Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị. Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSNDTC chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện công tố, Tổng Chưởng lý của các nước ASEAN và Trung Quốc (và 02 Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ma Cao), đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và Trung Quốc tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao.
Chia sẻ kinh nghiệm, phương hướng phòng, chống tội phạm
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSNDTC khẳng định Hội nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát, Viện Công tố các nước Asean - Trung Quốc là Hội nghị chuyên môn sâu về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và hằng năm nước đăng cai sẽ chọn chủ đề cụ thể, phù hợp với sự quan tâm của Cộng đồng ASEAN. Cùng đó nhấn mạnh, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến mới, phức tạp, các yếu tố làm phát sinh tội phạm xuất hiện nhiều hơn.
Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ thông tin, sự tiếp cận nhanh chóng của người dân đối với các dịch vụ mạng xã hội cũng là một trong các nguyên nhân trực tiếp tác động đến tính chất, hoạt động của tội phạm, phạm vi được mở rộng, kết cấu xuyên biên giới, xuyên quốc gia và hoạt động mạnh mẽ, phổ biến trên môi trường mạng. Bên cạnh các loại tội phạm mang tính truyền thống thì các loại tội phạm ngày càng trở nên linh hoạt hơn, nhanh chóng lợi dụng và triệt để khai thác các công nghệ mới, gây nhiều hậu quả nặng nề cho cộng đồng quốc tế.
Tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao đã trở thành vấn nạn toàn cầu đòi hỏi mỗi quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường đoàn kết, gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia để cùng chung tay giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện nay.
Đề cập đến việc lựa chọn chủ đề hội nghị "Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia”, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí khẳng định, mong muốn, quyết tâm của VKSNDTC Việt Nam trong việc đẩy mạnh, tăng cường hợp tác với Viện kiểm sát, Viện công tố các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả đấu tranh chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, góp phần duy trì hòa bình, ổn định của mỗi quốc gia và khu vực.
Chia sẻ thông tin, đoàn kết, thống nhất hành động
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, ASEAN là mái nhà chung của 10 thành viên với sự đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển nhưng gắn kết chặt chẽ vì mục tiêu hướng đến người dân, lấy người dân làm trung tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Là quốc gia láng giềng gần gũi, Trung Quốc đã sớm thiết lập quan hệ đối thoại và trở thành đối tác ngoại khối đầu tiên, quan trọng nhất của ASEAN từ năm 1991; năm 2003 thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược; năm 2021 ASEAN - Trung Quốc chính thức nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Cho đến nay, ASEAN và Trung Quốc đã đã triển khai nhiều cơ chế hợp tác, bao gồm hội nghị cấp cao thường niên và các hội nghị hợp tác chuyên ngành, trong đó có lĩnh vực tư pháp và pháp luật.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng cho biết, Việt Nam đã tích cực hợp tác với các nước thành viên để cùng xây dựng bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa ASEAN với các đối tác. Trung Quốc là đối tác đặc biệt quan trọng của Việt Nam và ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kiểm sát, công tố.
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ mang đến những tiện ích to lớn cho con người, nhưng sự phát triển ấy cũng là môi trường để phát sinh một số loại tội phạm mới, như: lợi dụng công nghệ thông tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, đánh cắp thông tin cá nhân, phát tán mã độc, tấn công mạng máy tính của Chính phủ và doanh nghiệp... xảy ra ngày càng nhiều, với quy mô ngày càng lớn, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tính chất ngày càng nguy hiểm, hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội và an ninh của mỗi quốc gia.
Các nước đã cùng nhau phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung thì nay, để đấu tranh hiệu quả chống loại tội phạm này, không có cách nào khác là phải tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, thống nhất hành động giữa cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
"Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần trách nhiệm trước sự an toàn, hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển của mỗi quốc gia, Hội nghị này sẽ tìm ra giải pháp hữu hiệu, thống nhất hành động giữa các nước ASEAN và Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; góp phần vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực" - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết.
Tại Hội nghị, các Trưởng đoàn đại biểu Viện kiểm sát, Viện công tố các nước ASEAN và Trung Quốc trình bày tham luận chỉ ra thách thức của tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia đối với an ninh, an toàn của mỗi quốc gia và khu vực; chia sẻ những thành công, thực tiễn tốt và khó khăn của các nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; đề xuất các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.