Chủ nhật 27/07/2025 16:20
qc-top
Home | Kinh tế - Xã Hội | Chính sách về biển của Vua Minh Mệnh

Chính sách về biển của Vua Minh Mệnh

(PLVN) - Từ thời Chúa Nguyễn cho đến đỉnh cao là thời Vua Minh Mệnh, hải quân của nhà Nguyễn đã phát triển vượt bậc, có những thành tựu đáng ghi nhận.

Tăng cường phòng vệ trên biển

21 năm trị vì của Vua Minh Mệnh là đỉnh cao của nền hàng hải thuyền buồm và công cuộc xây dựng hải quân thời cổ đại Việt Nam. Ông đã ra sức đẩy mạnh sự nghiệp hàng hải, khuyến khích đóng các loại tàu thuyền bền chắc, xây dựng thủy quân vững mạnh, hết sức quan tâm đến an ninh cõi biển và phòng thủ biển.

Ông ban bố các quy chế như “tuần dương chương trình”, “tuần thuyền quy thức” và “tuần dương xử phận lệ”... nhằm mục đích chống cướp biển, trạm dương, và giữ gìn an ninh cho các loại tàu thuyền hoạt động ven biển. Sau Vua Gia Long, Vua Minh Mệnh tiếp tục đề xuất và ủng hộ sự nghiệp hàng hải ở hải ngoại, hầu như năm nào ông cũng cử đội thuyền triều đình đến các nước Đông Nam Á.

Ông từng cử người đến miền đông Ấn Độ vùng “tiểu Tây Dương”, hình thành việc công cán hải ngoại quy mô lớn liên tục. Theo ghi chép của “Đại Nam thực lục”, từ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đến năm thứ 21 (1840) Vua Minh Mệnh ít nhất đã cử 30 đợt các quan viên văn, võ, đi tổng cộng khoảng 60 con tàu/lượt bọc đồng lớn nhỏ như các tàu “Phấn Bằng”, “Thụy Long”, “Định Dương”, “Bình Ba”... đến vùng Hạ Châu (thuộc Đông Nam Á) và tiểu Tây Dương.

Nhà vua cảm thấy rất tự tin và hầu hết mọi năm hải quân nhà Nguyễn ra nước ngoài để tập luyện và làm quen với con đường hàng hải.

Chính sách về biển của Vua Minh Mệnh

Vua Minh Mệnh có tư tưởng quân sự “lấy thủy quân làm trọng” và lòng tự hào về thủy quân. Ông hài lòng về việc Chúa Nguyễn và sau này triều Nguyễn phát triển hải quân và rất hiệu quả trong chiến đấu. Năm Gia Long thứ 8 (1890), nước Xiêm giao chiến với Miến Điện, khi nước Xiêm xin nhà Nguyễn xuất quân thủy bộ để viện trợ, Vua Gia Long từng lấy làm hãnh diện mà nói rằng: “Thủy quân ta thì luôn luyện tập, nếu được sử dụng trong biển thì rất tiện”.

Trong “Minh Mệnh chính yếu”, Nhà vua cho rằng: “Binh có thể không sử dụng trong trăm năm, nhưng không thể không chuẩn bị trong một ngày”. Theo “Đại Nam thực lục”, Nhà vua nhấn mạnh rằng: “Dựng nước trong vùng khí hậu nóng, phần lớn đất đai ven biển, thủy quân là quan trọng nhất, nên luyện tập để thuộc việc hàng hải, khi có việc mới tiện sử dụng”.

GS.Vũ Hướng Đông - Giám đốc Sở nghiên cứu Việt Nam, Trường Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) cho biết: “Ý thức coi trọng hải quân được Vua Minh Mệnh thể hiện trong hình vẽ chiếc vạc Cửu Đỉnh được đúc năm 1836 tại cung đình Huế. Trong hình vẽ phản ánh về lực lượng quân sự trên vạc Cửu Đỉnh chủ yếu là hỏa khí và tàu thuyền trên biển. Để đối phó với bọn cướp biển, Nhà vua còn đích thân chỉ đạo xây dựng kế hoạch đóng loại tàu tuần dương cỡ như tàu đạn bọc đồng lớn và tàu Ô Lê nhỏ và nhanh nhẹn có khả năng tấn công. Điều đáng chú ý là Vua Minh Mệnh cũng đã ý thức được những bất cập của hải quân triều Nguyễn và chiến pháp của nó, yêu cầu các đại thần học tập chiến thuật đánh thủy của hải quân Anh, Mỹ”.

