Các bạn trẻ hào hứng đi xem phim lịch sử, chiến tranh
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là bộ phim được thực hiện hướng tới kỷ niệm 50 năm đất nước hòa bình, thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025). Bộ phim lấy bối cảnh năm 1967 khi chiến tranh chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt. Đội du kích 21 người do Bảy Theo chỉ huy tại căn cứ Bình An Đông trở thành mục tiêu tìm và diệt số 1 của quân đội Mỹ khi nhận nhiệm vụ bằng mọi giá phải bảo vệ một nhóm thông tin tình báo chiến lược mới đến ẩn náu tại căn cứ. Các cuộc liên lạc vô tuyến điện với nhóm tình báo bị quân đội Mỹ phát hiện và định vị, lấy đi lợi thế duy nhất của đội du kích là sự vô hình trong hệ thống địa đạo rộng khắp, phức tạp và bí ẩn.
Địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi) là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng. Cách trung tâm TP HCM khoảng 70km về hướng Tây Bắc, địa đạo có hệ thống đường hầm dài hơn 200km, là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần vào công cuộc thống nhất đất nước.
Với kinh phí sản xuất khoảng 55 tỷ đồng, “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” được đầu tư kỹ lưỡng về bối cảnh, đặc biệt là mô hình địa đạo Củ Chi dài 250m và các cảnh đại chiến với xe tăng, máy bay. Phim cũng huy động nhiều vũ khí hạng nặng mà Mỹ đã dùng trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam thời đó để tái hiện chân thật, thuyết phục và lôi cuốn người xem. Bộ phim đem đến cho người xem thêm lời giải cho ý nghĩa của cụm từ “Củ Chi - Đất thép anh hùng”, đồng thời như lời hồi đáp cho câu hỏi: “Hòa bình có đẹp không?”.
Dù mới ra mắt chỉ 3 ngày, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã có doanh thu gần 70 tỷ đồng, bộ phim cũng thu hút rất đông khán giả trẻ tới rạp. NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đánh giá: “Những bộ phim như “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã mang tinh thần giáo dục, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng ta thấy rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh nhưng luôn khát khao yêu thương bên trong mỗi chiến sĩ”.
Cần có chính sách tạo điều kiện nâng tầm phim xứng với thời đại
Trước đây, phim chiến tranh, lịch sử luôn bị xếp vào dòng phim kén khán giả, khó bán vé, thua lỗ. Nhưng thật bất ngờ, thời gian gần đây, các bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”, “Đào, phở và piano”, “Đất rừng Phương Nam” lại thu hút rất đông khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ.
Từ “cơn sốt” “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” “Đào, phở và piano”, “Đất rừng Phương Nam” cho thấy, nhu cầu xem phim lịch sử của người Việt rất lớn. Những thước phim mang đậm dấu ấn lịch sử và nghệ thuật, qua đó tuyên truyền, giáo dục về truyền thống cách mạng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân…
Tại Hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia điện ảnh cho rằng, để có tác phẩm về đề tài lịch sử hay, các nhà làm phim phải tôn trọng tác phẩm văn học gốc, nhưng đồng thời phải không ngừng sáng tạo bằng ngôn ngữ của điện ảnh và tin vào con đường sáng tạo đó, các nhà quản lý phải có cách nhìn nhận khác biệt để mang lại sự hấp dẫn mới với khán giả.
PGS.TS Hoài Sơn nhấn mạnh, Luật Điện ảnh có một số quy định nhằm bảo vệ sự thật lịch sử trong phim ảnh. Những điều cấm này nhằm tránh việc bóp méo hay xuyên tạc sự thật lịch sử, có thể gây hiểu nhầm và tác động tiêu cực đến nhận thức của khán giả về các sự kiện và nhân vật lịch sử quan trọng. Đây là những ranh giới cần thiết để bảo đảm các tác phẩm không đi lệch khỏi mục tiêu giáo dục và tôn vinh lịch sử. Nhưng nghệ thuật vẫn có chỗ cho sự sáng tạo trong các “khoảng trống” để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và có sức sống hơn.
Nhà sản xuất phim Nguyễn Trinh Hoan chia sẻ khó khăn, để thực hiện dòng phim này rất tốn kém vì phải dựng bối cảnh, trang phục, đạo cụ theo đúng lịch sử hay tác phẩm văn học. Vì vậy, Nhà nước cần xem lại việc ưu đãi thuế VAT cho các nhà làm phim lịch sử, cần thiết phải có hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước để thúc đẩy phát triển dòng phim lịch sử. Nếu không có nguồn vốn hỗ trợ, các nhà làm phim phải vay ngân hàng theo lãi suất để làm phim rất nhiều rủi ro, các nhà làm phim rất e ngại.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, cần có sự đầu tư hơn nữa từ các nhà làm phim, nhà sản xuất, nhà quản lý và sự ủng hộ của khán giả để nâng tầm, phát triển phim về đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học. “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho phim lịch sử, chiến tranh bằng việc đặt hàng hoặc xã hội hóa để có các tác phẩm xứng tầm thời đại”, ông Sơn nói.
(PLM) Tháng 7, hòa chung vào dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc về Vị Xuyên để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, đoàn công tác của Báo Pháp Luật Việt Nam do đồng chí Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang).
(PLM) - Sáng 25/7, UBND phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền theo Nghị quyết số 26/2025/NQ-HĐND ngày 10/7/2025 và Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 của UBND TP Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
(PLM) - Ngày 25/7, tại Quảng Ninh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên nhà trường.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.