Không một cuộc cải cách hành chính nào chỉ đơn thuần là việc tái phân chia địa giới hay tổ chức lại cơ quan. Đằng sau đó là sự thay đổi căn bản trong cách thức quản lý, điều hành và vận hành bộ máy nhà nước. Khi sáp nhập tỉnh hay xóa bỏ cấp huyện, không chỉ địa giới hành chính bị thay đổi, mà con người, tâm lý, mối quan hệ quyền lực, lợi ích, thói quen làm việc… đều phải điều chỉnh.
Sự thay đổi này - nếu không được quản trị tốt – có thể dẫn đến rối loạn tổ chức, tâm lý chống đối, hiệu suất công việc giảm sút, thậm chí bất ổn chính trị - xã hội cục bộ. Bởi vậy, “quản trị sự thay đổi” không còn là một lựa chọn, mà là một yêu cầu bắt buộc trong tiến trình sắp xếp lại tổ chức chính quyền địa phương.
Thứ nhất, đó là tâm lý e ngại mất quyền lực. Việc giảm cấp trung gian và sáp nhập các đơn vị có thể làm cho một bộ phận cán bộ cảm thấy bị “giảm vai trò”, “lùi về tuyến sau”, từ đó nảy sinh tâm lý ngần ngại thay đổi, hoặc thậm chí phản ứng ngầm.
![]() |
Thứ hai, đó là xung đột lợi ích giữa các vùng, địa phương. Khi hai tỉnh hoặc các đơn vị được sáp nhập, sự khác biệt về trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng, ngân sách hay vị thế chính trị có thể dẫn tới sự cạnh tranh ngầm, yêu cầu công bằng, phân bổ nguồn lực minh bạch và hợp lý.
Thứ ba, đó là lúng túng trong mô hình tổ chức mới. Cơ cấu bộ máy khi chuyển đổi sang mô hình hai cấp sẽ thay đổi cả về chức năng, nhiệm vụ và quy trình phối hợp. Nếu không có lộ trình rõ ràng và sự đồng thuận cao, dễ dẫn đến “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Một là, minh bạch - công khai - giải thích rõ ràng. Một trong những yếu tố quyết định thành công của quá trình thay đổi là thông tin. Lãnh đạo địa phương cần công khai kế hoạch sáp nhập, lý do thay đổi, lộ trình thực hiện và những tác động cụ thể đến đội ngũ cán bộ, nhân dân. Khi người trong cuộc hiểu rõ bản chất và mục tiêu của thay đổi, họ sẽ dễ chấp nhận và đồng hành.
![]() |
Hai là, chuyển đổi mềm - tôn trọng quá khứ, mở ra tương lai. Thay đổi nên đi kèm với sự tôn trọng những giá trị đã có. Việc đặt tên tỉnh mới, xác định trung tâm hành chính, điều chuyển nhân sự… cần được thực hiện một cách linh hoạt và có tính nhân văn. Nếu người dân cảm thấy “được tôn trọng”, họ sẽ sẵn sàng gắn bó với thực thể hành chính mới.
Ba là, phát huy vai trò của đội ngũ trung gian và người có uy tín. Không thể quản trị sự thay đổi hiệu quả nếu thiếu vắng lực lượng “chất keo kết dính”. Đó là những cán bộ chủ chốt cấp xã, những người có ảnh hưởng trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí. Đây chính là các "tác nhân thay đổi” góp phần lan tỏa tinh thần cải cách.
Thứ nhất, xây dựng “bản đồ thay đổi” rõ ràng: Lập kế hoạch chuyển đổi cụ thể, phân giai đoạn (trước - trong - sau thay đổi), có thời hạn, mục tiêu, người chịu trách nhiệm và cơ chế giám sát tiến độ.
Thứ hai, tái cấu trúc nhân sự trên nguyên tắc hài hòa: Tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, đảm bảo cán bộ có nơi đi - việc làm phù hợp, tránh tình trạng “thừa người - thiếu việc”.
Đào tạo kỹ năng quản trị thay đổi cho cán bộ lãnh đạo các cấp. Lãnh đạo cấp tỉnh, cấp xã cần có kiến thức cơ bản về tâm lý tổ chức, quản trị chuyển đổi và truyền thông nội bộ.
Thứ ba, tổ chức truyền thông chiến lược: Không để “tin đồn” dẫn dắt dư luận. Cần có các kênh chính thống cập nhật thường xuyên tiến trình thay đổi, đồng thời tiếp nhận phản hồi từ người dân một cách kịp thời và thân thiện.
Chưa bao giờ bài toán “đổi mới để phát triển” lại đặt ra cấp thiết như hiện nay. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là một thay đổi lớn, nhưng nếu biết cách quản trị tốt thì đây chính là cơ hội “tái sinh” bộ máy chính quyền - hiệu quả, gần dân, tiết kiệm ngân sách và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển.
![]() |
Trong thời đại số và hội nhập, năng lực quản trị sự thay đổi cũng là một thước đo trình độ lãnh đạo, và là cơ hội để khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tầm nhìn của đội ngũ cán bộ ở địa phương.
Tóm lại, thay đổi là tất yếu. Quản trị sự thay đổi là lựa chọn khôn ngoan. Khi chính quyền địa phương biết lắng nghe - đồng hành - chủ động - minh bạch, thì sự thay đổi nào cũng sẽ là khởi đầu cho những bước phát triển mạnh mẽ hơn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.
(PLM) - Sáng ngày 25.6, đã diễn ra Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2025 – 2027, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Đảng uỷ bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ dự Đại hội, dự Đại hội còn có Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp. Đồng chí Phan Thị Hồng Hà – Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ tiếp tục được tín nhiệm bầu vào chức danh Bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027.