Vua Minh Mệnh còn yêu cầu Binh bộ Thượng thư Trương Đăng Quế đi tham quan độ hình thủy chiến của các nước phương Tây và “tham khảo lẫn nhau để lấy làm biện pháp tập luyện của hải quân”, theo “Đại Nam thực lục”.

Chính sách về biển của Vua Minh Mệnh

Nhà vua từng tỏ ý rằng việc ông cử hải quân ra Hạ Châu, Tiểu Tây Dương không nhằm mục đích thương mại, mà để hiểu tình hình nước ngoài. Vua Minh Mệnh không ngừng tìm hiểu tình hình Trung Quốc bằng cách triều cống định kỳ và thỉnh thoảng cử tàu thuyền qua Quảng Châu và Hạ Môn Trung Hoa. Ông đã ý thức được mối đe dọa của phương Tây khi nhiều nước châu Á trở thành thuộc địa của thực dân. Trong “Minh Mệnh chính yếu”, Nhà vua chỉ đạo rằng: “Nếu có người phương Tây sang mậu dịch thì chỉ cho phép họ mậu dịch ở những nơi quy định như cảng Đà Nẵng và Sơn Trà, xong thì bảo họ đi, không cho phép họ cư trú trên bờ, cũng không cho phép nhân dân làm buôn với họ để tránh việc bé xé ra to”.

Công nghệ đóng tàu tiếp cận Tây phương

Trong vòng 220 năm, các chúa Nguyễn đã mở mang khai phá đất Đàng Trong và biến nơi này thành một vương quốc trù phú và hùng mạnh. Một trong những đóng góp làm nên sự hùng mạnh của Đàng Trong chính là việc các chúa Nguyễn đã chú trọng phát triển ngành đóng thuyền, cả về kỹ thuật lẫn quy mô, chủng loại. Đây chính là tiền đề quan trọng và có những tác động tích cực đến sự phát triển của ngành đóng thuyền và hải quân nhà Nguyễn.

Vua Minh Mệnh đã thấy sự thay đổi của khoa học kỹ thuật phương Tây. Ông đã ra dụ cho cả nước: “Tìm những người phương Tây cư trú trong nước Việt Nam, dẫn họ sang kinh đô, cử họ về phương Tây, tìm các loại thợ về nước Việt Nam để chế tạo đồ vật” và ra lệnh cho thợ trong nước học tập kỹ thuật của họ, chế tạo tàu bọc đồng... Nhà vua đã ban thưởng cho những quan viên và thợ đã phỏng theo phương Tây chế tạo xe ca, tàu chạy bằng hơi nước. Ông quan sát rất kỹ việc chế tạo này.

Trong nhận thức của ông, sự phát triển của thủy quân trước hết phải nhờ vào những con tàu đắc lực. Ông từng chỉ dụ cho Bộ công rằng: “Việc lớn của thủy quân là tàu thuyền, trong đó việc chỉ hướng, trắc thủy và đo giờ là những nhân tố đặc biệt quan trọng cho việc hàng hải” theo “Đại Nam thực lục”.

Ông yêu cầu Bộ Công biên tập cuốn Hải Trình tập nghiệm, nội dung bao gồm: tóm tắt về mưa gió; những điều kiêng kỵ khi chạy tàu thuyền, đóng thuyền… để phát cho thủy quân. Nhà vua yêu cầu sát hạch, tăng cường đào tạo cho thủy quân: “Nước ta nhiều nơi ven biển, tàu thuyền, thủy quân là quan trọng nhất. Hành động của họ trông vào thủy thủ và thủy thủ là người thầy của một con tàu vì họ quen biết hải trình và hiểm trở”.

Không phải từ thời Minh Mệnh mà trước đó Chúa Nguyễn đã rất coi trọng phát triển hàng hải và thủy quân. Alexandre de Rhodes, vị giáo sĩ người Pháp đến Đàng Trong vào năm 1625 đã ước tính số tàu thuyền mà Chúa Nguyễn dùng để phòng vệ bờ biển bấy giờ là khoảng 200 chiếc.

“Trong 3 bến ở Đàng Trong… một bến ở vào cửa sông lớn, có lần người ta đếm tới 68 chiếc. Một bến khác rộng lớn hơn ở vào giữa lãnh thổ gọi là kẻ Chàm có rất nhiều dùng để bảo vệ đất nước và buôn bán với người Tàu thường tới bến này. Còn bến thứ ba thì vào giữa biên giới nước Chiêm Thành… Thuyền của Đàng Trong rất có thể lên tới con số hai trăm”, theo Alexandre de Rhodes - Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, NXB TP HCM.

Chính sách về biển của Vua Minh Mệnh

Theo sách “Đại Nam thực lục”, tháng 3/1653, tại xã An Cựu ở Phú Xuân có cuộc duyệt binh lớn. Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) đã huy động một lực lượng thủy quân đông đảo để tham gia cuộc duyệt binh này với hơn 22.740 người và 377 thuyền được huy động. Một tư liệu khách cho biết đến năm 1674, lực lượng thủy quân của Chúa Nguyễn Phúc Tần có 133 chiến thuyền do các xưởng trực thuộc phủ Chúa đóng.

Theo Thomas Bowyear, một nhà buôn người Anh đã đến Đàng Trong hai năm 1695 - 1696, thì lực lượng thủy quân ở Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) có “200 chiến hạm, mỗi chiếc có 15 đến 22 khẩu đại bác, 500 chiến thuyền nhỏ từ 40 đến 44 tay chèo. 100 chiến thuyền lớn từ 50 đến 75 tay chèo, 3 chiếc của người châu Âu. Các chiến thuyền trên đều do phủ Chúa đóng”.

Cả Alexandre de Rhodes và Thomas Bowyear đều nhận định rằng vào thế kỷ XVII trình độ đóng thuyền và kỹ thuật của Đàng Trong không thua Đàng Ngoài. Nhờ vào lực lượng thủy quân hùng mạnh này mà năm 1644, Nguyễn Phúc Tần, lúc bấy giờ còn là thế tử, đã chỉ huy thủy quân của Chúa Nguyễn Phúc Lan (1600 - 1648), đánh bại một đội tàu của Hà Lan. Trước đó, năm 1585, theo lệnh của Nguyễn Hoàng, lực lượng hải quân Đàng Trong gồm 10 chiến thuyền do Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1634) chỉ huy đã tấn công một đoàn thuyền lớn gồm 5 chiếc đến cướp ở Cửa Việt và đã đánh tan hai chiếc. Như vậy, nhà Nguyễn đã rất coi trọng việc bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển. Việc xây dựng lực lượng thủy binh hùng mạnh là một trong những biểu đạt rõ rệt của các chính thể trong việc nhận thức vai trò, vị trí, chủ quyền biển đảo và thực tế đã khẳng định được chủ quyền, bảo vệ vững chắc đất nước cũng như hoạt động kinh tế đối ngoại.

Ngoài tiếp thu khoa học của phương Tây cho hải quân, Vua Minh Mệnh cũng là người có tư tưởng “thiên nhân cảm ứng”, thờ cúng các vị thần biển với ý thức xin được phù hộ, chở che như ngư dân. Nhà vua cho rằng, sở dĩ có tai nạn xảy ra là vì trời muốn nhân ái và giáo dục người quân chủ: “Trời có lòng nhân ái quân chủ, nếu quân chủ có sai lầm, như là sự xuất hiện của vĩ, không phải căm ghét quân chủ, mà để giáo dục quân chủ”, “cho nên đối với quân chủ trị nước, điều quan trọng không phải không có tai nạn, mà là biết sợ khi gặp tai nạn”, theo “Minh Mệnh chính yếu”.
Khi đắp Thành Trấn Hải vùng Huế hay khai thông đường thủy cửa Thuận An đều thành khẩn cầu xin thần biển. Nhà vua nhiều lần tỏ ý rằng: “Lòng trẫm ngày càng được giao cảm với trời, nên ta càng kính khẩn” hay “chỉ biết mang ơn trời nhiều nên mới càng kính khẩn và sợ thôi”. Ông đã cho nâng cấp thờ tự Miếu Hội Đồng và các vị thần biển để cầu xin phù hộ cho biển yên sóng lặng, an toàn cho vận chuyển hàng hải, ngư dân, thủy quân, vững bền cho bờ cõi trên biển.

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Mạng xã hội: Nơi thế hệ trẻ truyền cảm hứng về lòng biết ơn, tình yêu nước

Mạng xã hội: Nơi thế hệ trẻ truyền cảm hứng về lòng biết ơn, tình yêu nước

Trong thời đại số, mạng xã hội đã trở thành “người bạn đồng hành” không thể thiếu của thế hệ trẻ. Không chỉ là nơi kết nối, mạng xã hội còn là nơi dành cho thế hệ trẻ thể hiện cảm xúc, chia sẻ suy nghĩ, lan tỏa niềm vui, nỗi buồn và cả những giá trị thiêng liêng như lòng biết ơn, tình yêu nước. Không biết từ bao giờ, những bài viết, video, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội đã trở thành tiếng nói truyền cảm hứng cho một thế hệ trẻ có ý thức tri ân.
Đền ơn đáp nghĩa: Hành động không chỉ gói gọn trong Tháng tri ân

Đền ơn đáp nghĩa: Hành động không chỉ gói gọn trong Tháng tri ân

(PLVN) - Trong nhiều năm qua, công tác đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước đã trở thành một trong những trụ cột của chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam. Những chính sách pháp luật được ban hành gần đây đã và đang tiếp nối truyền thống này, hiện thực hóa cao hơn nữa tinh thần đền ơn đáp nghĩa như một mệnh lệnh từ trái tim, trách nhiệm chính trị, đạo lý của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Thêm trường hợp mắc liên cầu lợn biến chứng nghiêm trọng

Thêm trường hợp mắc liên cầu lợn biến chứng nghiêm trọng

(PLVN) - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị hai bệnh nhân nam mắc liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis) với biểu hiện viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng giảm thính lực – điếc dẫn truyền – một trong những di chứng nặng nề, thường gặp nhất và không thể hồi phục của bệnh.
Phát hiện voi con trong Khu bảo tồn ở Đà Nẵng qua bẫy ảnh

Phát hiện voi con trong Khu bảo tồn ở Đà Nẵng qua bẫy ảnh

(PLVN) - Việc ghi nhận một cá thể voi con qua hệ thống bẫy ảnh tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voi (TP Đà Nẵng) không chỉ mang giá trị sinh học mà còn là “quả ngọt” tinh thần đối với đội ngũ cán bộ tại đây.
Hành trình 103 ngày hồi sinh bé gái sinh cực non 24 tuần, chỉ nặng 550 gram

Hành trình 103 ngày hồi sinh bé gái sinh cực non 24 tuần, chỉ nặng 550 gram

(PLVN) - Các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị, nuôi dưỡng thành công một bé gái sinh cực non ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram.
Hà Nội nhận các mô hình thí điểm, tiên phong đi đầu phục vụ người dân

Hà Nội nhận các mô hình thí điểm, tiên phong đi đầu phục vụ người dân

(PLVN) - Theo tinh thần quyết liệt, chỉ bàn làm không bàn lùi của Thủ tướng, TP Hà Nội quyết tâm và cam kết với Trung ương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nội vụ nhận những mô hình thí điểm, những mô hình trong quy định chưa có tiền lệ. TP xin tiên phong đi đầu khi thiết kế các nội dung phục vụ người dân và sẽ bàn giao sản phẩm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
Máy bay Nga chở 49 khách rơi ở vùng Amur, không ai sống sót

Máy bay Nga chở 49 khách rơi ở vùng Amur, không ai sống sót

(PLVN) Một chiếc máy bay chở khách của Nga đã rơi tại vùng Amur vào ngày 24/7, khiến toàn bộ 49 người trên khoang được cho là đã thiệt mạng.
Mưa bão, dông lốc gây nhiều thiệt hại

Mưa bão, dông lốc gây nhiều thiệt hại

(PLVN) - Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, bão số 3 và dông lốc đã làm 3 người chết, 22 người bị thương…
Còn trên 9.000 hộ dân ở Nghệ An bị cô lập, chia cắt

Còn trên 9.000 hộ dân ở Nghệ An bị cô lập, chia cắt

Theo thống kê mới nhất của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, trên địa bàn tỉnh vẫn còn trên 9.000 hộ bị cô lập, chia cắt và mất điện hoàn toàn.
Cập nhật mới nhất về cơn bão số 4 trên biển Đông

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 4 trên biển Đông

(PLVN) - Sáng nay, 24/7, vị trí cơn bão đang ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, bão đổi hướng di chuyển sang hướng Đông với tốc độ khoảng 10 km/h...
Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích hơn 2 tháng trong rừng

Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích hơn 2 tháng trong rừng

(PLVN) Sau hơn 2 tháng nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và người dân địa phương mới tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích khi vào rừng tìm ong lấy mật.
Quân đội điều trực thăng cứu trợ các vùng cô lập tại Nghệ An

Quân đội điều trực thăng cứu trợ các vùng cô lập tại Nghệ An

Sáng 24/7, trước tình hình lũ lụt nghiêm trọng tại các xã thuộc miền Tây của tỉnh Nghệ An, Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng thuộc Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho người dân...
dai-phu-phat
tp
Tưng bừng khai mạc Đại hội khỏe "Vì an ninh Tổ quốc" năm 2025

Tưng bừng khai mạc Đại hội khỏe "Vì an ninh Tổ quốc" năm 2025

(PLVN) - Tối 26/7, tại Cung Thể thao điền kinh Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội khỏe “Vì an ninh Tổ quốc” lần thứ IX và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân (CAND) lần thứ VI (gọi tắt là Đại hội khỏe và Hội thi).
Bộ Tư pháp lấy ý kiến Nhân dân với các cá nhân đề nghị khen thưởng "Huân chương Lao động"

Bộ Tư pháp lấy ý kiến Nhân dân với các cá nhân đề nghị khen thưởng "Huân chương Lao động"

(PLM) - Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp công khai danh sách các cá nhân thuộc hệ thống Thi hành án dân sự để xin ý kiến Nhân dân về đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động các hạng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ ngày 25/7đến hết ngày 8/8/2025.
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật, giải phóng nguồn lực, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật, giải phóng nguồn lực, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Chiều 25/7, tại TP Hải Phòng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội thảo trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật, tại khu vực miền Bắc.
Triệt xóa đường dây ma túy liên tỉnh, thu giữ lượng lớn heroin

Triệt xóa đường dây ma túy liên tỉnh, thu giữ lượng lớn heroin

(PLVN) Lực lượng Công an TP Đà Nẵng mới triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy liên tỉnh, thu giữ khoảng 200 viên thuốc lắc, hơn 150 gam heroin; số lượng lớn nhất bị thu giữ trên địa bàn trong thời gian gần đây.
Tìm nhân chứng vụ vô ý làm chết người ở Hải Phòng

Tìm nhân chứng vụ vô ý làm chết người ở Hải Phòng

(PLVN) Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng thông báo tìm nhân chứng vụ Vô ý làm chết người xảy ra tại cánh đồng thôn 5 (phường Bạch Đằng).
Dùng AI "dựng cảnh" CSGT phạt siêu xe, nam thanh niên bị phạt 7,5 triệu đồng

Dùng AI "dựng cảnh" CSGT phạt siêu xe, nam thanh niên bị phạt 7,5 triệu đồng

(PLVN) - Ngày 26/7, Công an TP Hà Nội cho biết Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa ra quyết định xử phạt N.V.D (ở Hà Nội) 7,5 triệu đồng do có hành vi sử dụng AI đăng tải hình ảnh sai sự thật, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên môi trường mạng.
Tháng 7 ở nơi "sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử"

Tháng 7 ở nơi "sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử"

(PLM) Tháng 7, hòa chung vào dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc về Vị Xuyên để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, đoàn công tác của Báo Pháp Luật Việt Nam do đồng chí Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang).

Phường Dương Nội tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền

Phường Dương Nội tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền

(PLM) - Sáng 25/7, UBND phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền theo Nghị quyết số 26/2025/NQ-HĐND ngày 10/7/2025 và Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 của UBND TP Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.

PGS.TS Tô Văn Hòa: “Chúng ta phải đi cùng , thậm chí là đi trước trong hành trình làm chủ công nghệ”

PGS.TS Tô Văn Hòa: “Chúng ta phải đi cùng , thậm chí là đi trước trong hành trình làm chủ công nghệ”

(PLM) - Ngày 25/7, tại Quảng Ninh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên nhà trường.

Trận lũ lịch sử ở Nghệ An, nhiều bản làng nằm trong biển nước

Trận lũ lịch sử ở Nghệ An, nhiều bản làng nằm trong biển nước

(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì Hội thảo góp ý hoàn thiện pháp luật khu vực miền Trung

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì Hội thảo góp ý hoàn thiện pháp luật khu vực miền Trung

(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.

Ninh Bình: Ảnh hưởng của cơn bão số 3, hơn 1.500ha hoa màu của xã Hải Thịnh bị ngập trắng

Ninh Bình: Ảnh hưởng của cơn bão số 3, hơn 1.500ha hoa màu của xã Hải Thịnh bị ngập trắng

(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.

Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Video nhap 20250723082531

Video nhap 20250723082531

(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Vân Đồn trời hửng nắng, bão số 3 tiếp tục gây mưa lớn tại Thanh Hóa

Vân Đồn trời hửng nắng, bão số 3 tiếp tục gây mưa lớn tại Thanh Hóa

(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.

Quân và dân trên đảo (Đặc khu Bạch Long Vĩ - đảo Cô Tô) kiên cường vượt bão thành công

Quân và dân trên đảo (Đặc khu Bạch Long Vĩ - đảo Cô Tô) kiên cường vượt bão thành công

Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.