Đồng chí Uông Chu Lưu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Nguyễn Tiến Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Đoàn Minh Huấn, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, các nhân chứng lịch sử, cựu thanh niên xung phong và các lực lượng từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc và toàn thể bà con nhân dân, đoàn viên thanh niên tỉnh Hà Tĩnh dự chương trình.
Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm” được tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồng Lộc, 55 năm ngày hy sinh của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (24/7/1968-24/7/2023), 55 năm Chiến tích Làng K130 - huyện Can Lộc (13/8/1968-13/8/2023), 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023).
Đây là hoạt động thường niên do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan tổ chức thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”; tri ân những hy sinh, cống hiến to lớn của quân và dân ta trên chiến trường Đồng Lộc.
Phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhấn mạnh: Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, vùng đất Ngã ba Đồng Lộc đã phải hứng chịu hàng nghìn, hàng vạn tấn bom đạn. Chỉ tính riêng từ tháng 4 đến tháng 10/1968, có gần 2.000 đợt không kích, với hơn 43 nghìn quả bom các loại của đế quốc Mỹ đã thả xuống nơi đây.
Không chịu khuất phục trước sự tàn bạo của kẻ thù, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân ở vùng đất lửa Đồng Lộc đã ngày đêm “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “địch phá một, ta làm mười”, bảo đảm mạch máu giao thông cho tiền tuyến.
Giữa gang tấc của cái chết và sự sống, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân mưu trí, dũng cảm. Tiêu biểu nhất là sự hy sinh của 10 đóa hoa trinh liệt thanh niên xung phong vào ngày 24/7/1968. Máu xương của các anh hùng, liệt sĩ đã thấm vào lòng đất mẹ, tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc thiêng liêng.
Tấm gương hy sinh của 10 liệt nữ thanh niên xung phong, sự xả thân của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thuộc các lực lượng tại chiến trường Đồng Lộc; tinh thần “xe chưa qua, nhà không tiếc” của Làng K130 và những chiến công, địa danh bất tử khác ở Hà Tĩnh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện khát vọng hòa bình của mỗi người dân Việt Nam; minh chứng cho ý Đảng, lòng dân, khích lệ toàn quân, toàn dân ta đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Phát huy bề dày văn hóa, truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương Xô Viết anh hùng, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng vươn lên. Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130 và những địa danh khốc liệt năm xưa nay đã trở thành những vùng quê trù phú, địa chỉ đỏ giáo dục lý tưởng cách mạng, bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ; thôi thúc Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh quyết tâm giành kết quả cao trên các lĩnh vực.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định: Sự hy sinh của các anh, các chị, của 10 bông hoa trinh liệt tại Ngã ba Đồng Lộc, cùng với những chiến tích thấm đẫm máu đào của các anh hùng, liệt sĩ ở khắp mọi miền đất nước, và tấm lòng yêu nước, hết lòng đi theo Đảng, theo cách mạng của nhân dân ta đã làm nên những chiến công hiển hách, để nhiều tên tuổi, nhiều địa danh trên mảnh đất hình chữ S này trở thành những di tích lịch sử cách mạng, để thế hệ sau luôn ghi nhớ, tri ân và tiếp nối.
“Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm” - thông điệp đó đòi hỏi mỗi người chúng ta có trách nhiệm tiếp nối mạch nguồn của văn hóa, mạch nguồn của dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Ghi nhận và đánh giá cao truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh, nhất là bước chuyển mình mạnh mẽ của địa phương sau 32 năm tái lập tỉnh, Phó Chủ tịch nước mong muốn, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, chăm lo cho người có công với cách mạng; đầu tư phát triển những nơi chiến trường xưa, những địa bàn còn khó khăn; tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, anh hùng và cách mạng của quê hương, khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh; tiếp tục viết nên những kỳ tích Núi Hồng-Sông La trong thời kỳ mới.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng hoan nghênh và đánh giá cao Báo Nhân Dân đã khởi xướng và bền bỉ tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm khơi dậy, làm sống động những sự kiện lịch sử của dân tộc, trong đó có Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”.
Chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm", gồm 3 chương: “Xe chưa qua nhà không tiếc”; “Máu có thể đổ, đường không thể tắc”; “Thênh thang đường mới” được dàn dựng công phu, do các ca sĩ, nghệ sĩ thành danh trên cả nước biểu diễn là sự kết hợp giữa các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, thơ, dân ca, ví dặm, kịch nói, sự chuyển biến linh hoạt, giàu tính nghệ thuật đã tái hiện sinh động khát vọng vươn tới hòa bình của nhân dân ta và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem.
Trước đó, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến dâng hương tại Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú, Khu di tích Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Khu mộ và khu lưu niệm đại thi Hào Nguyễn Du; thăm và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Các cựu thanh niên xung phong và các lực lượng từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc tham dự chương trình. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Toàn cảnh Chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc - Nối mạch ngàn năm". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.
(PLM) - Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) đã tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố. Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức, phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ Phật, Lễ hội Chùa Hương năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.