![]() |
Hải quan liên tục phát hiện nhiều lô hàng vi phạm về nhãn mác xuất xứ hàng hóa (ảnh minh họa) |
Cụ thể, ngày 13/5/2025, tại một địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa thuộc khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Tổ công tác thuộc Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Đội 1) đã phối hợp với Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Chi cục Hải quan khu vực VIII) kiểm tra thực tế 01 lô hàng quá cảnh đi Campuchia. Lô hàng do một doanh nghiệp đăng ký ngày 11/5/2025 tại Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
Theo kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa đối với 11 mục hàng theo bảng kê doanh nghiệp xuất trình, chỉ có 02/11 mục hàng phù hợp với khai báo hải quan; 09/11 mục hàng còn lại có số lượng thực tế ít hơn so với lượng khai báo.
Ngoài ra, lực lượng Hải quan phát hiện 25 mục hàng hóa không có trong khai báo của doanh nghiệp. Trong đó có 1 mục hàng có gắn sẵn nhãn mác thể hiện dòng chữ “Made in Vietnam” và 3 mục hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể gồm: 3.200 đôi dép sục nhựa có gắn nhãn hiệu Crocs (trên nhãn hàng hoá thể hiện dòng chữ “Made in Viet Nam”); 1.720 áo thun dài tay có gắn nhãn hiệu Chanel, Dior và Loewe (trên nhãn hàng hóa thể hiện dòng chữ “Made in Thailand”). Cơ quan Hải quan đang tiếp tục xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định.
Trước đó, ngày 10/05/2025, tại địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc khu vực Cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn, Tổ công tác thuộc Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Đội 1) đã phối hợp với Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Hải quan khu vực VI) kiểm tra thực tế lô hàng nhập khẩu theo loại hình E31 (nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) của 1 doanh nghiệp có trụ sở đăng ký kinh doanh tại Hà Nội có nghi vấn vi phạm về khai báo hải quan,
Hàng hóa theo khai báo gồm 57 mục hàng. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá đã phát hiện trên bao bì hàng hoá của 53/57 mục hàng có dán tem thể hiện thông tin: tên hàng, tên của nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật của hàng hóa, nhưng không thể hiện xuất xứ hàng hóa. Tại thời điểm kiểm tra không có tài liệu kèm theo hàng hóa.
Ngày 24/4/2025, tại Bãi kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc khu vực Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn, Tổ công tác thuộc Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Đội 1) đã phối hợp với Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Chi cục Hải quan khu vực VI) kiểm tra thực tế 1 lô hàng quá cảnh từ Trung Quốc đi Lào có nghi vấn vi phạm về khai báo hải quan.
Theo khai báo của doanh nghiệp, hàng hóa trong lô hàng gồm 35 mục hàng. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa cho thấy, đối với 35 mục hàng theo bảng kê doanh nghiệp xuất trình chỉ có 02/35 mục hàng phù hợp với khai báo hải quan.
Trong số 33/35 mục hàng còn lại thì 11 mục hàng khai thừa hoặc thiếu số lượng so với thực tế hàng hóa; 1 mục hàng không rõ nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa; 16 mục hàng không có hàng hóa thực tế; 5 mục hàng khai sai nhãn hiệu và tên hàng.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan còn phát hiện 91 mục hàng không có trong khai báo hải quan, trong đó có 23 mục hàng (trên 5.000 sản phẩm dép, giày, áo thể thao, tất, dây thắt lưng, túi, đồng hồ…) nghi vấn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đáng chú ý, trong số hàng hóa không khai báo hải quan nêu trên, có gần 2.000 sản phẩm (trong đó có gần 1.700 sản phẩm giày, dép nghi vấn vi phạm sở hữu trí tuệ) đã dán sẵn tem nhãn “Made in Viet Nam”. Vụ việc đang trong quá trình xác minh, làm rõ vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định.
Tiến Phong
(PLM) - Sau khi báo Pháp luật Việt Nam có loạt phóng sự phản ánh về tình trạng khai thác khoáng sản là cát, sỏi trái phép tại huyện Văn Yên và việc ông Phạm Văn Tấn sử dụng Quyết định số 01/QĐ2019 có nhiều dấu hiệu của việc cắt ghép, làm giả. Cụ thể, mặc dù đơn vị ban hành quyết định là Công ty TNHH Xây dựng Phúc Lợi YB nhưng lại sử dụng con dấu và chữ ký của Giám đốc HTX Hương Giang. Quyết định này cũng có dấu hiệu bị cắt ghép khi xuất hiện 2 loại font chữ khác nhau một cách rõ rệt. Ngày 13/5, trao đổi với Báo PLVN, Thượng tá Dương Cẩm Ngọc – Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - công an tỉnh Yên Bái cho biết, công an tỉnh đã tiếp nhận thông tin phản ánh và đang trong quá trình xác minh, làm rõ.
(PLM) - Liên quan đến nghi vấn Cà phê gừng đen mật ong là sản phẩm không rõ nguồn gốc, đơn vị sản xuất, có dấu hiệu hàng giả và quảng cáo sai sự thật. Sau phản ánh, nhiều website và tài khoản mạng xã hội đã âm thầm gỡ bỏ thông tin quảng cáo, khách hàng đã mua sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong theo lời quảng cáo không biết phải liên hệ với ai để khiếu nại hoặc hoàn trả. Trước sự việc trên, để làm rõ Báo Pháp luật Việt Nam đã gửi công văn đề nghị phối hợp làm việc, cung cấp thông tin tới Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, Sở An toàn Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Quản lý thị trường Hồ Chí Minh và Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua các cơ quan quản lý này vẫn “bặt vô âm tín”.
(PLM) - Sáng ngày 26/5/2025, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai dự án, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào ngày 15/7/2025 và chính thức đưa vào khai thác từ ngày 1/1/2026.
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.