Người bệnh đầu tiên là bà N.T.T (85 tuổi, ở Triệu Sơn, Thanh Hóa), nhập viện ngày 28/4 với chẩn đoán bỏng lửa 8%, độ III vùng mặt, cổ, ngực ngày thứ 5, trong tình trạng nhiễm trùng, hoại tử mô rộng.
Nguyên nhân xuất phát từ việc bà T bị bỏng lửa nhưng không đến cơ sở y tế mà nghe theo người quen mách bảo, tự đắp thuốc lá không rõ thành phần, sau đó vùng bỏng nhiễm trùng, hoại tử…
Khi tình trạng diễn biến nặng lên mới được người nhà đưa lên Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác điều trị. Hiện sau thời gian điều trị người bệnh N.T.T diễn biến ổn định đang trong quá trình hồi phục.
Một ca khác là bệnh nhân T.M.P (71 tuổi, ở Tràng Định, Lạng Sơn), nhập viện ngày 24/4, chẩn đoán bỏng do đắp thuốc lá 6% cấp độ 3 bụng, hai đùi và mông ngày thứ 22. Nguyên nhân do người bệnh tự đắp thuốc lá (rau diếp cá). Sau 5 ngày thì xuất hiện nhiều phỏng nước rồi mạnh lan ra vùng da lành.
Vết thương tiến triển xấu, toàn trạng người bệnh có dấu hiệu nặng lên, nên gia đình đưa người bệnh vào Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn điều trị. Sau đó được bệnh viện tỉnh tiếp tục chuyển Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu trác điều trị. Hiện nay tình trạng bệnh nhân cơ bản khỏi, toàn trạng ổn định.
Trường hợp thứ ba là người bệnh P.T.D.Q (22 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội), nhập viện ngày 28/4 với chẩn đoán bỏng nước sôi 9%, độ II, chân trái ngày thứ 8. Bệnh nhân cho biết đã đắp thuốc gia truyền để điều trị bỏng và được cam kết điều trị khỏi.
Sau khi đắp thuốc 3 lần nhưng vết thương vẫn tiết dịch nhiều, nên người bệnh đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác vào ngày thứ 8 của bệnh. Mặc dù vết bỏng của trường hợp này không nặng, độ bỏng nông, nhưng do chủ quan và tin lời thầy lang đắp thuốc lá đã dẫn đến bị nhiễm trùng. Sau thời gian điều trị tổn thương bỏng của người bệnh đã khỏi và ra viện.
Mối nguy từ việc đắp thuốc không rõ nguồn gốc
Theo các bác sĩ chuyên khoa bỏng của Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, nhiều loại “thuốc lá” được người dân sử dụng để điều trị bỏng thực chất không rõ thành phần, không qua kiểm định y tế, lại bào chế theo phương pháp thủ công. Các thành phần trong thuốc có thể chứa tạp chất, chất gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây hại.
Việc đắp trực tiếp lên vết thương hở như vết bỏng sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm loét, hoại tử, thậm chí gây nhiễm trùng huyết – một biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng “thuốc lá” lành tính nên có thể dùng tùy tiện. Trên thực tế, nếu sử dụng sai cách, sai liều hoặc không đúng chỉ định, thuốc Đông y cũng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là khi dùng để điều trị các vết thương hở như bỏng.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo: “Điều trị bỏng cần tuân theo phác đồ y tế, tùy theo mức độ bỏng nhẹ hay nặng, có thể dùng thuốc mỡ bôi, gạc ẩm, hoặc can thiệp phẫu thuật ghép da. Tuyệt đối không nên tự ý đắp bất kỳ loại thuốc nào chưa được kiểm chứng vì dễ làm tổn thương nặng hơn”.
"Khi bị bỏng, việc sơ cứu đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngay sau khi bị bỏng, cần lập tức làm mát vết thương bằng nước sạch (nhiệt độ thường) trong vòng 15 - 20 phút, sau đó dùng gạc vô trùng che phủ và nhanh chóng đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế", bác sĩ thông tin thêm.
Minh Trang
(PLM) Tháng 7, hòa chung vào dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc về Vị Xuyên để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, đoàn công tác của Báo Pháp Luật Việt Nam do đồng chí Phó Tổng Biên tập Trần Ngọc Hà làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (nay là tỉnh Tuyên Quang).
(PLM) - Sáng 25/7, UBND phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền theo Nghị quyết số 26/2025/NQ-HĐND ngày 10/7/2025 và Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 20/7/2025 của UBND TP Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
(PLM) - Ngày 25/7, tại Quảng Ninh, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị đại học”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, giảng viên nhà trường.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.