần thứ XVI năm 2022-2024.
Tác phẩm của niềm tin và sự kết nối
Những tác phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam giành giải cao tại Giải Báo chí Quốc gia cũng như các giải báo chí Bộ, ngành Trung ương không chỉ dừng lại ở vai trò là tiếng nói chuyên ngành của Bộ, ngành Tư pháp mà đã chạm đến những vấn đề “nóng” của đời sống chính trị- pháp lý - xã hội của đất nước.
Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Dù đã đạt được kết quả quan trọng, tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Với tinh thần phản biện và trách nhiệm nghề nghiệp, nhà báo Bùi Thị Thu Hằng, Trưởng ban Ban Nội chính- Thời sự cùng nhóm tác giả đã thực hiện loạt bài “Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã”, đưa ra những phân tích sắc bén, dựa trên khảo sát thực tiễn và ý kiến của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội. Tác phẩm đã đóng góp một tiếng nói có trách nhiệm, đặt ra yêu cầu tái giám sát, tái đánh giá chính sách để việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hoàn thiện hơn. Tác phẩm đã đạt giải C tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
![]() |
Nhà báo Nguyễn Huy Thiện và nhóm tác giả nhận hoa chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (nay là Phó Thủ tướng) Lê Thành Long và nguyên Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam sau lễ trao Giải báo chí Quốc gia 2019. |
Chia sẻ về loạt bài này, nhà báo Thu Hằng cho biết, tháng 5/2024 chị có dịp được tháp tùng lãnh đạo Bộ Tư pháp - Uỷ viên Ban chỉ đạo đi khảo sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giúp chị ghi nhận được nhiều câu chuyện thực tế ở các địa phương. Có những nơi diễn ra khá thuận lợi, nhưng cũng có những địa bàn việc sắp xếp thực sự khó khăn do những yếu tố đặc thù về văn hoá, địa lý, phong tục tập quán cũng như vấn đề về con người, kinh phí... “Trở về từ chuyến đi, tôi và các đồng nghiệp đã trao đổi, bóc tách vấn đề và thấy rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, gắn với mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, là vấn đề người dân, xã hội rất quan tâm. Mặc dù có những nội dung được coi là nhạy cảm nhưng sau khi bàn bạc, chúng tôi đã thống nhất sẽ triển khai loạt bài với tinh thần khẩn trương, tích cực nhất”- nhà báo Thu Hằng nói.
Ở một lát cắt khác, nhà báo Phạm Quốc Cường - Trưởng ban Ban Bạn đọc cùng nhóm tác giả lại tiếp cận câu chuyện từ những lá đơn đẫm nước mắt của người dân gửi về Báo Pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ tiếng nói của lòng dân, loạt bài 3 kỳ “Cầu nối ý Đảng với chính quyền đã thỏa “cơn khát” lòng dân” ra đời như một nỗ lực kết nối giữa kỳ vọng của người dân với hành động của chính quyền. Tác phẩm đã được trao giải C, Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ IV năm 2022 - 2023 đánh dấu một dấu ấn nghề nghiệp đầy tâm huyết và bản lĩnh của nhóm phóng viên Ban Bạn đọc.
Nhà báo Quốc Cường nhớ lại, khi cầm trên tay những “dòng nước mắt” trong lá đơn của hàng trăm người dân tại 2 phường Giếng Đáy và Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, đồng thời lên kế hoạch tác nghiệp tại địa phương, vừa ghi nhận ý kiến của các cấp chính quyền, vừa trực tiếp trao đổi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng. Loạt bài đã góp phần giúp chính quyền địa phương có chỉ đạo, thay đổi phương án di dời 1.430 hộ dân, từ phương án thu hồi 58,6 ha đất giảm còn 3,05 ha, qua đó bảo đảm lợi ích hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được an cư, phát triển.
