Thứ sáu 11/07/2025 16:23
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

(PLVN) - Trong không khí kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam ra số đầu tiên, chúng tôi đã gặp những bậc tiền bối, những người thầy đầu tiên của chúng tôi đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp với tờ báo, mang pháp luật đến gần hơn với Nhân dân...

Từ tờ báo Pháp luật đầu tiên trong cả nước…

Ông Đặng Ngọc Luyến, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp luật Việt Nam, hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam - người đi cùng Báo Pháp luật Việt Nam suốt hành trình 35 năm nhớ như in những dấu mốc phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam.

Ông chia sẻ, năm 1981, sau một thời gian dài mang tên Ủy ban Pháp chế Chính phủ, Bộ Tư pháp được thành lập lại. Bốn năm sau, ngày 03/4/1985, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 57/QĐTC về việc xuất bản tờ báo Pháp luật thường thức nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật cho Nhân dân. Báo xuất bản một tháng 2 kỳ. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phan Hiền ngày đó mong muốn có tờ báo tuyên truyền pháp luật bằng cách viết hết sức đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp, hàn lâm, để những quy định của pháp luật trở nên gần gũi, dân dễ biết và chấp hành nghiêm chỉnh.

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Ông Luyến cho biết, đội ngũ cán bộ ban đầu là 7 người tách từ Vụ Tuyên truyền đều là những cán bộ tốt nghiệp Đại học Luật trong nước và nước ngoài chưa hề có kiến thức và kinh nghiệm làm báo, duy nhất chỉ có một nhà báo chuyên nghiệp chuyển về từ Đài Tiếng nói Việt Nam. Và như thế, từ “tay ngang” của những cán bộ tuyên truyền pháp luật - không có phóng viên chính thức, không có phòng ban chức năng, mọi công đoạn từ viết, biên tập, đánh máy, đến phát hành đều do cả “tòa soạn” 7 người đảm nhận. Thế rồi, sau ba tháng vất vả chuẩn bị, ngày 10/7/1985, tờ Pháp luật thường thức đầu tiên in bằng chữ chì đã được xuất bản và phát hành đến tay bạn đọc. Đây là cột mốc đánh dấu sự hiện diện của Báo Pháp luật trong lòng bạn đọc cả nước.

Hôm báo in xong, cả tòa soạn tới cổng nhà in đón nhận số báo đầu tiên. Thế rồi, không phân biệt phóng viên hay biên tập viên, mỗi người nhận hàng trăm tờ báo đi giao cho các đại lý. Vừa làm báo, vừa bán báo là một kỷ niệm không thể nào quên những ngày ban đầu của Báo Pháp luật thường thức...

“Đêm đó, cả tòa soạn chỉ có 7 người nhưng ai nấy đều thức trắng đợi tờ báo ra lò. Chúng tôi ôm từng xấp báo in từ nhà in về, lòng bồi hồi khôn tả. Cái cảm giác lần đầu cầm tờ báo mình viết, mình in, mình phát hành, không bao giờ quên được”, ông Luyến xúc động nhớ lại.

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Bạn đọc cũng như các nhà báo chuyên nghiệp đã đón nhận tờ Pháp luật thường thức một cách hết sức hồ hởi. Nhiều nhà báo tên tuổi lúc ấy

tham gia viết bài và coi tờ Pháp luật thường thức là tờ báo của chính mình...

Tờ báo non trẻ dần hình thành đội ngũ cộng tác viên từ các cán bộ pháp luật, nhà báo lão thành và cả những người viết tay ngang nhưng đầy nhiệt huyết. Những bài viết ban đầu chủ yếu được đặt từ các chuyên gia như ông Nguyễn Đình Lập là Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Quốc hội thời điểm đó, Đại tá Trần Thiết... những cây bút gắn bó với tờ báo từ buổi ban đầu đến mãi sau này...

