Thứ ba 29/04/2025 00:38
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

4 rủi ro nghiêm trọng nếu không kiểm soát tiền ảo

PV: Thưa ông, đến nay, Việt Nam đã có quy định về tiền điện tử nhưng chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo, trong khi giao dịch bằng tài sản ảo, nhất là tiền số Bitcoin, Ethereum... đang diễn ra phổ biến. Quan điểm cá nhân của ông về tiền ảo, tài sản ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa... ra sao, có sự khác nhau nào giữa chúng không?

- Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý chính thức về tiền ảo và tài sản ảo, mặc dù giao dịch bằng các loại tài sản này, đặc biệt là Bitcoin, Ethereum, diễn ra ngày càng phổ biến. Cá nhân tôi cho rằng, tiền mã hóa (Cryptocurrency) như Bitcoin, Ethereum là xu hướng nhưng cần quản lý chặt chẽ. Bitcoin và Ethereum không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là tài sản đầu tư có giá trị lớn, trong khi có thể rủi ro lớn do biến động giá mạnh, nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố. Kinh nghiệm một số quốc gia cũng cho biết, Bitcoin được công nhận như tài sản, nhưng chưa coi là tiền hợp pháp.

Tài sản ảo, đặc biệt là NFT, có thể mang lại giá trị, mở ra cơ hội lớn trong nghệ thuật, game blockchain… Tuy nhiên, thị trường này dễ bị thao túng nên cần khung pháp lý rõ ràng, bảo vệ nhà đầu tư. Còn tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), theo tôi có thể là tương lai của hệ thống tài chính. Việt Nam đang nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia, có thể giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu triển khai tốt, CBDC có thể thay đổi cách giao dịch và tài chính số trong tương lai.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo để quản lý rủi ro nhưng vẫn hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cân nhắc phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát thanh toán số hiệu quả hơn cũng như quản lý chặt chẽ hoạt động giao dịch tiền mã hóa để tránh rửa tiền, gian lận tài chính.

Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo để quản lý rủi ro nhưng vẫn hỗ trợ đổi mới sáng tạo ( Ảnh minh họa)
Việt Nam cần ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo để quản lý rủi ro nhưng vẫn hỗ trợ đổi mới sáng tạo ( Ảnh minh họa)

Có luật rõ ràng, nhà đầu tư sẽ tránh bị lừa đảo

PV: Theo ông, việc quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ đem lại những lợi ích gì và nếu không quản lý thì sẽ có những tác động tiêu cực gì đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội?

- Nếu Việt Nam có khung pháp lý rõ ràng để quản lý tiền ảo và tiền kỹ thuật số, nền kinh tế sẽ có nhiều lợi ích quan trọng. Nổi bật nhất là tăng cường tính minh bạch, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố bởi tiền mã hóa có thể bị lợi dụng để thực hiện giao dịch ẩn danh, tài trợ các hoạt động phi pháp. Khi có quy định quản lý chặt chẽ, các giao dịch tiền số phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền (AML) và nhận diện khách hàng (KYC), giúp tăng cường tính minh bạch tài chính.

Bên cạnh đó là bảo vệ nhà đầu tư và người dùng. Khi chúng ta có luật rõ ràng, nhà đầu tư sẽ tránh bị lừa đảo, các sàn giao dịch phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hơn; giảm rủi ro mất tiền do các vụ sập sàn, rug pull, như trường hợp FTX (2022) và Terra/LUNA (2022) gây thiệt hại hàng chục tỷ USD. Đồng thời, thu hút đầu tư và thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Nếu Việt Nam xây dựng môi trường pháp lý phù hợp, có thể thu hút các doanh nghiệp blockchain đầu tư vào lĩnh vực tài chính số, phát triển ứng dụng tiền mã hóa. Ở khía cạnh này, Singapore, UAE, Hong Kong đang trở thành trung tâm blockchain nhờ khung pháp lý cởi mở nhưng chặt chẽ.

Ngoài ra, ứng dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương vào nền kinh tế có thể tăng hiệu quả thanh toán, giảm chi phí giao dịch, hạn chế sự phụ thuộc vào tiền mặt. Kinh nghiệm của Trung Quốc đã triển khai đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) cho thấy, việc này đã giúp quản lý hệ thống tài chính hiệu quả hơn.

