Chủ nhật 04/05/2025 20:45
Email: phapluatmedia@gmail.com
qc-top
Home | Nội chính - Tư pháp | Phải tính toán kỹ việc đặt “thủ phủ” của các tỉnh sau sáp nhập

Phải tính toán kỹ việc đặt “thủ phủ” của các tỉnh sau sáp nhập

(PLVN) - Bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá sáp nhập tỉnh hay tên gọi của tỉnh, thành sau sáp nhập... thì vấn đề trung tâm hành chính mới của tỉnh, thành nên được đặt ở đâu cũng đang được bàn luận rất sôi nổi. Các ý kiến đều cho rằng việc lựa chọn “thủ phủ” này phải được tính toán kỹ càng, dựa trên nhiều yếu tố.
Phải tính toán kỹ việc đặt “thủ phủ” của các tỉnh sau sáp nhập
Khu vực hồ Gươm. (ảnh minh họa: vnexpress).

Cân nhắc các yếu tố liên quan

Với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giao thông thuận lợi và thời điểm này nhiều tỉnh phát triển đã đến giới hạn, các nguồn lực tài nguyên khoáng sản, đặc biệt đất đai dần cạn kiệt thì việc các tỉnh sáp nhập lại để phát huy được lợi thế, đồng thời, tạo ra không gian, dư địa rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội là xu thế tất yếu.

Tại cuộc họp ngày 11/3 vừa qua, cùng với thống nhất về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sắp xếp, trong đó sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong bối cảnh đó, gợi mở các tiêu chí để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị tại cuộc họp trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị cho các tỉnh mới cần được xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, hạ tầng kết nối, không gian phát triển, quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế.

Vấn đề đặt trụ sở tỉnh mới sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cũng được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân trong tỉnh. Vì vậy, việc lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị (“thủ phủ”) ở đâu phải tính toán kỹ càng.

Thực tế hiện nay phần lớn trung tâm hành chính - chính trị của các tỉnh nằm ở các khu vực trung tâm tỉnh lỵ, thuộc quận trung tâm, hoặc khu vực TP, thị xã..., thuận lợi cho việc đi lại. Tuy nhiên, cũng có những tỉnh, thành do yếu tố lịch sử để lại nên trung tâm hành chính - chính trị nằm ở khu vực đông đúc, không thuận tiện cho việc đi lại cũng như sự phát triển.

Do đó, khi nghiên cứu phương án lựa chọn “thủ phủ” khi sáp nhập tỉnh, có ý kiến cho rằng không nhất thiết cứ phải chọn trung tâm hành chính - chính trị ở tỉnh lớn hay tỉnh nhỏ, mà phải bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho điều kiện đi lại, có khả năng mở rộng không gian, đầu tư phát triển; phải căn cứ vào những yêu cầu của sự phát triển khi thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy...

Nên căn cứ vào quy hoạch

Qua các lần sáp nhập, chia tách tỉnh trước đây cho thấy, các địa phương thường chọn “thủ phủ” dựa trên vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông phát triển và có giá trị về lịch sử.

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý và người dân đã có những đóng góp và phân tích sâu sắc về vấn đề này. Đa số ý kiến cho rằng, việc lựa chọn “thủ phủ” trước hết nên căn cứ vào quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch phát triển vùng. Các quy hoạch này đã định hướng rõ về tổ chức không gian phát triển của vùng cũng như các địa phương.

Trong đó, nêu rõ, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, trường hợp 2 hoặc 3 tỉnh sáp nhập với nhau, không nhất thiết cứ phải chọn “thủ phủ” của tỉnh lớn làm nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới. Ngược lại, cũng không phải vì mục tiêu “kéo” địa phương nhỏ phát triển mà chọn nơi đó làm “thủ phủ”.

Theo ông, các tiêu chí quan trọng để lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị khi các tỉnh được sáp nhập lại với nhau là vị trí địa lý ở khu vực trung tâm, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện, lịch sử văn hóa... và hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành.