Từ đó, tờ báo đã từng bước tạo dựng được bản sắc riêng, trở thành một kênh thông tin thiết yếu trong đời sống pháp luật của Nhân dân. Những chuyên mục như “Câu chuyện vụ án”, “Nhật ký phiên tòa”, “Pháp luật & đời sống” không chỉ phản ánh các sự kiện pháp lý mà còn thể hiện cách tiếp cận nhân văn, gần gũi với bạn đọc...

Từ tờ báo phát hành mỗi tháng chỉ có 2 số, những số đầu tiên Tổng Biên tập không phải là người duyệt bài cuối cùng trước khi xuất bản mà là lãnh đạo Bộ Tư pháp, Pháp luật thường thức đã có bước phát triển mạnh mẽ, số lượng phát hành ngày càng tăng. Khi đã có uy tín, khẳng định được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, Báo dần tăng kỳ xuất bản và trở thành tuần báo. Ngày 10/7 hàng năm chính thức trở thành Ngày truyền thống của Báo.

Sau 5 năm phát triển, lúc này Bộ đã yêu cầu Báo chuẩn bị các điều kiện để bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Khoảng đầu năm 1990, khi bắt đầu tự chủ, Báo đã đề nghị Bộ cho thay manchette và đổi tên thành Báo Pháp luật.

Giai đoạn phát triển thứ hai của Báo đã bắt đầu bằng việc xin phép xuất bản tăng kỳ và ra thêm các số chuyên đề. Giai đoạn từ giữa những năm 1990 là thời kỳ chuyển giao mạnh mẽ cả về cơ cấu tổ chức lẫn công nghệ. Các nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản về cả luật và báo chí, bắt đầu gia nhập. Việc thành lập các ban biên tập, ban thư ký, phòng vi tính đã giúp chuyên môn hóa quy trình làm báo.

“Lúc đó, chúng tôi phải tự học cách dàn trang, trình bày, in ấn... Từ những chiếc máy chữ thủ công, báo dần chuyển sang công nghệ in laser, một bước tiến lớn. Chúng tôi còn tự làm market, tự bê bài lên trình lãnh đạo duyệt”, ông Luyến kể lại. Bên cạnh đó, Báo cũng xây dựng được một hệ thống cộng tác viên rộng khắp trên cả nước, tạo nên một mạng lưới tin tức phong phú, kịp thời và đa dạng.

Mặc dù thực hiện cơ chế hoàn toàn tự chủ, nhưng mãi gần 10 năm sau lớp phóng viên mới đầu tiên mới được tuyển dụng và số lượng kỳ xuất bản tăng lên, tờ Pháp luật cuối tuần ra đời vào năm 1997. Đây là thời kỳ phát triển nhanh nhất của Báo Pháp luật. Số kỳ xuất bản liên tục tăng.

Sau 10 năm, từ tờ báo 2 số một tháng, Báo Pháp luật đã tiệm cận thành tờ nhật báo. Đội ngũ cán bộ, phóng viên được đào tạo, rèn luyện ngày càng trưởng thành và chuyên nghiệp hơn. Nội dung và hình thức tờ báo ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực, đóng góp ngày càng tốt hơn trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là công tác truyền thông cho Bộ, ngành Tư pháp.

Đến Pháp luật Việt Nam thăng trầm và rực rỡ

Năm 2002, giữa làn sóng phát triển của báo chí trong nước, đặc biệt là sự ra đời của nhiều tờ báo có tên gần giống như “Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh”, “Pháp luật và Đời sống”..., việc khẳng định thương hiệu trở thành một yêu cầu cấp thiết. Khi đó, ở giai đoạn ông Lê Cảnh Thuận là Tổng Biên tập Báo, tên gọi “Báo Pháp luật Việt Nam” chính thức ra đời và được định danh cho đến nay. Cùng lúc, Báo bắt đầu mở rộng quy mô, phát triển các ấn phẩm phụ, xây dựng văn phòng đại diện tại nhiều địa phương. Các số báo chủ nhật, thứ tư, cuối tuần... lần lượt ra đời, tạo thành một hệ sinh thái truyền thông mạnh mẽ, chuyên biệt.

