Một trong những nội dung được nhiều đại biểu trong phiên thảo luận Tổ quan tâm góp ý liên quan đến chính quyền tại Thủ đô. Nội dung này của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Bộ Tư pháp dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu.
Theo đó, về mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, có ý kiến đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh để áp dụng cho TP Hà Nội; quy định về chính quyền cấp TP, cấp quận, cấp xã chưa thể hiện được sự tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo định hướng đã được đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW.
Về ý kiến này, cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, qua báo cáo sơ kết của TP Hà Nội (Báo cáo số 213/BC-NC ngày 22/6/2023) cho thấy, mô hình tổ chức chính quyền TP Hà Nội đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 đã phát huy hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, HĐND TP Hà Nội đề xuất nghiên cứu, sửa đổi Luật Thủ đô, quy định mô hình chính quyền các cấp giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên cơ sở thực hiện theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ (không tổ chức HĐND phường).
Việc quy định của dự thảo Luật là phù hợp với thực tế hiện nay của Thủ đô, đặc biệt trong bối cảnh đang triển khai mạnh mẽ việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền các quận, huyện, thị xã và quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn Thủ đô.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Hà Nội theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm việc ủy quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu.
Về tăng số lượng đại biểu HĐND, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, có ý kiến nhất trí về tăng số lượng đại biểu HĐND TP, số lượng đại biểu HĐND chuyên trách và đề nghị số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cần bảo đảm tính đại diện, bảo đảm cơ cấu phù hợp; có ý kiến đề nghị chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND khi không tổ chức HĐND quận; số lượng đại biểu HĐND TP nên giao cho Hà Nội chủ động quyết định.
Về vấn đề này, theo cơ quan chủ trì soạn thảo, quy định của dự thảo Luật được đề xuất trên cơ sở xem xét, đánh giá dự báo tác động của một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐND. Trong giai đoạn sắp tới, nếu được phân quyền mạnh mẽ thì HĐND TP Hà Nội sẽ tăng thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn so với các quy định hiện hành.
Khối lượng công việc của HĐND TP sẽ tăng đáng kể (ngoài 38 nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì với sự phân quyền mạnh mẽ như quy định tại dự thảo Luật, số lượng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND TP dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 nhiệm vụ, quyền hạn). Mặt khác, nếu xét về tỷ lệ thì bình quân của Hà Nội là 105.000 người dân/1 đại biểu, thấp hơn bình quân chung cả nước là 26.500 người dân/01 đại biểu).
Hiện nay, với việc không tổ chức HĐND phường, số lượng đại biểu HĐND các cấp của TP đã giảm đi đáng kể và tới đây sẽ tiếp tục giảm khi một số huyện phát triển thành quận (không tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2021-2026, TP đã giảm trên 4.000 đại biểu HĐND phường).
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cơ cấu tổ chức, bộ máy của HĐND TP phải đủ mạnh để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động, nhất là chất lượng giám sát, bảo đảm thực chất và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; trong đó việc tăng số lượng đại biểu HĐND giúp mở rộng, tăng tính đại diện, đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND TP.
Về nhiệm vụ Thường trực HĐND TP Hà Nội (khoản 4 Điều 9), có ý kiến đề nghị cân nhắc việc giao Thường trực HĐND một số thẩm quyền của HĐND giữa hai kỳ họp để bảo đảm thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Đầu tư công; không giao Thường trực HĐND quyết định việc chi hỗ trợ cho các cơ quan Trung ương trên địa bàn và các địa phương trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Thường trực HĐND TP quyết định vốn để lập quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa công trình…
Về ý kiến này, Bộ Tư pháp dự kiến tiếp thu, giải trình như sau: Trên cơ sở ý kiến tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đề xuất của TP Hà Nội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phân tích, đánh giá tác động, cân nhắc kỹ những nội dung giao Thường trực HĐND giải quyết giữa các kỳ họp; theo đó, dự thảo Luật quy định 3 nhiệm vụ giao Thường trực HĐND TP quyết định.
Đây là những nhiệm vụ diễn ra thường xuyên, đòi hỏi phải quyết định nhanh để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Mặt khác, đây là những việc mà HĐND đã quyết định về chủ trương nhằm bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP và Thường trực HĐND phải báo cáo HĐND TP tại kỳ họp gần nhất, qua đó vẫn bảo đảm thực hiện chức năng thẩm tra, giám sát của HĐND.
Về chính quyền TP thuộc TP Hà Nội, có ý kiến cho rằng quy định tại Điều 13, Điều 14 chưa thể hiện được các chính sách đặc thù nhằm phát huy vai trò của mô hình chính quyền TP thuộc TP; cân nhắc quy định tại khoản 2 Điều 13, điểm d khoản 1 Điều 14 để tránh trùng lặp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật.
Về ý kiến này, Bộ Tư pháp cho biết, theo Nghị quyết 15-NQ/TW trong thời gian tới, Hà Nội dự kiến sẽ hình thành 2 TP thuộc TP (phía Bắc - Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và phía Tây - Xuân Mai, Hòa Lạc); nhằm tạo cơ sở pháp lý bước đầu cho các TP này khi được thành lập, dự thảo Luật quy định một số thẩm quyền cụ thể (phân quyền từ thẩm quyền của HĐND, UBND TP) cho HĐND, UBND TP thuộc TP Hà Nội như: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù thuộc UBND TP thuộc TP Hà Nội; Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP thuộc TP Hà Nội; Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND TP thuộc TP Hà Nội; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc TP thuộc TP Hà Nội.
Về UBND phường, có ý kiến đề nghị quy định UBND phường là một cấp ngân sách thay vì là một đơn vị dự toán ngân sách như hiện nay để giúp cho phường chủ động linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
Về vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu để quy định phù hợp với thực tiễn của TP. Hiện nay, để giải quyết các khó khăn, bất cập khi phường không còn là một cấp ngân sách, dự thảo Luật quy định HĐND quận, thị xã bố trí trong dự toán chi ngân sách của UBND phường khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa, cứu trợ, thực hiện nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cần thiết khác chưa được dự toán (khoản 1 Điều 11).
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).
(PLM) - Sáng 9/1, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Toạ đàm, đồng chủ trì và điều hành có Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp. Tham dự Toạ đàm có các chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật cùng đại diện các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam. Toạ đàm là diễn đàn để lắng nghe, là bước cụ thể hóa Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới .
(PLM) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.