Trong các tiêu chí, tiêu chuẩn trên, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, vị trí địa lý là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn làm trung tâm hành chính - chính trị. Khu vực này phải ở vị trí trung tâm nằm ở giữa các tỉnh được sáp nhập lại với nhau, bảo đảm đi lại thuận tiện bằng đường bộ, đường sắt và hàng không. Tiếp đến phải xem xét đến hiện trạng trụ sở của các tỉnh, thành hiện tại như thế nào.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cũng lưu ý, khi lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính - chính trị phải tính đến giá trị lịch sử, văn hóa để vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa bảo đảm tính kế thừa và sự phù hợp.

TS Nguyễn Mai Thuyên, Phó Trưởng Bộ môn, phụ trách Bộ môn Luật Hiến pháp, Khoa Pháp luật Hành chính nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội: Phải tổng hòa các yếu tố

TS Nguyễn Mai Thuyên.
TS Nguyễn Mai Thuyên.

Việc sáp nhập các tỉnh, thành phố trong bối cảnh tinh gọn hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Một trong những vấn đề then chốt trong quá trình này là xác định “thủ phủ” - trung tâm chính trị, hành chính của các tỉnh sau sáp nhập. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển của địa phương cũng như đời sống, công việc và học tập của người dân. Theo quan điểm của tôi, việc lựa chọn “thủ phủ” cần dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng, đồng thời phải có sự cân nhắc, sắp xếp ưu tiên hợp lý.

Trước hết, yếu tố quan trọng hàng đầu là vị trí địa lý. Thông thường, trung tâm hành chính của một tỉnh nên nằm ở khu vực trung tâm để bảo đảm giao thông thuận tiện, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, đồng thời thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế. Mặc dù Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhưng yếu tố địa lý vẫn đóng vai trò quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc cũng như cho du khách khi đến địa phương.

Thứ hai, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng là một tiêu chí quan trọng. Thủ phủ của một tỉnh sau sáp nhập cần có nền tảng hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông, dịch vụ công và cơ sở kinh tế đủ mạnh để làm động lực tăng trưởng cho toàn vùng. Một trung tâm hành chính không chỉ đảm nhận vai trò quản lý nhà nước mà còn phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tương tự như mô hình các cực tăng trưởng trong hành lang kinh tế quốc gia. Do đó, cần xem xét những khu vực đã có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn.

Thứ ba, yếu tố lịch sử - văn hóa cũng cần được cân nhắc. Việt Nam có một bề dày lịch sử lâu đời, trong quá khứ, nhiều địa phương đã từng đảm nhận vai trò trung tâm hành chính của các tỉnh lớn. Vì vậy, khi lựa chọn “thủ phủ”, cần xem xét những địa điểm có truyền thống, đã từng là trung tâm hành chính để kế thừa và phát huy giá trị lịch sử, đồng thời kết hợp với các yếu tố phát triển hiện đại để đưa ra quyết định phù hợp.

Ngoài ra, một phương án đáng cân nhắc là sử dụng trụ sở cũ của một địa phương nào đó để làm trung tâm hành chính mới. Điều này giúp tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, tiết kiệm nguồn lực đầu tư vào xây dựng trụ sở mới, từ đó tập trung ngân sách cho các lĩnh vực phát triển quan trọng khác.

Tuy nhiên, việc lựa chọn thủ phủ không nhất thiết phải dựa vào quy mô tỉnh lớn hay nhỏ. Có ý kiến cho rằng chọn tỉnh lớn sẽ tận dụng được nền tảng sẵn có, nhưng cũng có quan điểm cho rằng việc đặt trung tâm hành chính tại một tỉnh nhỏ sẽ tạo động lực phát triển mới, giúp cân bằng sự phát triển giữa các khu vực. Vì vậy, việc lựa chọn không chỉ dựa vào yếu tố quy mô, mà quan trọng hơn là phải tổng hòa các yếu tố về địa lý, hạ tầng, lịch sử, văn hóa để tìm ra phương án tối ưu nhất.