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Ông Đặng Ngọc Luyến nhớ lại, Báo Pháp luật Việt Nam phát triển ổn định cho đến năm 2008 thì bắt đầu có dấu hiệu chùng xuống. Nhiều cơ chế quản lý như biên chế, hợp đồng viên chức theo quy định mới đối với cơ quan sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính cần được tháo gỡ.

Trước yêu cầu như vậy, lần đầu tiên Bộ Tư pháp ban hành Quyết định về khung biên chế cho Báo Pháp luật Việt Nam và cơ chế chuyển từ hợp đồng lao động sang hợp đồng viên chức và yêu cầu Báo xây dựng trình Bộ ban hành Đề án đổi mới về tổ chức và hoạt động của Báo giai đoạn 2008-2015 với slogan chính thức:

“Vì Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Sau khi Đề án được ban hành, sự phát triển của Báo đã ổn định và tăng trưởng trở lại. Bộ đã giao quyền tự chủ mạnh mẽ để tạo đà cho Báo phát triển. Tổng Biên tập được giao thẩm quyền về tổ chức như tuyển dụng, đề bạt cán bộ cấp phòng, ban. Bằng sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Biên tập, sự đoàn kết nhất trí của cả đội ngũ cán bộ, phóng viên, Báo đã bước vào thời kỳ phát triển hết sức sôi động.

Bước vào thập niên 2020, Báo Pháp luật Việt Nam không nằm ngoài guồng quay của chuyển đổi số. Các ấn phẩm điện tử ra đời, đội ngũ phóng viên trẻ năng động, làm chủ công nghệ, tiếp cận nhanh các nền tảng mới như mạng xã hội, video, podcast... Báo điện tử Pháp luật Việt Nam trở thành một kênh thông tin chính thống, tin cậy về các vấn đề pháp luật, tư pháp, nội chính và dân sinh.

Không chỉ mở rộng nội dung sang các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, môi trường... tờ báo còn tiên phong tổ chức các diễn đàn pháp lý, chương trình truyền thông đa nền tảng và hợp tác với nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nhằm lan tỏa thông tin chính thống đến từng ngóc ngách của đời sống.

Theo Quyết định 1158/QĐ-BTP ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Pháp luật Việt Nam thì Báo Pháp luật Việt Nam chính thức được khẳng định là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện nhiệm vụ thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp đối với các đơn vị cơ quan tư pháp địa phương; thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan báo chí, truyền thông, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo Luật Báo chí và các quy định của Nhà nước về hoạt động báo chí, truyền thông; thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế.

Các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam cũng từng bước đổi mới, đa dạng phong phú, đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu mới về truyền thông pháp luật và sự thích ứng với xu thế chuyển đổi của văn hóa đọc và kỷ nguyên vươn mình của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Ông Lê Cảnh Thuận, nguyên Tổng Biên tập (bên phải) và ông Vũ Duy Thiệu, nguyên Trưởng ban Thư ký Toà soạn Báo Pháp luật Thường Thức nay là Báo Pháp luật Việt Nam.
Ông Lê Cảnh Thuận, nguyên Tổng Biên tập (bên phải) và ông Vũ Duy Thiệu, nguyên Trưởng ban Thư ký Toà soạn Báo Pháp luật Thường Thức nay là Báo Pháp luật Việt Nam.

