Thứ hai 10/02/2025 08:54
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 3/2 (mùng 6 Tết Âm lịch), các công chức, viên chức, người lao động đã quay trở lại làm việc với tinh thần phấn khởi, khí thế hăng say lao động. Điều này cho thấy nỗ lực bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường ngay sau đợt nghỉ Tết đã được thực hiện tốt, tạo tiền đề vững chắc để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác năm 2025.

Nền tảng cho năm 2025 với các nhiệm vụ trọng tâm

Ngay trong những ngày đầu Xuân năm mới, có thể dễ dàng ghi nhận không khí làm việc nghiêm túc, khẩn trương tại các cơ quan, doanh nghiệp. Công chức, viên chức, người lao động đều quay trở lại làm việc với tinh thần vui tươi, phấn khởi, khí thế hăng say thi đua lao động, sản xuất. Tâm lý “tháng Giêng là tháng ăn chơi” dường như không còn phổ biến, thay vào đó là sự quyết tâm, sẵn sàng cống hiến của đa số công chức, viên chức, người lao động. Đây chính là tín hiệu tích cực, báo hiệu một khởi đầu thuận lợi cho năm mới.

Để có thể đạt được những tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm, một phần quan trọng đến từ việc các Bộ, cơ quan và địa phương đã thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Các Bộ, cơ quan, địa phương đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt chú trọng bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường ngay sau đợt nghỉ Tết.

Đồng thời, tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ công tác năm 2025 ngay từ những tháng đầu năm. Nhất là thực hiện đúng tiến độ việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình phát triển giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Rõ ràng, ngay từ trước Tết Nguyên đán, các nhiệm vụ công tác năm 2025 đã được xác định với mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Chính định hướng này đã trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các cơ quan, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các kế hoạch đề ra ngay khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. Chưa kể, việc xác định mục tiêu sớm càng trở nên quan trọng khi năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt đối với nước ta.

Công chức, viên chức, người lao động phấn chấn trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. (Hình minh họa - Nguồn: Hải Nguyễn)
Công chức, viên chức, người lao động phấn chấn trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. (Hình minh họa - Nguồn: Hải Nguyễn)

TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định: “Năm 2025 là một năm có ý nghĩa đặc biệt đối với dân tộc Việt Nam, bởi đây không chỉ là thời điểm mới trong dòng chảy lịch sử, mà còn là năm bản lề tạo đà cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sau nhiều năm định hình và phát triển, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới. Đây là giai đoạn mà tiềm năng, nguồn lực và khát vọng của cả dân tộc được huy động tối đa, tạo nền móng vững chắc cho một tương lai rực rỡ”.

Năm 2025 là năm cuối cùng trong giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nên việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sau Đại hội XIV của Đảng. Theo GS.TS Hoàng Văn Cương - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, năm 2025 là năm chúng ta phải thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: “Thứ nhất là hoàn thành các mục tiêu đặt ra của giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ thứ hai là phải thực hiện thành công Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng không phải chỉ là công tác tổ chức cán bộ mà còn là xây dựng một cương lĩnh hành động, một kế hoạch phát triển cho các giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2026 - 2030. Đặc biệt, giai đoạn này là giai đoạn tiền đề chúng ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Thứ ba là sắp xếp tinh gọn bộ máy, đây chính là cơ sở để chúng ta thực hiện cải cách về thể chế, bộ máy gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả”.

Đây cũng là năm mà Việt Nam đặt trọng tâm vào những nhiệm vụ chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã khẳng định quyết tâm thực hiện thành công 8 nhiệm vụ trọng tâm và đột phá nhằm đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân khoảng 4,5%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8 - 1% và thực hiện 71 chỉ tiêu quan trọng khác.

Tập trung thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

Để đạt được những mục tiêu trọng tâm trong năm 2025, việc nhanh chóng đưa các cơ quan, doanh nghiệp trở lại guồng quay làm việc sau kỳ nghỉ Tết là điều kiện tiên quyết. Đồng thời, mỗi cá nhân, tổ chức cần nhanh chóng bắt nhịp, triển khai công việc với tinh thần trách nhiệm cao, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu đã được định hướng.

Song hành với đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ngay từ đầu năm phải quán triệt và triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với chủ đề điều hành năm 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”. Trước hết, cần tập trung cải cách thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tháo gỡ các “điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ cao…

Công chức, viên chức, người lao động phấn chấn trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. (Hình minh họa - Nguồn: Hải Nguyễn)
Công chức, viên chức, người lao động phấn chấn trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết. (Hình minh họa - Nguồn: Hải Nguyễn)

Chính phủ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, gắn với phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường của các cấp, đồng thời xóa bỏ cơ chế “xin - cho”. Mục tiêu là hoàn thành việc sắp xếp lại bộ máy các cơ quan Chính phủ trong tháng 2/2025, tạo động lực thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cả cơ quan công quyền và doanh nghiệp.