Tựu trung lại, quá trình sáp nhập tỉnh, thành lần này mang tính lịch sử, là một cuộc cách mạng trong tổ chức hành chính. Do đó, việc lựa chọn “thủ phủ” cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, đánh giá toàn diện các yếu tố để bảo đảm sự phát triển bền vững và phù hợp nhất cho mỗi địa phương.

Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Tuệ Thành Nguyễn Ngọc Hải: Cần tính toán để tiết kiệm, tránh lãng phí về cơ sở vật chất

Ông Nguyễn Ngọc Hải.
Ông Nguyễn Ngọc Hải.

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp sẽ tạo không gian phát triển, phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của các địa phương, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, là tiền đề tạo nền tảng và sức bật cho đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, với những thay đổi lớn và sâu rộng như vậy thì sẽ phải có các phương án, lộ trình cụ thể khi thực hiện để giảm thiểu tác động đến các hoạt động thường nhật của người dân, các tổ chức kinh tế... và nhanh chóng phát huy các giá trị, lợi ích đối với toàn xã hội.

Sau khi sáp nhập một số tỉnh (thành) thì sẽ phải lựa chọn nơi đặt trung tâm hành chính mới của đơn vị hành chính đó. Việc lựa chọn đặt trung tâm hành chính ở đâu thì phải bảo đảm có tính kết nối trung tâm, thuận lợi giao thông cho người dân của đơn vị hành chính mới. Nhưng cũng bảo đảm tính bền vững, không gian phát triển trong tương lai, tính liên kết vùng. Mặt khác, còn phải bảo đảm các tiêu chí về an ninh, quốc phòng...

Hiện nay, chúng ta cũng đang thực hiện việc tinh giản bộ máy, nhiều cơ quan hành chính đang có sự sáp nhập theo hướng khu vực như Ngân hàng Nhà nước khu vực, Hải quan, Thuế... Do đó, trụ sở của các cơ quan này nên được bố trí tại trung tâm hành chính của tỉnh (thành) sau sáp nhập.

Ngoài ra, việc đặt trung tâm hành chính mới ở đâu thì cũng cần tính toán để tiết kiệm, tránh lãng phí về cơ sở vật chất, giảm thiểu các khó khăn (tác động) khi phải sắp xếp, thay đổi vị trí công tác của đội ngũ cán bộ.

P.Mai - H.Mây

Uyên San

(baophapluat.vn)
Tin bài khác
Đột phát thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phát thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Sau đây là nội dung bài viết.
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp tại Kỳ họp thứ 9

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa

(PLVN) - Việt Nam đã trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo

(PLVN) -Sáng 3/5, trong khuôn khổ chuyến công tác tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến làm việc tại Cảng hàng không Côn Đảo để kiểm tra thực tế và nghe báo cáo về tình hình hoạt động, định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng hàng không tại địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến về tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Thi hành Pháp lệnh bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thi hành Pháp lệnh bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Kế hoạch).
Thư cảm ơn của Bộ Quốc phòng sau thành công của lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Thư cảm ơn của Bộ Quốc phòng sau thành công của lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

(PLVN) - Bộ Quốc phòng khẳng định, thành công của Lễ kỷ niệm đã tiếp thêm sức mạnh, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.
Lời cảm ơn của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và Đảng bộ, chính quyền TP HCM

Lời cảm ơn của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và Đảng bộ, chính quyền TP HCM

(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam xin giới thiệu nội dung Thư cảm ơn của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025):
Kíp pháo thủ xe tăng 390 huyền thoại hồi tưởng khoảnh khắc

Kíp pháo thủ xe tăng 390 huyền thoại hồi tưởng khoảnh khắc 'vinh quang nhất cuộc đời'

(PLVN) - 50 năm trước, xe tăng 390 (Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2) đã lao thẳng vào cổng chính Dinh Độc Lập, khép lại trang sử chiến tranh, mở ra kỷ nguyên hòa bình, thống nhất đất nước Việt Nam. Hình ảnh này đại diện cho sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, đại diện cho khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố quyết định đặc xá tại Trại giam A2

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố quyết định đặc xá tại Trại giam A2

