Trẻ ho, sốt thất thường… đi khám phát hiện mắc lao
Lao trẻ em hiện nay đang là vấn đề được ưu tiên của Chương trình Chống lao Quốc gia với mục tiêu tăng cường phát hiện sớm các ca lao trẻ em, trẻ sẽ được điều trị sớm để giảm gánh nặng sức khỏe cho trẻ và gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, số trẻ em mắc lao mới mỗi năm ở nước ta chiếm khoảng 6% tổng số ca bệnh lao, tương đương với ít nhất 7.800 ca bệnh lao ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 1.000-1.300 ca được báo cáo hàng năm ở trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm dưới 20% (12,8 -16,7%) số ca lao trẻ em được ước tính, như vậy phần lớn bệnh nhân lao trẻ em trong cộng đồng chưa được phát hiện và chưa được điều trị.
Ghi nhận tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện tại, đơn vị đang điều trị cho 4 bệnh nhi mắc lao điển hình. Trong đó có 3 trẻ dưới 5 tuổi và 1 trẻ 10 tuổi. Cả 4 trường hợp đều có những biểu hiện tương tự như: ho, sốt thất thường, không tăng cân, sút cân…
Bệnh nhân đầu tiên có tên M.P.L, 3 tuổi, trú tại Hà Giang. Cách vào viện 6 tháng, trẻ có biểu hiện ho, khò khè, ăn kém kèm viêm da chảy mủ vùng lưng, sốt thất thường, không rõ nhiệt độ, sút 3kg. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán mắc lao toàn thể có bằng chứng vi khuẩn (lao kê, lao màng phổi, lao màng não, lao gan, lao lách), viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng thể Marasmus.
Bệnh nhân thứ hai, có tên V.A.L, 2 tuổi, trú tại Hà Giang. Bệnh nhân có biểu hiện: ho húng hắng kéo dài, sốt thất thường cao nhất 39 độ C, ăn kém, không tăng cân, ở nhà không đi khám và chưa dùng thuốc gì. Khoảng 1 tháng trước vào viện, trẻ mệt hơn, ăn kém, ho tăng, ho có đờm, không khó thở, không tăng cân, bụng chướng tăng dần. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán mắc lao kê, lao hạch ổ bụng có bằng chứng vi khuẩn lao, viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng thể Marasmus.
Bệnh nhân thứ ba là bé T.H.D, 3 tuổi, trú tại Hà Tĩnh. Bệnh diễn biến khoảng 2 tháng trước, khởi đầu bệnh nhân sốt 38,5 độ C đến bệnh viện tỉnh khám chẩn đoán Cúm A, kê đơn thuốc dùng tại nhà sau đó làm lại test cúm âm tính, cách vào viện khoảng 4 ngày trẻ xuất hiện ho nhiều, không khó thở, kèm nôn ra thức ăn 2-3 lần/ngày, sốt thất thường về chiều tối, điều trị hạ sốt tại nhà đỡ ít, đại tiểu tiện bình thường.
Bệnh nhi được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đoán Viêm màng não nhiễm khuẩn điều trị kháng sinh, sau 12 ngày điều trị trẻ còn sốt dai dẳng 38,5 độ C, giảm tri giác, không ho, chụp MRI sọ não phát hiện giãn não thất, được xử trí đặt dẫn lưu não thất ngày 23/4 ra ngoài, sau đặt dẫn lưu trẻ sốt cao trở lại, xét nghiệm dịch não tủy có bằng chứng vi khuẩn lao. Bệnh nhân được chuyển Bệnh Phổi Trung ương ngày 25/4. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán mắc lao màng não có bằng chứng vi khuẩn di chứng giãn não thất đã phẫu thuật dẫn lưu não thất ra ngoài
Bệnh nhân thứ tư M.K.H, 10 tuổi, trú tại Thái Nguyên. 1 tháng trước, bệnh nhi có biểu hiện ho kéo dài, sốt thất thường, không gầy sút cân, dùng thuốc uống tại nhà không đỡ. 3 ngày trước vào viện nay sốt cao liên tục, ho húng hắng, có lẫn đờm, gần nhất cách 3h trước khi nhập viện, trẻ không khó thở, không đau ngực, mệt mỏi, ăn kém. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán ho ra máu - lao phổi đa kháng thuốc.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Hằng: “Bệnh lao là bệnh lây qua đường hô hấp, nguồn lây là những bệnh nhân người lớn hoặc trẻ lớn mắc lao phổi. Vì vậy, việc đầu tiên muốn “thanh toán” bệnh lao là phải tạo thói quen cho người dân đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm; tuân thủ điều trị”.