Người chắp bút đề cương thành lập báo

Tại Ban Thư ký Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, hình ảnh vài đồng nghiệp quây quần bên ấm chè đặc vẫn là một nét quen thuộc. Có lẽ, thói quen này bắt nguồn từ thời nhà báo Vũ Duy Thiệu còn giữ trọng trách Trưởng ban Thư ký Tòa soạn. Ông vốn nổi tiếng là người ưa uống nước chè thật đậm - có lẽ để giữ đầu óc tỉnh táo khi phải đọc và biên tập bản thảo xuyên đêm. Dường như trong vị chan chát của chè ấy là dư âm của những ngày khởi đầu gian nan, đưa người ta nhớ lại thời điểm hình thành tờ báo mang tên Pháp luật Thường thức vào năm 1985.

Bắt đầu sự nghiệp từ năm 1961, cuộc đời cầm bút của nhà báo Vũ Duy Thiệu là một hành trình kỳ diệu, một sự chuyển mình đầy duyên nợ từ làn sóng phát thanh sang trang giấy in, từ Đài Tiếng nói Việt Nam đến Báo Pháp luật Việt Nam. Năm 1985, báo chí nước ta đã có sự hiện diện vững vàng của những tờ báo lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động…, nhưng báo ngành còn rất hiếm, nhất là lĩnh vực pháp luật vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với đông đảo công chúng.

Chính trong bối cảnh ấy, nhà báo Vũ Duy Thiệu, khi ấy đã rời Đài Tiếng nói Việt Nam về công tác tại Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, được ông Lê Sĩ - Vụ trưởng giao nhiệm vụ quan trọng: soạn thảo đề cương thành lập tờ báo mới. Bản đề cương ấy đã xác định rõ đối tượng bạn đọc, mục đích, tôn chỉ của tờ báo. Sau nhiều cuộc họp, cái tên Pháp luật và Đời sống được chọn. Dự kiến ban đầu, báo có 8 trang với những chuyên mục gần gũi như Tìm hiểu pháp luật, Giải đáp pháp luật, Văn học pháp lý… Bản đề cương được trình Bộ trưởng Tư pháp Phan Hiền và sau đó chuyển đến Ban Tuyên huấn Trung ương. Ban Tuyên huấn Trung ương chấp thuận và cấp ngay giấy phép. Tuy nhiên, vấn đề lại phát sinh khi Bộ trưởng Phan Hiền không nhất trí với tên gọi Pháp luật và đời sống, vì lo ngại Pháp luật và đời sống quá rộng so với nguồn lực nhân sự bấy giờ khá khiêm tốn. Thay vào đó, ông đề xuất đổi tên thành Pháp luật thường thức - một cái tên giản dị, thiết thực, và phù hợp hơn với nhiệm vụ phổ biến kiến thức pháp luật.

Đầu tháng 4 năm 1985, sau một cuộc họp đầy căng thẳng tại Bộ, ông Lê Sĩ đã gọi nhà báo Vũ Duy Thiệu vào để bàn bạc kế hoạch phát hành báo. Ông gợi ý: “Anh tính toán xem ta có thể ra báo sớm hơn được không, hay là ta ra báo vào dịp 30/4 Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước”. Tuy nhiên, nhà báo Vũ Duy Thiệu đã cẩn trọng đề xuất một phương án khác: dành thời gian để chuẩn bị kỹ nội dung của 5 số báo đầu, từ đó có thể tự tin phát hành số đầu tiên vào ngày 10/7/1985 - khiến người đọc ngỡ như tờ báo đã có từ 3-5 tuổi. Ý kiến đó được chấp nhận và báo cáo lên lãnh đạo Bộ. Nội dung của 5 số báo do ông Phùng Văn Tửu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp duyệt.

Lý do ra đời số đầu tiên của Pháp luật thường thức vào ngày 10/7/1985 là như vậy. Bằng sự đồng lòng và quyết tâm của một tập thể nhỏ nhưng gắn kết, tờ Pháp luật thường thức năm nào, nay là Pháp luật Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc cả nước. Về phần mình, gắn bó trọn vẹn với hành trình ấy, nhà báo Vũ Duy Thiệu đã rút ra cho mình một triết lý sống giản dị nhưng sâu sắc: Người làm báo pháp luật không chạy theo hào quang, danh lợi, mà phải đặt nghĩa tình và trách nhiệm với nhân dân lên hàng đầu. Đó là lý tưởng cao quý của một người cầm bút đứng về phía công lý, luôn đấu tranh để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân, dù đó là việc nhỏ nhất.