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tin tưởng rằng người được đặc xá sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tự tin hơn, vững vàng trong cuộc sống.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Tối 30/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu António Costa đã điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm để chúc mừng Việt Nam nhân dịp 50 năm ngày Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Dưới cánh bay là non sông gấm vóc

Dưới cánh bay là non sông gấm vóc

(PLVN) - 4h ngày 30/4, trên sân bay Biên Hoà, tiếng gầm của động cơ Su-30MK-2, Yak-130 đã rộn vang cả một vùng rộng lớn. Trong khi đó, 10 trực thăng đã được kéo dắt về vị trí tuyến chờ, xếp hàng ngay ngắn dọc đường băng. Lực lượng kỹ thuật làm công tác kiểm tra sau cùng, bảo đảm tất cả khí tài ở trạng thái tốt nhất sẵn sàng cho ban bay quan trọng tại Lễ kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Đột phát thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phát thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Sau đây là nội dung bài viết.
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp tại Kỳ họp thứ 9

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa

(PLVN) - Việt Nam đã trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.
Hậu "pháo" đã chi bao nhiêu tiền hối lộ cho các quan chức, lãnh đạo địa phương?

Hậu "pháo" đã chi bao nhiêu tiền hối lộ cho các quan chức, lãnh đạo địa phương?

Theo cáo trạng, ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi hàng trăm tỷ đồng để hối lộ cho các lãnh đạo, quan chức địa phương để doanh nghiệp của Hậu được thực hiện các gói thầu, dự án.
Một Phó Trưởng phòng tại Nghệ An tham ô hơn 1,5 tỷ đồng

Một Phó Trưởng phòng tại Nghệ An tham ô hơn 1,5 tỷ đồng

(PLVN) - Công an tỉnh Nghệ An mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối với Hoàng Tứ Trạch (sinh năm 1985, trú tại thành phố Vinh, Nghệ An), về tội “Tham ô tài sản”.
Tạm giữ hình sự 2 đối tượng cưỡng đoạt tài sản của cán bộ cảnh sát giao thông

Tạm giữ hình sự 2 đối tượng cưỡng đoạt tài sản của cán bộ cảnh sát giao thông

(PLVN) - Nguyễn Văn Hưởng và La Văn Tuấn (cùng trú tại Bắc Giang) vừa bị bắt quả tang về hành vi "Cưỡng đoạt tài sản" của cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc.
Chạm: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Bút lực và Trái tim

Chạm: Nhà báo Hồ Quang Lợi - Bút lực và Trái tim

(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.

Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!

Cảnh sát khống chế thành công người đàn ông "ngáo đá" cầm dao rựa gây rối trên đường

Cảnh sát khống chế thành công người đàn ông "ngáo đá" cầm dao rựa gây rối trên đường

(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.

Bộ Tư pháp: Chuyến công tác ý nghĩa tại Trường Sa - Một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

Bộ Tư pháp: Chuyến công tác ý nghĩa tại Trường Sa - Một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.

30/4 – Mùa du lịch đỏ: Tour về nguồn có còn hấp dẫn giới trẻ?

30/4 – Mùa du lịch đỏ: Tour về nguồn có còn hấp dẫn giới trẻ?

(PLM) - Với những người trẻ tuổi, việc tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, mà đây còn là một cuộc hành trình tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước.

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

Nửa thế kỷ hòa bình: Hành trang từ ký ức lịch sử

(PLM) - Vào những ngày này, cả nước rợp cờ hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời khắc lịch sử ngày 30-4-1975 vẫn như vừa mới hôm qua trong ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam. Những tháng năm hào hùng ấy không chỉ được ghi dấu bằng những trang sử chói lọi, mà còn khắc sâu trong trái tim của những người từng trải qua, từng chứng kiến những khoảnh khắc vỡ òa của dân tộc.

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

Hà Nội: Cháy nhà dân tại phố Ngõ Trạm, nhiều học sinh tiểu học được sơ tán

(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

“Bước chân trên mây”: Hành trình từ trái tim đến trái tim - khơi dậy tiềm năng du lịch Trạm Tấu

(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

Đám cháy tại phố Thái Hà đã được dập tắt

(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.