Thứ hai 10/02/2025 22:23
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

(PLVN) - Ngành Du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình với những khát vọng lớn lao. Với mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch, Việt Nam cần tận dụng các cơ hội hiện tại và triển khai những chiến lược cụ thể để đạt được sự phát triển vượt bậc vào năm 2025 và xa hơn.

Tái định hình vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế

Sau hơn 7 năm triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW và Luật Du lịch 2017, ngành Du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Lượng khách du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, tạo đà phát triển không chỉ cho ngành mà còn lan tỏa tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2019, thời kỳ hoàng kim trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa, đóng góp 9,2% GDP. Du lịch không chỉ là ngành dịch vụ tổng hợp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân. Các khu du lịch cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa đã tạo sinh kế bền vững, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, ngành Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, từ đó xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến giàu bản sắc.

Kỷ nguyên mới của dân tộc không chỉ là sự phát triển về kinh tế mà còn là sự tái định hình vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Du lịch đã được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là chủ trương lớn mà còn là động lực giúp Việt Nam xây dựng vị thế vững chắc trên bản đồ du lịch toàn cầu. Theo Kế hoạch 2025, Việt Nam dự kiến đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa, tổng nguồn thu đạt khoảng 980 - 1.050 nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, ngành cần có những kế hoạch táo bạo và hành động quyết liệt. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ tiêu khách nội địa nên đặt cao hơn để phấn đấu, chỉ tiêu đóng góp GDP phải rõ ràng và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Nhìn lại thực tiễn của giai đoạn 2004 - 2019 ngành Du lịch đã có 10 năm tăng trưởng khách quốc tế 2 con số, thấp là 10,5% năm (2013) và cao nhất là 34% năm 2010.

Du lịch không chỉ là “cỗ máy kiếm tiền” với nguồn thu ngoại tệ ròng vượt xa kiều hối hay vốn FDI mà còn là động lực tạo việc làm và thúc đẩy thịnh vượng chung. Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi USD kiếm được từ du lịch, Việt Nam giữ lại 0,73 USD - một tỷ lệ ấn tượng cho ngành xuất khẩu tại chỗ. Năm 2024, du lịch dự kiến mang lại thu nhập ròng trên 25,2 tỷ USD, vượt xa con số 21,6 tỷ USD từ vốn FDI thực giải ngân. Đặc biệt, du lịch còn có khả năng lan tỏa đến 40 ngành kinh tế, tạo việc làm trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, ngành Du lịch là cầu nối hiệu quả để quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước ra thế giới. Các sản phẩm du lịch như di sản thiên nhiên, lễ hội văn hóa và trải nghiệm ẩm thực đều là những “đại sứ” góp phần khẳng định thương hiệu quốc gia.

Cần xây dựng những biểu tượng kiến trúc mới như cầu Vàng. (Ảnh: Traveloka)
Cần xây dựng những biểu tượng kiến trúc mới như cầu Vàng. (Ảnh: Traveloka)

Tuy đạt được nhiều thành tựu, du lịch Việt Nam vẫn đang “đứng giữa hàng quân” khi xếp hạng 59 trong Chỉ số Phát triển Du lịch & Lữ hành (Travel & Tourism Development Index) năm 2024, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (47) và Indonesia (22). Nguyên nhân chính là sự thiếu hụt trong hạ tầng, nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh. Nhận thức về vai trò của du lịch ở các cấp, các ngành còn chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng phối hợp liên ngành và liên vùng thiếu chặt chẽ. Nhiều địa phương có tiềm năng du lịch nhưng lại thiếu định hướng rõ ràng hoặc đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực. Hạ tầng du lịch, từ sân bay đến cơ sở lưu trú, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải cải thiện để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xác định chiến lược hành động toàn diện

Năm 2025 và 2030 được xác định là các cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo các mục tiêu đề ra, đến năm 2025, du lịch cần phục hồi hoàn toàn sau đại dịch, đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa, đóng góp từ 6 - 8% GDP. Đến năm 2030, ngành cần đạt tốc độ tăng trưởng khách quốc tế từ 13 - 15% mỗi năm, phấn đấu đón 35 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa, với đóng góp GDP từ 10 - 13%. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong ba nhóm chiến lược: cải thiện thể chế, đầu tư hạ tầng và công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm cùng quảng bá thương hiệu quốc gia.

Phát triển du lịch đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và nhận thức ở cả cấp quốc gia và địa phương. Một trong những yếu tố then chốt là rà soát, sửa đổi Luật Du lịch để thích ứng với thực tiễn và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Các chính sách miễn thị thực cho thị trường chi tiêu cao như châu Âu, Mỹ, và Trung Đông cần được ưu tiên. Đồng thời, cơ chế thị thực đặc biệt có thể áp dụng cho nhà đầu tư, khách du lịch dài hạn và những du khách giàu có. Ngoài ra, xu hướng phát triển du lịch bền vững cần được thúc đẩy thông qua việc khai thác kinh tế đêm, tận dụng giá trị di sản và xây dựng các trung tâm du lịch, giúp tạo động lực phát triển kinh tế vùng.

