Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, tại kỳ họp thứ X - Hội đồng nhân dân khóa XVI tháng 12/2022, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND Quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội.
Để đảm bảo việc sử dụng ngân sách đúng mục tiêu sau khi Nghị quyết ban hành và đi vào thực tiễn, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của Nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại Tọa đàm.
Toạ đàm cũng nhằm xác định rõ cao vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, hướng đến xác định hệ giá trị văn hóa Thủ đô; đẩy mạnh vai trò tích cực của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó, tuyên truyền chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch của Trung ương và Thành phố trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Báo cáo đánh giá thực trạng nghệ nhân, Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội, bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội thông tin, trong số 131 nghệ nhân đã được phong tặng qua 3 đợt, tính đến nay có 18 nghệ nhân đã mất, 20 nghệ nhân có lương hưu, 2 nghệ nhân có lương đang công tác, 91 nghệ nhân không có lương và không có thu nhập ổn định (trong đó có 1 nghệ nhân hưởng tiền tuất của chồng dưới 1 triệu đồng/tháng, 1 nghệ nhân là người tàn tật).
Năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tham mưu, ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố Quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội. Trong đó, đối với chế độ đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ nhân và Câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Phụ lục 2 của Nghị quyết.
Toạ đàm thu
hút sự tham dự của chuyên gia trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể và các nghệ nhân.
Theo đó, năm 2023, Sở văn hóa và Thể thao Thành phố đã chi đãi ngộ mỗi Nghệ nhân Nhân dân 40 triệu đồng, mỗi Nghệ nhân Ưu tú 30 triệu đồng với tổng kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng cho 14/18 Nghệ nhân Nhân dân và 101/113 Nghệ nhân Ưu tú còn sống (tính từ khi Nghị quyết được ban hành) tại Quyết định số 488/QĐ-SVHTT ngày 16/6/2023, các nghệ nhân rất phấn khởi khi nhận được kinh phí đãi ngộ này. Việc đãi ngộ có ý nghĩa to lớn, kịp thời động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ.
Đối với việc kiện toàn, thành lập các Câu lạc bộ tiêu biểu theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về việc Tổ chức, hoạt động và quản lý Hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, trước đây, đại đa số các câu lạc bộ hoạt động tự phát, hầu hết chưa thực hiện các thủ tục thành lập Câu lạc bộ theo quy định.
Sau khi Nghị quyết ban hành, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, hướng dẫn cá thủ tục kiện toàn, thành lập các câu lạc bộ tiêu biểu có Nghệ nhân và người tham gia thực hành, trình diễn, truyền dạy, bảo vệ, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục có nguy cơ mai một cần bảo vệ khẩn cấp và di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (trừ loại hình nghề thủ công truyền thống thuộc lĩnh vực Công Thương).
Nhiều quận, huyện đã và đang tích cực thực hiện thủ tục này để chi trả kinh phí hỗ trợ lần đầu khi Câu lạc bộ được thành lập để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ 50 triệu đồng/Câu lạc bộ, hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các Câu lạc bộ tiêu biểu hoạt động thường xuyên, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn đạt hiệu quả: 20 triệu đồng/Câu lạc bộ/năm.
Bà Phạm Th
ị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa thông tin tại Tọa đàm.
Phát biểu tại Tọa đàm, đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh đánh giá, việc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố hỗ trợ cho các nghệ nhân ưu tú lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể, đây là bước đổi mới lớn, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ rất nhiều cho các nghệ nhân trong việc truyền nghề, giữ nghề.
Tuy nhiên, Nghị quyết chỉ hỗ trợ cho các Câu lạc bộ có đủ điều kiện theo NĐ 45/NĐ-CP của Chính phủ, nên hiện nay, dù các Câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống đã hình thành lâu đời hoặc đã có quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân huyện, nhưng hầu hết các Câu lạc bộ phải làm lại quy trình từ đầu nên mất khá nhiều thời gian trong việc hoàn thiện các quy trình để đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí theo quy định.
Thạc sĩ Man Khánh Quỳnh, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận định, hiện nay, số lượng nghệ nhân dân gian nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể đang ngày càng ít dần đi do tuổi cao, sức yêu, mà thế hệ trẻ lại không “mặn mà” với điều đó nên các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống có nguy cơ cao bị mai một.
Để nâng cao vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cần thực hiện một số giải pháp như: Hoàn thiện chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể được quy định trong Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua, Khen thưởng, các luật liên quan và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân dân gian có môi trường thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ; tăng cường tổ chức các chương trình hỗ trợ và quảng bá về nghệ thuật và di sản văn hóa; vinh danh nghệ nhân vào những dịp lễ hội của làng, những sự kiện văn hoá của địa phương...
Trong khuôn khổ Tọa đàm, Sở Văn hóa và Thể thao cũng thông tin về “Cuộc thi sáng tác lời thơ mới cho các thể cách Hát nói trong Ca trù trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023”.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.
(PLM) - Sáng 20/1, UBND huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) đã tổ chức họp báo về công tác tổ chức và quản lý Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 và công bố quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố. Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức, phát huy giá trị khu di tích Quốc gia đặc biệt, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ Phật, Lễ hội Chùa Hương năm 2025 sẽ có nhiều điểm mới.
(PLM) -Chiều 15/1, Ban Doanh nhân và Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) với sự đồng hành của các doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm – Xuân thương” tại Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều (Hà Nội).
(PLM) - Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên tuyến đường Nguyễn Xiển có xu hướng bùng phát trở lại. Thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
(PLM) - Khoảng 10 giờ ngày 15/1, một vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đoạn qua thôn Trường Thịnh, xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây ùn tắc nghiêm trọng.
(PLM) - Sáng 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(PLM) - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư tập trung nhân lực, vật lực, đẩy nhanh tiến độ, đưa Công viên hồ Phùng Khoang vào phục vụ Nhân dân trước ngày 20/1.
(PLM) - Nằm trong chuỗi hoạt động “Tết quân dân” năm 2024 huyện Mỏ Cày Bắc, ngày 9/1, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh thành cầu Pháp Luật Việt Nam (Cầu Rạch Dầu) tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre).