Nghiên cứu sửa đổi mạnh mẽ hơn vấn đề phân quyền
Tại Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, nhiều đại biểu cũng thể hiện sự quan tâm và góp ý hoàn thiện các quy định liên quan đến nhóm nội dung này.
TS Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính cho rằng, dự thảo sửa đổi không nên bỏ khái niệm “cấp chính quyền địa phương”, vốn lần đầu xuất hiện ở Hiến pháp năm 2013. Hàm ý của khái niệm này là chính quyền địa phương đầy đủ, gồm cả HĐND và UBND. Tiếp tục sử dụng khái niệm này thì trong tương lai khi quá trình phát triển các đơn vị hành chính, lãnh thổ đặc biệt nếu thấy không cần tổ chức HĐND, Quốc hội có thể quyết ngay mà không cần sửa Hiến pháp.
Ông Tuấn đề xuất, nên chăng bổ sung thêm một khoản vào Điều 111 dự thảo Nghị quyết như sau: Chính quyền địa phương chỉ tổ chức 2 cấp, gồm: Chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp dưới tỉnh. Như vậy, dù tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có được chia thành phường, xã, liên phường, liên xã, đặc khu hay là tên gọi khác như phủ, trấn, thành phố thì chính quyền địa phương được tổ chức ở đó cũng đều là chính quyền cấp dưới tỉnh và chỉ là một cấp mà thôi.
Để từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản, cái gì không quản được thì cấm”; xóa bỏ tình trạng một việc đã được giao thẩm quyền rồi nhưng vẫn phải hỏi các cơ quan trung ương hoặc các cơ quan liên quan; đồng thời góp phần nâng cao sự tự tin của đội ngũ lãnh đạo, dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích phát triển địa phương, theo ông Tuấn, nội dung sửa đổi Điều 112 tại dự thảo Nghị quyết cần được nghiên cứu sửa đổi mạnh mẽ hơn vấn đề phân quyền giữa Trung ương và địa phương.
Ông Tuấn ví dụ, khoản 1 Điều 112 quy định: “Chính quyền địa phương quyết định các vấn đề của địa phương do luật định” cần được sửa đổi theo hướng “chính quyền địa phương quyết định các vấn đề của địa phương”; sau đó Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ quy định cụ thể. Hoặc nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương nếu có thể, cần được quy định khái quát ngay tại Hiến pháp này, ít nhất cũng là những vấn đề mang tính nguyên tắc.
Bên cạnh đó, ông Trần Anh Tuấn cũng đề nghị cần chú ý tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong kiểm soát quyền lực khi thực hiện phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương và để thực hiện quản trị địa phương hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn về cách diễn đạt “đơn vị hành chính dưới tỉnh” nên đề nghị quy định rõ 2 cấp hành chính ở địa phương nên là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở (cấp xã). Đồng thời, quy định khái niệm về UBND, HĐND một cách rộng hơn, chung hơn.
Không quy định “cứng” trong Hiến pháp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, thành viên Tổ biên tập sửa đổi Hiến pháp ghi nhận các góp ý. Trong đó, bà cho biết có thể tiếp thu ngay đề xuất ghi nhận đóng góp của cấp huyện.
Trao đổi với kiến nghị của các chuyên gia về cách diễn đạt “đơn vị hành chính dưới tỉnh”, bà Thủy cho biết, hàm ý là không quy định “cứng” trong Hiến pháp rằng trong mô hình 2 cấp, dưới tỉnh chỉ có xã, phường, đặc khu.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp dẫn chứng: “Thị xã Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây, đã được nâng lên thành phố thuộc tỉnh. Nhưng khi nhập Hà Tây vào Hà Nội thì lại vướng Hiến pháp, nên phải hạ xuống thị xã, sau đó thì thành quận. Do đó, mới đề xuất sửa Hiến pháp theo cách này để Luật Tổ chức chính quyền địa phương có thể linh hoạt”.
Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cũng giải thích tương tự. Theo ông, “đơn vị hành chính dưới tỉnh” như dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khái quát. Không liệt kê cụ thể vào Hiến pháp rằng đơn vị hành chính dưới tỉnh gồm những loại hình gì chính là cách để trong quá trình phát triển sau này, khi xuất hiện nhu cầu, chẳng hạn tổ chức các thành phố, thị xã theo yêu cầu phát triển của chính quyền đô thị thì không bị vướng Hiến pháp.
Về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, ông Tuấn cho biết, đây là khái niệm kế thừa Hiến pháp năm 2013 hiện hành. “Thời điểm này chưa thể khẳng định đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tương lai là cấp tỉnh hay dưới tỉnh. Chẳng hạn, Phú Quốc dự kiến sẽ thành đặc khu, là đơn vị hành chính dưới tỉnh. Nhưng quá trình phát triển sau này biết đâu sẽ cần phải nâng lên ngang cấp tỉnh”, ông Tuấn lý giải.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.