Thứ ba 15/07/2025 18:30
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Ban Bí thư chỉ thị tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Bí thư chỉ thị tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ngày 19/3/2024, thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW (Chỉ thị số 31) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 31:

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, tỉ lệ tai nạn lao động nghiêm trọng giảm. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động và xã hội được nâng lên. Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng phạm vi áp dụng cho khu vực không có quan hệ lao động.

Công tác phòng ngừa, đánh giá rủi ro, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; chăm sóc sức khoẻ người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và cơ chế hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp và người lao động được quan tâm hơn. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển dịch vụ huấn luyện, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động.

Tuy nhiên, công tác an toàn, vệ sinh lao động chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ tai nạn lao động chưa giảm, bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm, nhất là trong khu vực không có quan hệ lao động. Một số cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động chưa coi trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động; nguồn lực đầu tư, công tác quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế; chưa chú trọng đúng mức công tác phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động chưa nghiêm. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến về an toàn, vệ sinh lao động chưa theo kịp thực tiễn.

Để đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu tình hình mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.

Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

2. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.

3. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận tiêu chuẩn thế giới.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia với các nước.

Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quan tâm an toàn, vệ sinh lao động đối với các nhóm lao động nữ, chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, tập nghề, thử việc và lao động được cho thuê lại, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chính sách khám sức khoẻ định kỳ, giám định, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quản lý chặt chẽ các dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; quan trắc môi trường lao động; khám sức khoẻ định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ người lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

6. Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lồng ghép nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng bảo đảm ổn định cuộc sống, mở rộng và phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.

7. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành lao động, y tế, môi trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động.

8. Tổ chức thực hiện

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị; tổ chức thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện tốt Chỉ thị.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ.

Theo Báo Chính phủ (https://baophapluat.vn/ban-bi-thu-chi-thi-tiep-tuc-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong-post507017.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

(PLVN) Ngày 15/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đơn Dương (Lâm Đồng) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Phó Thủ tướng đề nghị đảng viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong kỷ nguyên mới, cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, hồ sơ các dự án Luật cần bảo đảm “6 rõ”, làm rõ những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo.
Hoàn thiện đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Hoàn thiện đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Sáng 14/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì cuộc họp trao đổi, hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Luật Dân số: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước

Luật Dân số: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì họp Hội đồng thẩm định dự án Luật Dân số. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu quả của toàn ngành Tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp

Đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu quả của toàn ngành Tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Tư pháp với các Sở Tư pháp các tỉnh, TP về công tác tư pháp tại chính quyền địa phương 2 cấp. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị.
Lời cảm ơn của Báo Pháp luật Việt Nam nhân Kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên

Lời cảm ơn của Báo Pháp luật Việt Nam nhân Kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng gửi tới quý vị lời cảm ơn sâu sắc nhất nhân dịp Lễ Kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên
Tiến sĩ Vũ Hoài Nam:  40 năm - một hành trình đầy nỗ lực đã định hình nên Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam: 40 năm - một hành trình đầy nỗ lực đã định hình nên Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín

(PLVN) -Từ tờ báo pháp luật đầu tiên của Khối Nội chính, Pháp luật Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phụng sự bạn đọc để “Đảng tin, Dân yêu - Doanh nghiệp đồng hành”, như đúng kỳ vọng của những người làm báo ngành Tư pháp. 40 năm - một hành trình đầy nỗ lực và ý nghĩa đã định hình nên một Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín như ngày hôm nay,” Tổng Biên tập TS. Vũ Hoài Nam khẳng định.
Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

(PLVN) - Trong không khí kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam ra số đầu tiên, chúng tôi đã gặp những bậc tiền bối, những người thầy đầu tiên của chúng tôi đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp với tờ báo, mang pháp luật đến gần hơn với Nhân dân...
Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên và ra mắt tòa soạn hội tụ

Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên và ra mắt tòa soạn hội tụ

(PLVN) - Chiều 10/7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội), Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Chương trình “Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên (10/7/1985 - 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ”.
Báo Pháp luật Việt Nam: Góp phần thắp sáng tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội

Báo Pháp luật Việt Nam: Góp phần thắp sáng tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội

(PLVN) - Bốn mươi năm đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, Báo Pháp luật Việt Nam đã trở thành “cánh tay nối dài” của công cuộc cải cách tư pháp, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: “Còn nhiều dư địa rộng lớn để Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục khai thác”

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: “Còn nhiều dư địa rộng lớn để Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục khai thác”

(PLVN)- “Không tờ báo nào có lợi thế, cơ hội được tiếp cận sớm, trực tiếp và thường xuyên với những thay đổi của hệ thống pháp luật như Báo Pháp luật Việt Nam. Báo cần tận dụng dư địa rộng lớn hiện có để chủ động cập nhật, truyền tải thông tin đầy đủ, chính xác đến xã hội, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận chính sách từ sớm, từ xa” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh như vậy nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên của Báo Pháp luật Việt Nam (10/7/1985 – 10/7/2025).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

(PLVN) - Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong hôm nay - 10/7/2025 tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
dai-phu-phat
tp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình: Cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi

(PLVN) Ngày 15/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đơn Dương (Lâm Đồng) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Phó Thủ tướng đề nghị đảng viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí của mình trong kỷ nguyên mới, cán bộ cần có 6 tư duy cốt lõi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hồ sơ các dự án luật phải đảm bảo “6 rõ”

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, hồ sơ các dự án Luật cần bảo đảm “6 rõ”, làm rõ những nội dung lược bỏ; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; những nội dung phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo.
Hoàn thiện đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Hoàn thiện đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Sáng 14/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì cuộc họp trao đổi, hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Công an "vào cuộc" xác minh vụ ẩu đả giữa cô gái Việt Nam với nữ du khách Hàn Quốc

Công an "vào cuộc" xác minh vụ ẩu đả giữa cô gái Việt Nam với nữ du khách Hàn Quốc

(PLVN) - Công an phường Từ Liêm đang kiểm tra, xác minh thông tin vụ việc xô xát giữa cô gái Việt Nam với nữ du khách Hàn Quốc tại một tiệm photobooth (studio chụp hình tự động).
MC Hoàng Linh bị xử phạt nặng vì vi phạm quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27

MC Hoàng Linh bị xử phạt nặng vì vi phạm quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27

(PLVN) MC Hoàng Linh vừa bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xử phạt hành chính 107,5 triệu đồng và buộc gỡ bỏ quảng cáo, cải chính thông tin do những vi phạm trong việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27.
Vụ Tập đoàn Thuận An: Truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Vụ Tập đoàn Thuận An: Truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà và 28 bị can khác trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An).
Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.

Thắp hương tưởng niệm nơi "Địa chỉ đỏ": Hành trình tri ân từ trái tim những người làm báo Pháp luật Việt Nam

Thắp hương tưởng niệm nơi "Địa chỉ đỏ": Hành trình tri ân từ trái tim những người làm báo Pháp luật Việt Nam

(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.

Hà Nội cùng cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội cùng cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.

Hồi chuông lịch sử – Khát vọng dân tộc

Hồi chuông lịch sử – Khát vọng dân tộc

(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.