Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương), Nguyễn Tuấn Quỳnh (cựu Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng (Cty Long Hưng), Trần Trác Việt Đức (cựu Giám đốc Cty Cổ phần Thương mại, Tư vấn, Đầu tư, Xây dựng Bách Khoa Việt (Cty Bách Khoa Việt) và Đỗ Thị Tuyết Nga (cựu Kế toán trưởng Cty Bách Khoa Việt).
4 bị cáo bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Theo cáo trạng, cuối năm 2012, bà Trần Thị Loan Phương (cựu Chủ tịch Cty Cổ phần Thương mại, Tư vấn, Đầu tư, Xây dựng Bách Khoa Việt (Cty Bách Khoa Việt) quen ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, phụ trách mảng xăng dầu, khí đốt. Ông An nói nếu bà Phương muốn kinh doanh xăng dầu thì ông An sẽ giúp.
![]() |
Các bị cáo tại tòa. |
Đầu năm 2013, bà Phương gọi điện nhờ ông An giúp Cty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu. Ông An hướng dẫn bà Phương thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đến đầu năm 2015, Cty Bách Khoa Việt có văn bản đề nghị Bộ Công thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu.
Bộ Công Thương sau đó lập đoàn kiểm tra, giao ông Nguyễn Lộc An làm trưởng đoàn kiểm tra điều kiện cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu của Cty Bách Khoa Việt. Trong quá trình này, bà Phương đã đến nhà khách Bộ Công Thương (quận 1, TP HCM) gặp ông An, đưa 200 triệu đồng nhờ giúp doanh nghiệp được cấp giấy phép và được ông An đồng ý.
Tháng 2/2015, doanh nghiệp này được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. Khoảng tháng 8/2015, bà Phương đến nhà ông An (ở quận Ba Đình, Hà Nội) nhờ giúp Cty Bách Khoa Việt được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và nói “cứ làm đi, sẽ giúp”.
![]() |
Dẫn giải bị cáo vào tòa. |
Tại cuộc gặp này, ông An nói đang có ý định mua một căn nhà to hơn nhưng không đủ tiền và gợi ý bà Phương “hỗ trợ” tiền mua nhà. Ngay trong tháng sau, ông An gọi điện thoại bảo bà Phương “hỗ trợ” 9 tỷ đồng để mua nhà, dặn chuyển vào tài khoản vợ ông. Bà Phương đã yêu cầu cấp dưới chuyển số tiền trên.
Sau khi chuyển tiền cho Nguyễn Lộc An, đầu năm 2016, bà Phương giao cho ông Đào Chí Kiên (Giám đốc Cty Bách Khoa Việt) và ông Trần Ngọc Thành (nhân viên pháp chế) làm thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Được ông An giúp đỡ, năm 2016 Cty Bách Khoa Việt đã được cấp giấy phép.
Doanh nghiệp này sau đó có vi phạm trong việc trích lập, chi sử dụng, hạch toán quỹ bình ổn giá xăng dầu. Kết quả điều tra xác định Cty Bách Khoa Việt phải nộp hơn 107 tỷ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỷ và còn “nợ” hơn 105 tỷ đồng.
![]() |
Dẫn giải bị cáo vào tòa. |
Cũng theo cáo trạng, ngoài “gợi ý” bà Phương hỗ trợ tiền đổi nhà to hơn, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Nguyễn Lộc An còn gợi ý Chủ tịch Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng (Cty Long Hưng) “hỗ trợ” tiền để đổi biệt thự.
Cơ quan chức năng xác định tổng số tiền ông An nhận hối lộ là hơn 14 tỷ đồng.
(PLM) - Mới đây, Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP.Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng: Phạm Thị Ánh Tuyết (chủ Cửa hàng Gạo Tuyết Kỳ - số 248 Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm , TP.Hà Nội); Nguyễn Thị Bình (chủ Cửa hàng gạo Tâm Bình tại Thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội); Lê Thị Nhàn và Vũ Thị Bích Ngọc (cùng kinh doanh bao bì tại xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) do đã thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn hiệu Gạo ST25 Lúa - Tôm nhãn hiệu Gạo Ông Cua. Tính đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã bán ra thị trường hơn 17 tấn gạo giả nhãn hiệu này. Hiện, Công an TP.Hà Nội đang tiếp tục tiến hành xác minh để xử lý theo quy định pháp luật.
(PLM) - Sau khi báo Pháp luật Việt Nam có loạt phóng sự phản ánh về tình trạng khai thác khoáng sản là cát, sỏi trái phép tại huyện Văn Yên và việc ông Phạm Văn Tấn sử dụng Quyết định số 01/QĐ2019 có nhiều dấu hiệu của việc cắt ghép, làm giả. Cụ thể, mặc dù đơn vị ban hành quyết định là Công ty TNHH Xây dựng Phúc Lợi YB nhưng lại sử dụng con dấu và chữ ký của Giám đốc HTX Hương Giang. Quyết định này cũng có dấu hiệu bị cắt ghép khi xuất hiện 2 loại font chữ khác nhau một cách rõ rệt. Ngày 13/5, trao đổi với Báo PLVN, Thượng tá Dương Cẩm Ngọc – Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - công an tỉnh Yên Bái cho biết, công an tỉnh đã tiếp nhận thông tin phản ánh và đang trong quá trình xác minh, làm rõ.
(PLM) - Liên quan đến nghi vấn Cà phê gừng đen mật ong là sản phẩm không rõ nguồn gốc, đơn vị sản xuất, có dấu hiệu hàng giả và quảng cáo sai sự thật. Sau phản ánh, nhiều website và tài khoản mạng xã hội đã âm thầm gỡ bỏ thông tin quảng cáo, khách hàng đã mua sản phẩm Cà phê gừng đen mật ong theo lời quảng cáo không biết phải liên hệ với ai để khiếu nại hoặc hoàn trả. Trước sự việc trên, để làm rõ Báo Pháp luật Việt Nam đã gửi công văn đề nghị phối hợp làm việc, cung cấp thông tin tới Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, Sở An toàn Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Quản lý thị trường Hồ Chí Minh và Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua các cơ quan quản lý này vẫn “bặt vô âm tín”.
(PLM) - Sáng ngày 26/5/2025, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai dự án, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào ngày 15/7/2025 và chính thức đưa vào khai thác từ ngày 1/1/2026.
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.