Cuối phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã giải trình, báo cáo làm rõ một số nội dung lớn được đại biểu Quốc hội góp ý.
Thay mặt Cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội và bước đầu nhận thấy tất cả các ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường là rất hợp lý, xác đáng và đều có thể tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện dự thảo Luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ cùng với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo Bộ trưởng, có rất nhiều phát biểu có thể tiếp thu được, ví dụ như việc đăng tải trên Cổng pháp luật quốc gia, việc không phân cấp UBND cấp xã, quy định về lập pháp nhiệm kỳ, việc mở rộng thẩm quyền của HĐND cấp xã để thực hiện được nhiệm vụ, vai trò mới của chính quyền cấp xã là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và các nội dung liên quan đến đánh giá, tính tương thích với điều ước quốc tế, về thành phần hồ sơ...
![]() |
Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Về việc hợp nhất văn bản ở địa phương, Bộ trưởng báo cáo thêm là tại khoản 1 Điều 65 của dự thảo Luật đã ghi rất rõ văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung thì phải được hợp nhất với văn bản được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên tại khoản 3 Điều 65 lại dẫn chiếu tới việc áp dụng pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà áp dụng pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại chưa nêu việc hợp nhất văn bản của địa phương. Do đó, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung nội dung Pháp lệnh này để làm sao cho những văn bản của địa phương có thể rà soát và tiến hành hợp nhất để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi áp dụng, nhất là cũng phù hợp với bối cảnh khi sắp tới chúng ta tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương sẽ thay đổi rất nhiều.
Về việc kiểm soát ban hành văn bản tái cấu trúc lại hệ thống pháp luật, Bộ trưởng xin tiếp thu, dù đây là việc rất lớn và vô cùng khó trong bối cảnh phải thay đổi và sửa đổi, bổ sung rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng chủ trương tinh gọn bộ máy tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và đáp ứng với nhiều sự thay đổi ở trong thực tiễn cuộc sống.
Bộ trưởng khẳng định, sẽ cùng với các cơ quan của Chính phủ cố gắng tối đa để khắc phục từng bước việc gửi hồ sơ chậm sang Quốc hội. Nhưng Bộ trưởng cũng phải chia sẻ rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã hết sức cố gắng việc này, liên tục dành thời gian, sự quan tâm để xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Khối lượng công việc này rất lớn và tính cấp bách đáp ứng yêu cầu thực tiễn thường xuyên hơn trước rất nhiều.
“Trước đây, ở một kỳ Quốc hội họp chỉ thông qua khoảng 5-6 luật, hiện nay như Kỳ này chúng ta thông qua tới hơn 50 luật và nghị quyết. Các vị đại biểu thấy rằng khối lượng công việc rất lớn và nhiều nội dung rất cấp bách là theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Do vậy, rất mong các vị đại biểu Quốc hội chia sẻ với những nỗ lực và trách nhiệm cố gắng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Chúng tôi sẽ quyết tâm để làm sao từng bước để khắc phục được tình trạng này, còn nếu nói khắc phục 100% và ngay chắc hết sức khó khả thi”, Bộ trưởng nêu.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết sẽ quyết tâm từng bước để khắc phục được tình trạng gửi chậm hồ sơ sang Quốc hội. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi lần này có liên hệ rất chặt chẽ với Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Một số nội dung bổ sung, chẳng hạn bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã, bổ sung chủ thể phân cấp là HĐND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và cũng không quy định việc phân cấp đối với UBND cấp xã để bảo đảm sự đồng bộ với Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được các vị đại biểu Quốc hội xem xét và sắp tới sẽ ấn nút thông qua vào ngày 16/6.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng cho rằng, cần phải mở rộng thẩm quyền của HĐND cấp xã để bảo đảm được vai trò, trách nhiệm mới của cấp xã trong giai đoạn tới đây. Chúng tôi thấy rằng việc không quy định phân cấp đối với cấp xã nhưng Chủ tịch Ủy ban xã có thể sử dụng việc ủy quyền cho các cơ quan để có thể triển khai được nhiệm vụ thì có một giải pháp đã được nêu trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đối với quy định về hiệu lực không gian tại Điều 54, theo Bộ trưởng, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã phân ra làm 4 trường hợp: 3 trường hợp là xử lý các văn bản cùng cấp và 1 trường hợp là xử lý các văn bản của cấp trên đối với cấp dưới. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tại điểm a khoản 2 Điều 54, trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì trong thực tế hiện nay chưa có. Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính được chia tiếp tục có hiệu lực đối với các đơn vị hành chính mới cho đến khi HĐND, UBND và Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính mới có quyết định khác.
