Thứ hai 10/02/2025 08:21
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57: 'Khoán 10' trong kỷ nguyên vươn mình

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57: 'Khoán 10' trong kỷ nguyên vươn mình

(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ hết các “điểm nghẽn”, rào cản để phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN,ĐMST), chuyển đổi số yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ hết các “điểm nghẽn”, rào cản để phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm…

Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt nội dung, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57.

Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị quyết số 57 là văn kiện có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số. Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là “kim chỉ nam” cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và là lời hiệu triệu mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng nỗ lực đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Thủ tướng cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 57 được ban hành, Chính phủ đã khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung xây dựng, rà soát, hoàn thiện để sớm ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết với tinh thần “5 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”.

Ngày 9/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị. Đây là Chương trình hành động tổng thể, toàn diện, được thiết kế với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu rõ ràng và các giải pháp mang tính khả thi cao, nhằm cụ thể hóa các định hướng, chủ trương lớn của Đảng thành những hành động thiết thực, sát thực tiễn.

Chính phủ cũng xác định khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số. Trong đó, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng dự án Luật KH,CN,ĐMST; Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội thông qua trong năm 2025 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật, đồng thời đề xuất Quốc hội xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan để góp phần thúc đẩy KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số; xây dựng cơ chế thử nghiệm, đặc thù trong lĩnh vực KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số; ban hành quy định Quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo...

Thủ tướng nhấn mạnh, để Nghị quyết số 57 đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương cần đặc biệt chú trọng tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào ra việc đấy, làm việc nào dứt việc đó”; chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể với tinh thần “5 rõ”, “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung” và phương châm “Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển KH,CN,ĐMST, chuyển đổi số yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ hết các “điểm nghẽn”, rào cản để phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Theo Tổng Bí thư, những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật. Cần có tư duy mới, cách tiếp cận trong sửa đổi Luật Công nghệ thông tin, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và Luật Viên chức đồng bộ hóa các qui định pháp luật có liên quan.

Lưu ý việc sớm ban hành các văn bản liên quan để hướng dẫn thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 57, Tổng Bí thư nhấn mạnh, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Tổng Bí thư yêu cầu loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa.

Trong quý I/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ.

Ngân sách cho KHCN xứng tầm là quốc sách đột phá

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình “đầu tư công - quản trị tư”, bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam ngày 18/5/2024. (Ảnh trong bài: MOST)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam ngày 18/5/2024. (Ảnh trong bài: MOST)

Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này.

Tổng Bí thư yêu cầu tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin - cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng như đã nêu trong Nghị quyết 57.

Theo Tổng Bí thư, cần tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí, bao gồm giải pháp công nghệ cho những vấn đề của thực tiễn đất nước như sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực, khoa học về sức khỏe con người, các ngành công nghiệp 4.0. Cùng với đó, cần đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo...

“Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng: “Nghị quyết 57 đã tháo gỡ rào cản, khắc phục “điểm nghẽn” và tạo cơ chế đột phá để giải phóng sức sáng tạo, nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, Nhân dân và giới trí thức, tôi tin rằng nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững”.

Các mục tiêu tại Nghị quyết 57

Đến năm 2030: Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.

Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 55%; tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt tối thiểu 50%. Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40% trong tổng số doanh nghiệp.

Kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%. Bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển KH,CN,ĐMST, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển.

Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40 - 50 tổ chức KH,CN được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế tăng trung bình 10%/năm; số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm, tỷ lệ khai thác thương mại đạt 8 - 10%.

Hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến… Phủ sóng 5G toàn quốc. Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh đối với các thành phố trực thuộc Trung ương và một số tỉnh, thành phố có đủ điều kiện. Thu hút thêm ít nhất 3 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam. Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hóa số đạt mức cao của thế giới.

Đến năm 2045: Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về ĐMST, chuyển đổi số.

Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển. Tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Nguyễn Mỹ

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

Niềm vui trước cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước

(PLVN) - Từ mùa xuân năm 1930, con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã bắt đầu một hành trình đầy gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào. 95 năm trôi qua, chúng ta nhìn lại với niềm hân hoan trước cơ đồ vững chãi, tiềm lực mạnh mẽ, vị thế ngày càng nâng cao và uy tín vượt trội của đất nước trên trường quốc tế.
Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

Tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025

(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 3/2 (mùng 6 Tết Âm lịch), các công chức, viên chức, người lao động đã quay trở lại làm việc với tinh thần phấn khởi, khí thế hăng say lao động. Điều này cho thấy nỗ lực bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường ngay sau đợt nghỉ Tết đã được thực hiện tốt, tạo tiền đề vững chắc để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác năm 2025.
Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Trong suốt hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Bộ, ngành Tư pháp luôn thể hiện được vai trò quan trọng trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các quyết sách trọng đại, giúp đất nước ổn định, phát triển. Đây là nhận định trong bài viết "Vai trò, định hướng phát triển của Bộ, ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới đây. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Bộ trưởng.
Chuyển đổi số -

Chuyển đổi số - 'chìa khóa vàng' hiện thực hóa khát vọng phát triển

(PLVN) - “Chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là “chìa khóa” đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển”.
7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

7 đổi mới quan trọng, đột phá về quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) -Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) lần này tập trung quy định 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.
Thủ tướng: Chuyển từ

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn
Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật

(PLVN) - Tại phiên họp ngày 3/1/2025, sau khi nghe Đảng đoàn Quốc hội báo cáo về Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị có kết luận như sau:
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Trong không khí ấm áp đầu Xuân năm mới, sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

Mùa xuân và dòng chảy đột phá khoa học và công nghệ

(PLVN) - Năm 2025, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định ưu tiên hoàn thiện chính sách, mục tiêu tạo hành lang thông thoáng, đột phá trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Khởi tố nam thanh niên dọa tung clip nhạy cảm để cưỡng đoạt tiền của cô gái tuổi 20

Khởi tố nam thanh niên dọa tung clip nhạy cảm để cưỡng đoạt tiền của cô gái tuổi 20

(PLVN) - Sau khi có được clip nhạy cảm của chị N, đối tượng Trần Văn Hùng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã liên hệ, ép nạn nhân đưa tiền.
Bắt khẩn cấp nữ đối tượng tuổi 17 và nhóm bạn mang hung khí đi gây rối lúc nửa đêm

Bắt khẩn cấp nữ đối tượng tuổi 17 và nhóm bạn mang hung khí đi gây rối lúc nửa đêm

(PLVN) - Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) mới bắt giữ 5 đối tượng về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

(PLVN) - Hôm qua (7/2), tại chương trình Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 1/2025, vấn đề phòng ngừa tội phạm công nghệ cao được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm.
Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

Thú chơi cổ ngoạn: Hành trình tìm về quá khứ

(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

Văn hóa biếu tặng quà Tết của người Hà Nội

(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

Hà Nội cuốn hút khách du lịch vào dịp Tết

(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

Đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu chờ đón Lễ hội Gầu Tào dịp đầu xuân 2025

(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.