Đồng thời, với trọng tâm thể chế là “đột phá của đột phá”, việc triển khai các đạo luật thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư, khoa học công nghệ được sửa đổi, có hiệu lực năm 2025 kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực cho hoạt động đầu tư kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước. Các luật như Luật Đất đai 2024, Luật sửa đổi 9 luật về tài chính và Luật sửa đổi 5 luật về đầu tư dự kiến sẽ tác động mạnh mẽ, khơi thông nguồn lực, tháo gỡ rào cản và thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi, bền vững.

Mặt khác, ngay từ đầu năm 2025, các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn FDI có chọn lọc, kích thích tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh du lịch. Chính sách tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt để kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng. Đồng thời, các chính sách thuế sẽ tiếp tục được triển khai nhằm hỗ trợ các nhóm thu nhập thấp, tăng sức mua và cải thiện đời sống Nhân dân.

Năm 2025 là cột mốc “về đích” của các dự án hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025, như cao tốc Bắc - Nam phía Đông và sân bay quốc tế Long Thành. Chính phủ cũng tập trung vào các dự án quan trọng, mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước, như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối quốc tế, đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP HCM và các cảng biển trung chuyển quốc tế tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Sóc Trăng...

Đặc biệt, cần đẩy mạnh đổi mới khoa học công nghệ và phát huy tối đa vai trò của khoa học công nghệ cùng đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Đây là nhân tố then chốt góp phần hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Để làm được điều đó, cần tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trọng tâm là phát triển các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghiệp bán dẫn, năng lượng mới, công nghiệp văn hóa và giải trí, khai thác không gian vũ trụ, biển và ngầm. Đồng thời, thúc đẩy thương mại hóa 5G, nghiên cứu công nghệ 6G và phát triển vệ tinh viễn thông tầm thấp. Việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút chuyên gia từ trong và ngoài nước cũng sẽ được ưu tiên để hỗ trợ đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Nhìn chung, năm 2025 là một dấu mốc quan trọng trên hành trình phát triển của đất nước. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân, chủ đề điều hành năm 2025 “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá” không chỉ là nhiệm vụ mà còn là khát vọng chung, đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Linh Chi

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

(PLVN) - Từ mùa xuân năm 1930, con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bắt đầu một hành trình đầy gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào. 95 năm trôi qua, chúng ta nhìn lại với niềm hân hoan trước cơ đồ vững chãi, tiềm lực mạnh mẽ, vị thế ngày càng nâng cao và uy tín vượt trội của đất nước trên trường quốc tế.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57:

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57: 'Khoán 10' trong kỷ nguyên vươn mình

(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ hết các “điểm nghẽn”, rào cản để phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…
Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Trong suốt hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Bộ, ngành Tư pháp luôn thể hiện được vai trò quan trọng trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách trọng đại, giúp đất nước ổn định, phát triển. Đây là nhận định trong bài viết "Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới đây. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Bộ trưởng.
Chuyển đổi số -

Chuyển đổi số - 'chìa khóa vàng' hiện thực hóa khát vọng phát triển

(PLVN) - “Chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là “chìa khóa” đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển”.
7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) -Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) lần này tập trung quy định 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
Thủ tướng: Chuyển từ

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Giang

Sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tỉnh Hà Giang.
Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) - Tại phiên họp ngày 3/1/2025, sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội báo cáo về Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị có kết luận như sau:
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Khởi tố nam thanh niên dọa tung clip nhạy cảm để cưỡng đoạt tiền của cô gái tuổi 20

Khởi tố nam thanh niên dọa tung clip nhạy cảm để cưỡng đoạt tiền của cô gái tuổi 20

(PLVN) - Sau khi có được clip nhạy cảm của chị N, đối tượng Trần Văn Hùng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã liên hệ, ép nạn nhân đưa tiền.
Bắt khẩn cấp nữ đối tượng tuổi 17 và nhóm bạn mang hung khí đi gây rối lúc nửa đêm

Bắt khẩn cấp nữ đối tượng tuổi 17 và nhóm bạn mang hung khí đi gây rối lúc nửa đêm

(PLVN) - Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) mới bắt giữ 5 đối tượng về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

(PLVN) - Hôm qua (7/2), tại chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 1/2025, vấn đề phòng ngừa tội phạm công nghệ cao được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm.
Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.