Thứ hai, trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp. Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính được nhập tiếp tục có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó cho đến khi HĐND, UBND, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính được nhập.
Thứ ba, trường hợp một phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác. Ví dụ, một phần của xã này nhập vào xã khác thì văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND của đơn vị hành chính được mở rộng, có hiệu lực đối với phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh.
Thứ tư, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực trong phạm vi địa giới hành chính của đơn vị hành chính trước khi được chia, tách, nhập, điều chỉnh địa giới thì tiếp tục có hiệu lực trong phạm vi địa giới của đơn vị hành chính trước khi được chia tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, trừ những trường hợp đã nêu ở trên hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ bởi văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền.
![]() |
Bộ trưởng cho biết đã phân ra 4 trường hợp đối với quy định về hiệu lực không gian tại Điều 54. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Về hiệu lực của văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức hướng dẫn thi hành văn bản quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng giải trình, Luật hiện hành quy định văn bản “mẹ” hết hiệu lực thì văn bản “con” tiếp tục có hiệu lực nhưng phải bảo đảm điều kiện không trái với văn bản “mẹ”. Như vậy, sẽ xuất hiện một tình huống là ai là người cho rằng văn bản này trái và việc này thì người dân, doanh nghiệp cũng rất khó để xác định được thế nào là văn bản có hiệu lực khi đáp ứng điều kiện là không trái, đây là một nội dung bất cập của quy định Luật hiện hành.
Như vậy, Bộ trưởng đề xuất, trong Luật sửa đổi lần này, phương án là văn bản “mẹ” hết hiệu lực thì văn bản “con” đương nhiên hết hiệu lực, trừ trường hợp công bố tiếp tục có hiệu lực. Việc này rất phù hợp với khoản 2 Điều 53, tức là văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực đồng thời với văn bản gốc tức là văn bản “mẹ”. Việc này sẽ thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp khi áp dụng, tức là văn bản “mẹ” hết hiệu lực đương nhiên văn bản “con” hết hiệu lực theo, trừ trường hợp cơ quan nhà nước rà soát và công bố rằng văn bản con có hiệu lực, như vậy rất công khai, minh bạch và người dân, doanh nghiệp rất dễ áp dụng. Hiện nay xác định thế nào là không trái thì rất khó và thế nào là phù hợp nên Bộ trưởng xin được giữ quy định này.
Về nội dung liên quan đến điều khoản chuyển tiếp thì Bộ Tư pháp thấy ý kiến các vị đại biểu rất phù hợp, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ có điều chỉnh phù hợp hơn.
Đối với văn bản cấp huyện sẽ được xử lý theo hướng văn bản quy phạm pháp luật cấp huyện tiếp tục có hiệu lực trong phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện trước khi được sắp xếp cho đến hết ngày 28/02/2027, trừ trường hợp HĐND, UBND cấp xã ban hành văn bản hoặc văn bản của người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước cấp trên có quy định khác, tức là cấp tỉnh. Bộ trưởng lý giải phải có một khoảng thời gian như vậy là vì qua thống kê, cả nước có khoảng 18.000 văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, đây là một con số rất là lớn. Trong quá trình chúng ta sắp xếp, bên cạnh việc rà soát văn bản, còn rất nhiều những công việc khác. Vì vậy, cần có một khoảng thời gian nhất định để chính quyền mới, chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp xã mới có thể chủ động trong việc tiếp tục giữ hiệu lực và nội dung của văn bản cấp huyện đến khi ban hành, thay thế hoặc bãi bỏ bởi văn bản có hiệu lực của chính quyền cấp tỉnh, cấp xã mới.
Vương Anh
(PLM) - Theo nội dung dự thảo, Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ bao gồm hai cấp: quỹ trung ương do Bộ Xây dựng trực tiếp quản lý và quỹ địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, giao Sở Xây dựng vận hành. Cả hai cấp quỹ đều có tư cách pháp nhân riêng, được phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo đúng quy định.
(PLM) - Ngay tại khu đô thị Bắc Linh Đàm, suốt nhiều năm qua, người dân đã ròng rã gửi đơn kiến nghị về một nghịch lý trong quy hoạch: điểm cấp phát methadone điều trị nghiện, đặt ngay sát cạnh trường mầm non, trong khu dân cư đông đúc.
(PLM) Tháng 7, hòa chung vào dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc về Vị Xuyên để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, đoàn công tác của Báo Pháp Luật Việt Nam do đồng chí Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang).
(PLM) - Sáng 25/7, UBND phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền theo Nghị quyết số 26/2025/NQ-HĐND ngày 10/7/2025 và Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 của UBND TP Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
(PLM) - Ngày 25/7, tại Quảng Ninh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên nhà trường.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.