Sáng 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Chính phủ đề xuất 10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, đây là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.
Theo đó Chính phủ đề xuất 10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án.
Cụ thể: Cho phép triển khai đồng thời các công việc về đàm phán các hiệp định, thỏa thuận với đối tác song song với quá trình lập các hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư. Lựa chọn chủ đầu tư và nhà đầu tư thực hiện: Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; Áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thỏa thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; Áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.
Được thực hiện song song, đồng thời một số công việc chuẩn bị dự án (khảo sát lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, rà phá bom mìn, thực hiện dự án thành phần…) trong quá trình đàm phán hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng chìa khoá trao tay trước khi phê duyệt dự án đầu tư. Cơ chế về phương án tài chính và thu xếp vốn thực hiện dự án: Đàm phán vay vốn Chính phủ với các đối tác; Cho phép chủ đầu tư vay lại không chịu rủi ro tín dụng; Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác; Chủ đầu tư được sử dụng nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ/ doanh nghiệp/ công trình và một số cơ chế khác để có đủ vốn đối ứng thực hiện dự án; Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án di dân, tái định cư;
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Cơ chế về áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật; các định mức, đơn giá. Cơ chế cho phép các chủ đầu tư miễn thủ tục báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư, phương án huy động vốn.
Cơ chế, chính sách cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án đền bù, tái định cư nhà máy điện hạt nhân; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng điện hạt nhân; đảm bảo cung cấp vật liệu cho xây dựng dự án; đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân vùng dự án. Cơ chế về thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các hạng mục liên quan đến Dự án và các dự án thành phần; xử lý chồng lấn khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; xử lý chồng lấn quy hoạch (nếu phát sinh) trong quá trình thực hiện Dự án.
Cơ chế về thực hiện tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các cơ chế, chính sách cần thiết khác sẽ được nghiên cứu cụ thể để tổng hợp, báo cáo trong hồ sơ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên là rất cấp thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban KH,CN&MT thống nhất với sự cần thiết phải ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH) |
Về thời điểm đề nghị thông qua Nghị quyết, Ủy ban KH,CN&MT thấy rằng, Chính phủ đề xuất đưa Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp để bảo đảm mục tiêu hoàn thành Dự án theo đề xuất của Chính phủ.
Ủy ban KH,CN&MT cũng cơ bản nhất trí về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc có được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết này đối với Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sau khi được điều chỉnh hay không.
Bên cạnh đó, đề nghị bỏ điểm b khoản 2 dự thảo Nghị quyết về “Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” vì Nghị quyết của Quốc hội chỉ quy định chung về các cơ chế, chính sách đặc thù. Hơn nữa, chủ trương đầu tư dự án còn chưa được điều chỉnh. Nghị quyết này sẽ là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án, do vậy, chưa nên quy định tên gọi chủ đầu tư cụ thể.
Về các cơ chế, chính sách cụ thể, Ủy ban KH,CN&MT cho biết, về lựa chọn nhà thầu, một số ý kiến tán thành các cơ chế lựa chọn nhà thầu được Chính phủ đề nghị trong dự thảo Tờ trình nhằm sớm triển khai Dự án, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nội dung về chỉ định thầu đã được quy định trong Luật Đầu tư và phù hợp với việc lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng dự án này, do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết.
Việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện. Do đó, đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các cam kết về công nghệ, bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi hoàn thành dự án.
Về cơ chế để đảm bảo mức vốn đối ứng, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ và khẳng định việc đánh giá lại tài sản để bổ sung vốn tự có, việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại để bổ sung vốn đối ứng... là hoàn toàn chỉ phục vụ cho việc triển khai dự án điện hạt nhân, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. Có ý kiến đề nghị cần có quy định chặt chẽ về hạn mức vay vốn, lãi suất, thời hạn trả nợ và các điều kiện ràng buộc khác có liên quan…
An Duy
(PLM) - Theo Hà Nội Metro, trung bình mỗi tháng có hơn 480 nghìn lượt hành khách di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao
(PLM) - Sáng 15/2, đồng chí Trần Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập cùng đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND huyện Trạm Tấu và các thành viên trong Ban tổ chức Giải leo núi “Bước chân trên mây” để triển khai cụ thể về công tác tổ chức và trao đổi kế hoạch chi tiết về giải. Sau lần lỡ hẹn do ảnh hưởng bởi thiên tai, Bước chân trên mây - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 sẽ được tổ chức lần thứ 2 tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Công tác đưa đón, vấn đề ăn nghỉ và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho vận động viên cũng như khách mời tham dự giải được Ban tổ chức đặc biệt chú trọng và cơ bản đã có phương án cụ thể, đầy đủ.
(PLM) - Valentine không chỉ là ngày để tặng quà mà còn là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu một cách đặc biệt và ý nghĩa. Bằng những xu hướng quà tặng mới mẻ, mang tính cá nhân hoá, ngày lễ tình nhân ngày càng trở nên đầy cảm xúc và kỷ niệm đặc biệt trong lòng mỗi người.
(PLM) - Vào những ngày đầu năm mới, nhiều nam thanh nữ tú đất Hà Thành lại dập dìu kéo nhau đến chùa Hà xin gieo duyên, cầu phúc, lộc và sự bình an, may mắn, nhất là dịp Valentine đang cận kề.
(PLM) - Sáng ngày 13/2, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, đại diện huyện Uỷ - UBND và các đoàn thể của huyện Thanh Trì và đặc biệt là 180 tân binh lên đường nhập ngũ năm 2025.
(PLM) - Tiếp nối thành công của giải năm 2023, Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần II năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025. “Bước chân trên mây” lần II quy tụ hàng trăm vận động viên là nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước cùng chinh phục đỉnh Tà Xùa ở độ cao 2.865m theo cung đường xuất phát từ trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái với tổng cơ cấu giải thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng. Thí sinh đăng ký tham dự giải vui lòng liên hệ Pháp luật Media - Báo Pháp luật Việt Nam Địa chỉ: 139k Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP.Hà Nội; Websie: buocchantrenmay.vn; Fanpage Facebook: Bước chân trên mây; Hotline: 0945.541.986; Email: leonuibuocchantrenmay@gmail.com; Đăng ký trực tuyến tại: https://buocchantrenmay.vn/dangky./.
(PLM) - Chiều 10/2, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên đề “95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm”
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.
(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.