“Chúng tôi đặc biệt trân trọng tinh thần dấn thân của các nhà báo, những người đã vượt qua khó khăn, thậm chí nguy hiểm để tác nghiệp, viết tin bài đưa ra ánh sáng các vụ việc tiêu cực, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, củng cố niềm tin của Nhân dân vào hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước ta”- nhà báo Phạm Quốc Cường chia sẻ.
Trong bối cảnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều thách thức, loạt bài điều tra dài kỳ giành giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV, năm 2019, với tiêu đề “Vạch trần bộ mặt của băng nhóm xã hội đen, tín dụng đen Đường Nhuệ lộng hành dưới vỏ bọc Công ty bất động sản tại Thái Bình”, là minh chứng sinh động cho vai trò xung kích của Báo Pháp luật Việt Nam trong việc vạch trần những tiêu cực, vi phạm pháp luật bị che giấu dưới lớp vỏ bọc là doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Loạt bài đã góp phần cung cấp bằng chứng xác thực để các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý nghiêm các sai phạm, bảo đảm sự thượng tôn pháp luật, trả lại công bằng cho người dân. Chính bởi vậy, thành công lớn nhất của tuyến bài là niềm tin công lý đã được thực thi.
Trong quá trình tác nghiệp, không thể kể hết những vất vả, nguy hiểm mà nhóm phóng viên phải đối mặt, thậm chí có nhiều phóng viên còn bị đe dọa, khủng bố điện thoại. Đặc biệt, đích thân Đường “Nhuệ” còn kéo theo đàn em tìm đến tận chỗ vợ của một phóng viên làm việc để uy hiếp, dọa dẫm ép người này gọi điện thoại cho chồng để “nói chuyện”. Một trong những nạn nhân có đơn cầu cứu Báo Pháp luật Việt Nam cũng bị các số điện thoại lạ gọi điện, nhắn tin dọa giết cả nhà vì dám nhờ báo chí lên tiếng…
Và còn rất nhiều cây viết của Báo Pháp luật Việt Nam đã đạt Giải Báo chí quốc gia; Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc” và giải báo chí của các Bộ, ngành, địa phương. Mới đây nhất, ngày 19/6/2025, nhóm tác giả Trần Ngọc Hà, Lê Võ Nguyệt Thương đã nhận Giải B hạng mục báo in Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025 của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ đó, có thể nói trong hành trình 40 năm, Báo Pháp luật Việt Nam đã xây dựng nên một thế hệ “ngòi bút chủ lực”, là những nhà báo ghi dấu ấn tại các giải thưởng báo chí uy tín, là những người thầy, người truyền nghề tận tụy. Họ chính là niềm tự hào góp phần quan trọng làm nên bản sắc của tờ báo hôm nay.
Truyền lửa cho thế hệ tiếp nối
Không chỉ là những cây bút dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết trên mặt báo, các “ngòi bút chủ lực” của Báo Pháp luật Việt Nam còn đóng vai trò giảng viên, người truyền cảm hứng nghề nghiệp tại các trường đào tạo báo chí. Các lãnh đạo báo Pháp luật Việt Nam như Tổng biên tập Vũ Hoài Nam, các Phó Tổng biên tập Trần Ngọc Hà, Vũ Hồng Thúy đã và đang trực tiếp giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam… Các đồng chí trong Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cũng thường xuyên truyền đạt kinh nghiệm tại các buổi nói chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích chính sách, kỹ thuật làm báo đa phương tiện cho các phóng viên trong Tòa soạn. Những buổi nói chuyện đã gieo mầm lý tưởng, đạo đức báo chí và tư duy phản biện pháp lý - điều mà lớp phóng viên trẻ rất cần trên hành trình trở thành những người làm báo chuyên nghiệp, nhân văn, trách nhiệm. Việc những lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam trực tiếp giảng dạy là cách những người đi trước lan tỏa lý tưởng, trao truyền kinh nghiệm và ngọn lửa đam mê cho những người trẻ tiếp bước con đường làm báo đầy vinh quang và thử thách.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.