Trường hợp nếu Việt Nam không có khung pháp lý để kiểm soát, sẽ có nhiều rủi ro nghiêm trọng. Một là rủi ro rửa tiền, tài trợ tội phạm vì tiền mã hóa cho phép giao dịch ẩn danh, không qua ngân hàng, có thể bị lợi dụng để rửa tiền, trốn thuế, tài trợ khủng bố. Nhiều tổ chức tội phạm đã sử dụng Bitcoin, Monero để giao dịch phi pháp. Hai là, tình trạng lừa đảo, mất tiền hàng loạt. Ba là, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tài chính quốc gia. Nếu tiền mã hóa phát triển tự do mà không bị kiểm soát, có thể tạo ra hệ thống tài chính “ngầm”, gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Chẳng hạn, nếu người dân ồ ạt sử dụng Bitcoin thay vì VNĐ, Ngân hàng Nhà nước sẽ mất quyền kiểm soát cung tiền, gây bất ổn nền kinh tế. Bốn là, dễ xảy ra bong bóng tài sản, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Tiền mã hóa có biến động giá rất mạnh, có thể tạo ra bong bóng tài sản, khi sụp đổ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Sự sụp đổ của Terra/LUNA (2022) đã khiến hàng triệu nhà đầu tư mất trắng chính là một dẫn chứng.

PV: Ông có thể cho biết những kiến nghị của mình để xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số ở Việt Nam?

- Tôi cho rằng, trước hết, cần xác định rõ khái niệm pháp lý về tiền kỹ thuật số. Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về tiền mã hóa, tài sản ảo, tiền kỹ thuật số. Vì thế, tôi kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần định nghĩa rõ ràng: tiền mã hóa (Cryptocurrency): Tài sản ảo hay phương tiện thanh toán?; tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Nhà nước (CBDC) sẽ triển khai như thế nào? quy định về stablecoin (USDT, USDC, DAI...) có được phép giao dịch không? cấp phép và giám sát sàn giao dịch tiền kỹ thuật số tại Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu giao dịch trên các sàn quốc tế (Binance, OKX, Bybit, KuCoin...) mà không có sự giám sát của Nhà nước. Do đó, cần cấp phép hoạt động cho sàn giao dịch nội địa, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về KYC (xác minh danh tính), AML (chống rửa tiền); bảo vệ tài sản nhà đầu tư, tránh các vụ sập sàn như FTX (2022); thu thuế từ giao dịch tài sản số, tránh thất thoát nguồn thu.

Cơ chế Sandbox có thể là giải pháp tốt

PV: Như ông vừa nói trên, có phải ông đề xuất áp dụng cơ chế thử nghiệm để thành lập sàn giao dịch cho tiền số? Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đang được xây dựng cũng có đề cập đến cơ chế thử nghiệm thì theo ông, có cần thiết luật hóa cơ chế này cho tiền số trong dự thảo Luật hay không?

- Việt Nam hiện chưa có sàn giao dịch tiền số hợp pháp, nhưng nhu cầu giao dịch của người dân rất lớn. Cơ chế sandbox (thử nghiệm có kiểm soát) có thể là giải pháp tốt để thử nghiệm sàn giao dịch tiền số trước khi có luật chính thức.

Lý do là giao dịch tiền số tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ trên các sàn quốc tế như Binance, OKX, Bybit... nhưng không chịu sự quản lý của Nhà nước. Nếu không có sàn giao dịch trong nước, Việt Nam đang thất thoát nguồn thu thuế rất lớn. Trong khi một số quốc gia, có cả các quốc gia ASEAN như Singapore, Nhật Bản, UAE đã có quy định cấp phép cho sàn tiền số, Việt Nam cần đi theo xu hướng này để tránh tụt hậu.

Việc tích hợp quy định vào dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ giúp Việt Nam đi trước xu hướng. Điều đó không chỉ tạo nền tảng pháp lý cho sàn giao dịch tiền số hoạt động minh bạch, hợp pháp, mà còn đáp ứng kịp thời Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế số, giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực fintech, blockchain.

Tuy nhiên, nếu luật hóa ngay nhưng chưa có mô hình thực tế để tham chiếu, có thể sẽ gây khó khăn khi áp dụng. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh, cơ chế sandbox sẽ giúp kiểm nghiệm các mô hình sàn giao dịch tiền số, đánh giá rủi ro trước khi đưa vào luật chính thức.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Về quan điểm chung, tiền ảo (Virtual Currency) là một dạng tiền kỹ thuật số không được phát hành hoặc bảo đảm bởi Chính phủ; được sử dụng trong môi trường kỹ thuật số như trò chơi điện tử, mạng xã hội hoặc nền tảng giao dịch trực tuyến. Ví dụ, tiền trong game (Vcoin, Zing xu), các điểm thưởng trong hệ thống thương mại điện tử.