Hạ tầng là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoàn thành các dự án lớn như sân bay quốc tế Long Thành, mở rộng sân bay Nội Bài và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ mở ra cơ hội kết nối vùng miền và quốc tế. Đồng thời, các sân bay hiện đại cần được thiết kế như những trung tâm thương mại tích hợp với đầy đủ tiện ích để đáp ứng xu hướng “du lịch sân bay” đang phổ biến trên thế giới. Công nghệ số cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quản lý và vận hành du lịch. Phát triển các nền tảng di động cung cấp thông tin toàn diện về điểm đến, ứng dụng AI vào trải nghiệm du lịch và hệ thống thanh toán không tiền mặt là những bước đi thiết yếu để nâng cao trải nghiệm của du khách.

Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến giàu bản sắc. (Ảnh: Du lịch Sài Gòn)
Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến giàu bản sắc. (Ảnh: Du lịch Sài Gòn)

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, ngành Du lịch Việt Nam cần khai thác các giá trị văn hóa bản địa và thiên nhiên độc đáo. Những biểu tượng như Cầu Vàng ở Đà Nẵng hay các khu nghỉ dưỡng biệt thự trên biển tại Phú Quốc cần được nhân rộng. Đồng thời, phát triển các loại hình du lịch tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ như du lịch MICE (hội nghị, sự kiện), du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh sẽ giúp Việt Nam tiếp cận nhiều phân khúc thị trường hơn. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định để ngành Du lịch đạt được các mục tiêu lớn. Việt Nam cần tăng cường đào tạo tiếng Anh và các ngôn ngữ khác cho nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên và quản lý khách sạn. Đồng thời, việc thu hút các chuyên gia quốc tế và tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý và vận hành. Ngoài ra, đào tạo thế hệ trẻ với các kỹ năng mềm và chuyên môn phù hợp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của ngành Du lịch trong tương lai.

Xây dựng hình ảnh quốc gia là nhiệm vụ chiến lược để thu hút sự chú ý từ du khách toàn cầu. Các sự kiện lớn như APEC, Olympic, hoặc World Cup nếu được tổ chức tại Việt Nam sẽ không chỉ mang lại cơ hội quảng bá mà còn thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ. Các chương trình như “Ngày Phở Việt Nam” hay “Lễ hội Văn hóa Việt” tại các nước cũng có thể tạo cầu nối văn hóa, đưa hình ảnh đất nước đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Đồng thời, tận dụng các nền tảng mạng xã hội và các kênh truyền thông quốc tế như CNN, BBC để quảng bá là một bước đi cần thiết trong thời đại số hóa.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030. Với vị trí địa lý thuận lợi, văn hóa đa dạng và chính trị ổn định, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác lợi thế này để trở thành điểm đến hàng đầu. Kỷ nguyên vươn mình không chỉ là thời điểm đánh dấu sự thay đổi, mà còn là lời mời gọi hành động cho tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Với chiến lược đúng đắn và sự quyết tâm từ mọi cấp, ngành Du lịch Việt Nam có thể vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội và vươn lên vị thế xứng đáng trên bản đồ thế giới. Đây không chỉ là cơ hội để phát triển kinh tế mà còn là bước tiến quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu quốc gia và góp phần thực hiện khát vọng lớn lao của dân tộc.

Đỗ Trang

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ

(PLVN) - Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hội Lim chính thức khai mạc tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của miền quê Quan họ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi, dù giá rét.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không cấm nhà giáo dạy thêm, chỉ cấm hoạt động dạy thêm không đúng quy định

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không cấm nhà giáo dạy thêm, chỉ cấm hoạt động dạy thêm không đúng quy định

(PLVN) - Từ ngày 14/2, Thông tư 29/2024/TT-BGD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
Rộn ràng và đặc sắc Lễ hội Cầu ngư ở Vân Đồn

Rộn ràng và đặc sắc Lễ hội Cầu ngư ở Vân Đồn

(PLVN) - Ngày 9/2, tại Cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Cầu ngư lần thứ II và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2025 với tinh thần “vươn khơi bám biển - đoàn kết phát triển - giữ gìn vững chắc biển đảo quê hương”.
Bắc Giang khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và hội xuân Tây Yên Tử 2025

Bắc Giang khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch và hội xuân Tây Yên Tử 2025

(PLVN) - Sáng 9/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch (VHDL) tỉnh Bắc Giang và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025.
Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai

(PLVN) - Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu di tích Đền Thượng, thành phố Lào Cai, Ban tổ chức Lễ hội Đền Thượng năm 2025 tổng duyệt chương trình khai hội trước khi lễ chính thức diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch).
Khai xuân với những phong tục truyền thống còn mãi với thời gian

Khai xuân với những phong tục truyền thống còn mãi với thời gian

(PLVN) - Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất và cũng là ngày quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Cũng vì vậy nên nhắc đến Tết Nguyên đán là nhắc đến những phong tục truyền thống đã được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ. Trong số đó, có một phong tục đặc sắc gồm chuỗi hoạt động mang ý nghĩa tốt lành diễn ra vào những ngày đầu năm mới, được gọi chung là khai xuân.
Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước hôm nay, 9/2

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước hôm nay, 9/2

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 9/2 hình thái thời tiết rét đậm, rét hại vẫn duy trì ở Bắc Bộ. Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 10 - 12 độ C, vùng núi cao miền Bắc có nơi dưới 3 độ C...
Lễ hội hoa đào chào xuân Ất Tỵ 2025 ở Bình Định

Lễ hội hoa đào chào xuân Ất Tỵ 2025 ở Bình Định

(PLVN) - Ngày 8 - 9/2 (tức 11 - 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại làng K3, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) diễn ra Lễ hội hoa đào-2025 với chủ đề "Sắc Xuân hoa đào kết nối văn hóa".
Hải Phòng đăng cai tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao quốc gia

Hải Phòng đăng cai tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao quốc gia

(PLVN) - UBND thành phố Hải Phòng mới thông qua đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao về việc đăng cai tổ chức các Giải thi đấu thể thao quốc gia năm 2025 tại thành phố.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

(PLVN) - Dù trời giá rét, đông đảo người dân Lạng Sơn và du khách thập phương vẫn ra đường tham dự chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2025.
Lên cao nguyên Mộc Châu ngắm hoa mận nở đầu xuân

Lên cao nguyên Mộc Châu ngắm hoa mận nở đầu xuân

(PLVN) - Đầu xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống xuyên qua từng kẽ lá, xua tan đi cái lạnh buốt của mùa đông, đem đến một không gian rạng rỡ, căng tràn sức sống, cũng là lúc những vạt rừng mận trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La bung nở trắng xóa, một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng.
Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Sáng 10/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo về những dự án đầu tư đang gặp khó khăn

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.
Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

(PLVN) - Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đình chỉ công tác cán bộ CSGT xưng hô mày, tao với người vi phạm

Đình chỉ công tác cán bộ CSGT xưng hô mày, tao với người vi phạm

Một cán bộ CSGT Công an TP HCM vừa bị đình chỉ công tác liên quan đến việc xưng hô mày tao với người vi phạm.
Bắt tạm giam Chủ tịch UBND huyện Long Thành Lê Văn Tiếp

Bắt tạm giam Chủ tịch UBND huyện Long Thành Lê Văn Tiếp

Công an Đồng Nai đã bắt giam ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, để điều tra sai phạm về bồi thường, thu hồi đất dự án Sân bay Long Thành.
Giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người qua chương trình 'Hồ sơ vàng'

Giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người qua chương trình 'Hồ sơ vàng'

(PLVN) - Đưa ra thông tin gian dối, giả danh bác sĩ, chiếm đoạt tiền của hơn 2.500 người thông qua chương trình “Hồ sơ vàng”, 16 người bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”…
Đầu xuân về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

Đầu xuân về hội làng Triều Khúc xem "con đĩ đánh bồng"

(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".

Người dân đội mưa, rét để mua vàng ngày vía Thần tài

Người dân đội mưa, rét để mua vàng ngày vía Thần tài

(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.

Dịch cúm A “đe dọa” người có có bệnh lý nền

Dịch cúm A “đe dọa” người có có bệnh lý nền

(PLM) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng người mắc Cúm A ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nhân trở nặng, phải nhập viện thở máy, chạy Ecmo, lọc máu, cảnh báo đỏ đối với những người có bệnh lý nền.

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

Hơn 327.000 vi phạm giao thông trong tháng đầu áp dụng Nghị định 168

(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Xin chữ đầu Xuân: Gìn giữ nét đẹp truyền thống

(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

Năm 2025 sẽ “mạnh tay” xử lý 6 nhóm vi phạm về giao thông

(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

Du học sinh tại Nhật Bản giữ lửa Tết Việt nơi đất khách

(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

Chủ động đón dòng phương tiện đổ về các tuyến cửa ngõ trong đêm cuối nghỉ Tết

(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

Ngày mồng 4 Tết, xử lý hơn 5.700 trường hợp vi phạm giao thông

(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.