Nhà báo Đặng Ngọc Luyến -  nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam  và nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng Biên tập.
Nhà báo Đặng Ngọc Luyến - nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng Biên tập.
Nguyên Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Luyến xúc động bày tỏ: “So với mục tiêu khiêm tốn ban đầu khi Bộ quyết định cho ra đời Báo Pháp luật thường thức, những thế hệ làm báo Pháp luật Việt Nam hẳn hết sức tự hào về tờ báo của mình hôm nay. Là người chứng kiến và gắn bó trọn vẹn 35 năm hình thành và phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam, tôi xúc động khi Báo Pháp luật Việt Nam thực sự trở thành tờ báo lớn không chỉ về quy mô mà còn về năng lực, thẩm quyền và uy tín. Tôi tự hào về các thế hệ đi trước bao nhiêu lại càng tự hào bấy nhiêu về sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, đảng viên thế hệ kế tiếp mà minh chứng là nhiều nhà báo trẻ ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nghề nghiệp, đang tiếp tục dấn thân vì sự phát triển của Báo Pháp luật Việt Nam, kể cả gần chục Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập các Báo, Tạp chí hiện nay đã từng là cán bộ, phóng viên của Báo Pháp luật Việt Nam”.
Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Đam mê, ý chí và kỷ niệm không phai

Năm 1984, chị Trần Thị Hương Mai, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, cùng 10 anh chị đồng khóa được Trường Đại học Luật phân công về Bộ Tư pháp. Sau những tháng đầu công tác tại Vụ Phổ biến Pháp luật, chị tham gia cuộc thi đi cơ sở tuyên truyền pháp luật, đối thoại với Nhân dân.

Đầu năm 1985, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trương thực hiện Đề án “Pháp luật thường thức” do Vụ Phổ biến Pháp luật - Vụ trưởng Lê Sỹ kiêm Tổng Biên tập ra mắt tờ báo. Chị Mai cùng 6 anh chị, cô chú ngày đó chuẩn bị ra số báo đầu tiên. Khi số báo đầu tiên “trình làng” ngày 10/7/1985 đầy thủ công và miệt mài như thế, mỗi anh chị em nhận từng xấp báo chở bằng xe đạp đến các sạp báo khắp Hà Nội...

Con đường hình thành tờ báo dần trở nên chuyên nghiệp. Từ công tác bạn đọc, khoảng những năm 1990, chị Mai được giao trọng trách Phó Ban Thư ký Tòa soạn, một giai đoạn áp lực nhất với chị. Công tác thư ký không chỉ lên đề cương, định hướng nội dung mà còn như người “sắp cỗ” của tòa soạn, phải trực khuya và chỉ được rời tòa soạn khi Báo đã đi nhà in.

Chị kể, hồi đó, mỗi sáng Báo ra không có “sự cố” gì, chị mới thở phào nhẹ nhõm. Khi ấy, con còn nhỏ nên chị phải nhờ bà nội chăm sóc, gần như không còn thời gian cho gia đình. Sau này, khi phụ trách trang Điện tử và các chuyên trang khác, chị cũng trải qua nhiều vất vả. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, chị luôn cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc cùng những đồng nghiệp cẩn trọng, tâm huyết, và sau này là đội ngũ những người trẻ tiếp nối, đầy sắc sảo. Những đêm đông duyệt tin bài đến một hai giờ sáng đã trở thành kỷ niệm không thể phai trong chị.