Chia sẻ về những dấu hiệu điển hình nhận diện trẻ có nguy cơ mắc lao, bác sĩ Hằng cho hay, thứ nhất, khi phát hiện 1 người trong nhà mắc lao thì tất cả các thành viên trong gia đình phải đi khám sàng lọc lao. Thứ hai, cần đưa trẻ đi khám sàng lọc lao khi thấy trẻ có các triệu chứng: ho kéo dài trên 2 tuần, đã đi khám, điều trị kháng sinh vẫn không đỡ; sốt kéo dài trên 2 tuần mà không tìm ra nguyên nhân; sút cân, không tăng cân liên tục trong 3 tháng gần nhất mà không có nguyên nhân gây sụt cân khác; mệt mỏi hơn bình thường, giảm chơi đùa, vận động.
Bác sĩ Hằng nhấn mạnh, lao trẻ em không được phát hiện, điều trị kịp thời, điều đầu tiên là gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng sống của trẻ và tài chính của gia đình. Một số trường hợp khác có thể từ lao phổi dẫn đến lao ngoài phổi, nặng nhất là lao màng não, khi đó có thể đe doạ đến tính mạng của trẻ.
![]() |
Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi (1/6), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tới thăm và tặng quà cho các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương. |
Khó phát hiện lao ở trẻ em
Theo bác sĩ Hằng, lao ở trẻ em khó phát hiện hơn ở người lớn do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do triệu chứng mắc lao ở trẻ em không điển hình. Cụ thể như lao phổi ở trẻ em có biểu hiện ho, thở khò khè, các bệnh lý hô hấp khác ở trẻ em cũng có biểu hiện tương tự. Như vậy, phản xạ đầu tiên của người nhà và nhân viên y tế sẽ thiên về các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp. Mặt khác, một phần ảnh hưởng bởi thói quen của người dân, khi con có biểu hiện bệnh hô hấp đến khám bác sĩ và uống thuốc nhưng không khỏi là đổi bác sĩ khác ngay thay vì tiếp tục điều trị theo bác sĩ ban đầu.
Thứ hai, về chẩn đoán lao, quan điểm trước đây, mọi người cho rằng phải tìm được vi khuẩn lao mới là mắc lao, tuy nhiên, ở trẻ em việc phát hiện vi khuẩn lao rất khó. Việc lấy mẫu bệnh phẩm cũng gặp khó khăn do độ tuổi ở các em còn nhỏ. Có nhiều trường hợp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn lao ở trẻ em có kết quả âm tính, dẫn đến việc kết luận của bác sĩ là không có bệnh lao.
Thứ ba, các kỹ thuật chẩn đoán khác như: siêu âm, chụp MRI, chụp CT… đối với trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi để thực hiện các kỹ thuật này cần phải đến các bệnh viện lớn, phải thực hiện gây mê. Do đó, để thực hiện các kỹ thuật cao như vậy ở trẻ em sẽ chậm hơn so với người lớn.
Thứ tư, hiện tại, trong tất cả các khuyến cáo về lao trẻ em trên thế giới và Việt Nam, việc chẩn đoán lao trẻ em đa số là chẩn đoán không có bằng chứng vi khuẩn lao. Việc đưa ra chẩn đoán không có bằng chứng vi khuẩn lao ở các tuyến cơ sở là rất thấp. Một phần nguyên nhân do cơ sở y tế, một phần nữa do người nhà bệnh nhân không chấp nhận kết quả chẩn đoán lao không có bằng chứng vi khuẩn lao, do vậy, bệnh nhi sẽ không được điều trị theo phác đồ của bệnh lao.
“Đây là những khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Trên thế giới thống kê phát hiện khoảng 1/3 số ca trẻ em mắc lao, còn lại 2/3 số ca trẻ em mắc lao chưa được phát hiện. Riêng tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương đã chẩn đoán và điều trị cho khoảng 250 – 300 ca lao trẻ em; có 27,6% tìm được bằng chứng vi khuẩn, trong đó nhiều bệnh nhân mắc các thể lao nặng đe dọa tính mạng như lao màng não, lao kê, lao kháng thuốc”, bác sĩ Hằng cho biết.
Mặc dù khó phát hiện, tuy nhiên, kết quả điều trị lao trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương rất khả quan, với tỷ lệ thành công là 95,5%. Chính vì vậy, bác sĩ Hằng khuyến cáo: “Khi gia đình có người mắc lao hoặc trẻ có các biểu hiện như đã nêu trên, phụ huynh nên đưa con đi khám sàng lọc lao để được điều trị kịp thời”.
Ngọc Nga
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.
(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.
(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.
(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.
(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.
(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.
(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.