Tài sản ảo (Virtual Asset) là tài sản tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, có thể được mua bán, trao đổi như tài sản hữu hình, bao gồm tiền ảo, NFT (Non-Fungible Token), các quyền tài sản kỹ thuật số. Tài sản ảo có thể có giá trị và được quy đổi ra tiền pháp định trong một số trường hợp.

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) là một dạng tiền ảo sử dụng công nghệ blockchain và mã hóa để đảm bảo tính an toàn, phân quyền; không do Chính phủ phát hành nhưng có thể được dùng làm phương tiện trao đổi trên toàn cầu. Ví dụ, Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB), USDT (Tether).

Tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là tiền tồn tại dưới dạng điện tử, không phải tiền giấy hay tiền xu; có thể do ngân hàng trung ương phát hành (Central Bank Digital Currency - CBDC). Ví dụ: E-CNY (Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc), Dự án đồng Euro kỹ thuật số.

Hoàng Thư (thực hiện)

(baophapluat.vn)
Bài liên quan
Tin bài khác
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có nội dung bài viết với tiêu đề "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Pháp luật Plus- Báo Pháp Luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý
Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất
Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...
Bộ Chính trị sẽ chỉ định bí thư tỉnh ủy, thành ủy khi hợp nhất cấp tỉnh

Bộ Chính trị sẽ chỉ định bí thư tỉnh ủy, thành ủy khi hợp nhất cấp tỉnh

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra... nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Xét duyệt đặc xá 2025: Bảo đảm chặt chẽ, nhân đạo, đúng pháp luật

Xét duyệt đặc xá 2025: Bảo đảm chặt chẽ, nhân đạo, đúng pháp luật

(PLVN) - Chiều 24/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn đặc xá năm 2025 để xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá năm 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 25/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam

Chiều 24/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Sau lễ đón trọng thể tại Phủ Chủ tịch ở thủ đô Vientiane (Lào), Chủ tịch nước Lương Cường tiến hành hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, vào khoảng 16h20 ngày 24/4, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước đến CHDCND Lào đã diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch nước Lào ở thủ đô Viêng Chăn.
Việt Nam lên tiếng trước thông tin phía Mỹ yêu cầu quan chức không dự sự kiện kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Việt Nam lên tiếng trước thông tin phía Mỹ yêu cầu quan chức không dự sự kiện kỷ niệm Chiến thắng 30/4

(PLVN) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa, chấm dứt mất mát, đau thương không chỉ cho Nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ... Kỷ niệm 30/4 là dịp để tôn vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn gắn, của tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có nội dung bài viết với tiêu đề "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Pháp luật Plus- Báo Pháp Luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý
Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất
Công an xã không có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

Công an xã không có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm

Bộ Công an vừa trả lời cử tri kiến nghị về bổ sung nhiệm vụ với lực lượng Công an xã liên quan đến việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.
Bắc Ninh: Những chỉ đạo “nằm trên giấy”

Bắc Ninh: Những chỉ đạo “nằm trên giấy”

(PLM) - Mặc dù đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu đình chỉ toàn bộ các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng không phép, nhưng nhiều điểm tại xã Đức Long (Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ, thách thức kỷ cương pháp luật. Đáng nói, đúng vào ngày làm việc bù theo quy định, tập thể cán bộ UBND xã Đức Long lại bỏ nhiệm sở đi du lịch, khiến người dân bức xúc.
Tạm giữ khẩn cấp giám đốc công ty sản xuất mì chính, hạt nêm giả

Tạm giữ khẩn cấp giám đốc công ty sản xuất mì chính, hạt nêm giả

(PLVN) - Ngày 27/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, để điều tra về hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.

Văn Yên - Yên Bái: “Mập mờ” pháp lý trong hoạt động tập kết, khai thác cát sỏi

Văn Yên - Yên Bái: “Mập mờ” pháp lý trong hoạt động tập kết, khai thác cát sỏi

(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.

Sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 3

Sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ 3

(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.

“Bước chân trên mây” – Chinh phục đỉnh Tà Xùa “gọi tên” VĐV Trịnh Hoàng Yên, nữ quán quân Trần Thu Trang bảo vệ thành công chức vô địch

“Bước chân trên mây” – Chinh phục đỉnh Tà Xùa “gọi tên” VĐV Trịnh Hoàng Yên, nữ quán quân Trần Thu Trang bảo vệ thành công chức vô địch

(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.

Hơn 100 nhà báo, phóng viên hào hứng tranh tài trong Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần 2

Hơn 100 nhà báo, phóng viên hào hứng tranh tài trong Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần 2

(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.

Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu vi phạm Luật Công chứng

Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu vi phạm Luật Công chứng

(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.