Trở lại thuở ban đầu lưu luyến ấy, chị Mai cho biết, trong những năm tháng bao cấp gian khó, tòa soạn như một gia đình nhỏ. Buổi trưa, mọi người mang cơm đi ăn chung, ríu rít và đầm ấm. Sau 32 năm gắn bó với Báo Pháp luật Việt Nam, từ một cô sinh viên sôi nổi, tết tóc hai bên trong buổi đầu được nghề báo lựa chọn, Nhà báo Trần Hương Mai đã được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập nhiệm kỳ cuối trong sự nghiệp làm báo.

Chị nói nghề báo có những thăng trầm, vất vả nhưng vô cùng thú vị: đó là các mối quan hệ rộng mở, là dòng thông tin luôn mới mỗi ngày, là những góc nhìn đa chiều và những người bạn, đồng nghiệp gắn bó suốt cuộc đời. 32 năm gắn bó với một nơi chốn “đi về”, chị hạnh phúc vì đã góp một phần nhỏ bé trong sự phát triển của tờ báo. Nghề báo cũng đã rèn luyện cho chị sự bình tĩnh, thận trọng, minh bạch và thiện lương trước mọi khó khăn trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Còn với chúng tôi, những người trẻ thế hệ thứ ba về Báo năm 2000, trong nhiều tình huống gian nan, thường nhớ câu nói của chị Mai khi mới về Báo: “Điều gì cũng vượt qua được thôi, người khác làm được, mình cũng làm được”. Câu nói ấy không phải là sự hơn thua, mà là ý chí, bản lĩnh của người làm báo Pháp luật Việt Nam...

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025

(PLVN) - Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong hôm nay - 10/7/2025 tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị về các công trình, dự án đường sắt

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về các công trình, dự án đường sắt

(PLVN)Sáng 9/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt đã chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo.
Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam-Brazil, mở rộng quan hệ và hội nhập quốc tế hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Trong khuôn khổ dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS Rio de Janeiro, Brasil, chiều ngày 6/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel.
Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Chiều 06/7 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Quảng Phú, Thanh Hóa

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Quảng Phú, Thanh Hóa

(PLVN) - Chiều ngày 6/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã làm việc tại phường Quảng Phú, tỉnh Thanh Hóa sau vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh biểu dương tư pháp TP.HCM

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh biểu dương tư pháp TP.HCM

(PLVN) - Tiếp tục chuyến công tác tại TP.HCM, chiều 5/7, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cùng Đoàn công tác có buổi làm việc với sở Tư pháp TP.HCM. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Thọ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM.
Đoàn công tác của Việt Nam rời Hà Nội tới Thuỵ Sỹ tiến hành Phiên đối thoại với Ủy ban Nhân quyền

Đoàn công tác của Việt Nam rời Hà Nội tới Thuỵ Sỹ tiến hành Phiên đối thoại với Ủy ban Nhân quyền

Hôm nay (5/7), Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn bắt đầu rời Hà Nội, tới Thuỵ Sỹ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneve.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính; dự thảo báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII từ tháng 11/2024 đến tháng 7/2025.
Chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật

(PLVN) - Chiều 3/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.
Chuẩn bị thật tốt cho việc tổ chức Đại hội Đảng bộ Quốc hội lần thứ Nhất

Chuẩn bị thật tốt cho việc tổ chức Đại hội Đảng bộ Quốc hội lần thứ Nhất

Chiều 2/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Quốc hội sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Italia lần thứ 5

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Italia lần thứ 5

Ngày 2/7 tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và ngài Matteo Perego di Cremnago, Quốc vụ khanh Quốc phòng nước Cộng hòa Italia đã đồng chủ trì Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Italia lần thứ 5.
dai-phu-phat
tp
Tiến sĩ Vũ Hoài Nam:  40 năm - một hành trình đầy nỗ lực đã định hình nên Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam: 40 năm - một hành trình đầy nỗ lực đã định hình nên Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín

(PLVN) -Từ tờ báo pháp luật đầu tiên của Khối Nội chính, Pháp luật Việt Nam đã không ngừng đổi mới, phụng sự bạn đọc để “Đảng tin, Dân yêu - Doanh nghiệp đồng hành”, như đúng kỳ vọng của những người làm báo ngành Tư pháp. 40 năm - một hành trình đầy nỗ lực và ý nghĩa đã định hình nên một Báo Pháp luật Việt Nam vững vàng và uy tín như ngày hôm nay,” Tổng Biên tập TS. Vũ Hoài Nam khẳng định.
Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

Báo Pháp luật Việt Nam: Từ di sản tinh thần đến khát vọng đổi mới

(PLVN) - Trong không khí kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam ra số đầu tiên, chúng tôi đã gặp những bậc tiền bối, những người thầy đầu tiên của chúng tôi đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp với tờ báo, mang pháp luật đến gần hơn với Nhân dân...
Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên và ra mắt tòa soạn hội tụ

Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên và ra mắt tòa soạn hội tụ

(PLVN) - Chiều 10/7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội), Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Chương trình “Kỷ niệm 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số đầu tiên (10/7/1985 - 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ”.
Khẩn trương xác minh việc trẻ mầm non nghi bị giáo viên bạo hành ở Hà Nội

Khẩn trương xác minh việc trẻ mầm non nghi bị giáo viên bạo hành ở Hà Nội

(PLVN)Mạng xã hội đang lan truyền thông tin một bé gái học Trường mầm non Gia Thuỵ (Hà Nội) bị đánh thâm tím lưng, nghi bị cô giáo bạo hành ngay tại lớp học.
Hà Nội khởi tố 3 vụ án liên quan buôn bán lợn chết, lợn bệnh ra thị trường

Hà Nội khởi tố 3 vụ án liên quan buôn bán lợn chết, lợn bệnh ra thị trường

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố 3 vụ án liên quan đến việc buôn bán, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh ra chợ, quán ăn trên địa bàn thành phố.
Giang hồ mạng “Tiến bịp” sa lưới tại Hải Phòng

Giang hồ mạng “Tiến bịp” sa lưới tại Hải Phòng

(PLVN) Chiều 8/7/2025, Giang hồ mạng “Tiến bịp” ( tên thật là Nguyễn Thành Long) chính thức sa lưới pháp luật khi bị bắt quả tang đang sử dụng ma túy đá tại nhà một đối tượng ở xã Kiến Minh, TP Hải Phòng.
Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.

Thắp hương tưởng niệm nơi "Địa chỉ đỏ": Hành trình tri ân từ trái tim những người làm báo Pháp luật Việt Nam

Thắp hương tưởng niệm nơi "Địa chỉ đỏ": Hành trình tri ân từ trái tim những người làm báo Pháp luật Việt Nam

(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.

Hà Nội cùng cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội cùng cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.

Hồi chuông lịch sử – Khát vọng dân tộc

Hồi chuông lịch sử – Khát vọng dân tộc

(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền cấp xã mới phải vận hành thông suốt đồng bộ, hiệu quả

Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền cấp xã mới phải vận hành thông suốt đồng bộ, hiệu quả

(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.

Chính thức ra mắt Trung tâm Trọng Tài Thương Mại số 1 Việt Nam

Chính thức ra mắt Trung tâm Trọng Tài Thương Mại số 1 Việt Nam

(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.

Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất: Thúc đẩy giao lưu và hợp tác tư pháp lên tầm cao mới

Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất: Thúc đẩy giao lưu và hợp tác tư pháp lên tầm cao mới

(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.

Tuyên Quang: Xe đầu kéo chở cát, chở đá nguy cơ “cày nát” đường quốc lộ - trách nhiệm thuộc về ai?

Tuyên Quang: Xe đầu kéo chở cát, chở đá nguy cơ “cày nát” đường quốc lộ - trách nhiệm thuộc về ai?

(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.