Cùng dự chương trình gặp mặt có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
250 đại biểu tiêu biểu là các Mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, nhân chứng lịch sử đại diện cho các thế hệ người có công với cách mạng qua các thời kỳ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng Bí thư Tô Lâm khái quát, lịch sử dân tộc Việt Nam là bản hùng ca bất diệt về ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần, yêu nước nồng nàn và sự hy sinh cao cả của biết bao thế hệ.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại sự kiện Gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. |
“
Tổng Bí thư khẳng định lịch sử dân tộc Việt Nam là bản hùng ca bất diệt về ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần, yêu nước nồng nàn và sự hy sinh cao cả của biết bao thế hệ. Đây là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước, đức hy sinh và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường thăm hỏi người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. |
![]() |
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. |
Trong số 250 đại biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết có những cán bộ Lão thành cách mạng, cao tuổi nhất là 101 tuổi, những thương binh trẻ, trẻ tuổi nhất là 32 tuổi, cùng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các thương bệnh binh, nạn nhân chất độc hóa học, và đại diện tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em.
“Các bác, các mẹ, các anh, các chị không chỉ là những tấm gương đẹp trong quá khứ mà còn là tấm gương sáng trong hiện tại, đã vượt lên thương tật, vượt qua mọi khó khăn, mất mát, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập, góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp”, Tổng Bí thư ghi nhận.
![]() |
250 người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu tham dự chương trình. |
78 năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Tổng Bí thư nhắc lại quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là "người có công với cách mạng là tài sản quý báu của dân tộc". Đó là biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước và đạo lý Việt Nam. Công tác "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn" không chỉ là một chính sách lớn, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim, trách nhiệm chính trị, đạo lý của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, đến nay đã có hơn 9,2 triệu người có công được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi. Đời sống vật chất và tinh thần của người có công và thân nhân đã được cải thiện. Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp, Đảng và Nhà nước ta còn chăm lo người có công bằng các chính sách cụ thể, như chăm sóc sức khỏe, ưu tiên giao đất sản xuất, hỗ trợ cải thiện về nhà ở, đất ở, các chương trình dạy nghề, tạo việc làm; thực hiện chính sách về giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, hơn 7.000 hồ sơ tồn đọng đã được giải quyết cơ bản, trong đó có hơn 2.400 liệt sỹ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được Nhà nước công nhận. Riêng 6 tháng đầu năm, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp, trao thêm 325 Bằng Tổ quốc ghi công. Đặc biệt, ngay trong những ngày tháng Bảy lịch sử này, chúng ta đã hoàn thành 100% việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng.
Tổng Bí thư Tô Lâm đồng thời nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm nguồn lực cho công tác người có công với cách mạng theo hướng chủ động, bền vững và toàn diện. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chú trọng công tác tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ, bảo đảm khang trang, trang nghiêm, thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Quan tâm chăm lo y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở... trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Tiếp tục nâng cao chất lượng các phong trào, chính sách hậu phương quân đội, hậu phương công an, các chương trình tình nghĩa, phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn”. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội.
Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và Nhân dân trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng; Thực hiện tốt việc giám sát quá trình xây dựng và thực hiện chính sách người có công với cách mạng; thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng, kiến nghị với cấp ủy và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi người có công với cách mạng.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi tặng biểu trưng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến 250 đại biểu người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu.
Tại buổi gặp mặt, tri ân, lãnh đạo Đảng, nhà nước cũng trao tặng những phần quà đến 250 người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu; đồng thời tặng quà tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
![]() |
![]() |
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc... tặng quà người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, Gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu không chỉ là một sự kiện chính trị quan trọng mà còn là biểu hiện sâu sắc của truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây được gìn giữ và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.
“Công lao của người có công không chỉ là ký ức lịch sử mà còn là bài học quý giá cho thế hệ mai sau. Sự cống hiến và hy sinh của thế hệ cha anh đi trước sẽ mãi được khắc ghi, trân trọng và vinh danh qua nhiều thế hệ.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại sự kiện. |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện cả nước có trên 9,2 triệu người có công với cách mạng, trong đó có hơn 1,2 triệu liệt sỹ, gần 140.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 600.000 thương binh, bệnh binh, cùng hàng triệu người là thân nhân liệt sỹ, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bị địch bắt tù đày, nhiễm chất độc hóa học…
78 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng là một trong những trụ cột quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội. Đây không chỉ là một chủ trương lớn mang tính nhân văn sâu sắc mà còn là trách nhiệm lâu dài của Nhà nước đối với những người đã cống hiến trọn đời cho tổ quốc. Các chủ trương, chính sách ưu đãi ngày càng được hoàn thiện và thực thi hiệu quả, thể hiện sự biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao cả đối với những đóng góp, hy sinh của các thế hệ cha anh.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hoá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người có công, đảm bảo tính chính xác, công bằng và tôn vinh đúng đối tượng, thể hiện sự nghiêm túc và minh bạch của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ đầu năm 2024 đến nay, ngành Nội vụ đã giải quyết căn bản được hơn 7.000 hồ sơ, trong đó có hơn 2.400 liệt sĩ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được Thủ tướng Chính phủ công nhận.
Từ 1/7/2024, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đã tăng lên 2,78 triệu đồng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người có công. Bình quân, mức trợ cấp hàng tháng cho người có công đạt khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất lên tới 8,36 triệu đồng/tháng. Chế độ trợ cấp, tặng quà cho người có công trong các dịp lễ, Tết, đặc biệt là Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 và các ngày lễ lớn như 30/4, 2/9 luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Bên cạnh đó, các chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe người có công cũng được điều chỉnh tăng lên, với mức chi điều dưỡng tập trung bằng 1,8 lần mức chuẩn/người/lần và tại nhà là 0,9 lần mức chuẩn/người/lần. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng đã xây dựng, sửa chữa hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa, giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Cả nước đang tập trung hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho gần 500.000 hộ gia đình người có công trước ngày 27/7.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ chính trị và đạo lý đặc biệt quan trọng, được đẩy mạnh với quyết tâm cao độ. Công tác xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin, đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ giám định ADN, đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Đến nay, đã có hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ đã được xác nhận thông tin, trong đó có 4.468 hài cốt được xác định bằng phương pháp thực chứng và 1.479 hài cốt bằng so sánh, đối khớp ADN.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, trước thềm kỷ nguyên mới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng, Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị, sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, nỗ lực tham mưu với Đảng, Nhà nước hoàn thiện thể chế, chính sách đối với người có công theo hướng phục vụ, hiện đại, toàn diện, bao trùm, hiệu quả và nhân văn.
Ngành sẽ thực hiện đầy đủ và hiệu quả định hướng về chính sách đối với người có công theo tinh thần Nghị quyết số 42 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII. Đó là chú trọng thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công, nhất là người ở vùng sâu, vùng xa, người gặp khó khăn trong cuộc sống. Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng phải là mức cao nhất trong các chính sách xã hội.
Đồng thời, ngành Nội vụ sẽ nỗ lực hơn nữa trong công tác tìm kiếm xác định danh tính hài cốt liệt sỹ, khi vẫn còn đó 200.000 liệt sỹ chưa được quy tập, gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin, để xoa dịu nỗi đau mòn mỏi chờ đợi thông tin của những người mẹ, người vợ và gia đình liệt sỹ.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.