Ngày 11/10, Tòa án nhân dân (TAND) TPHCM tiếp tục ngày làm việc thứ 2 xét xử vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” tại Công ty Tân Thuận, liên quan đến cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang (đang chịu án 8 năm 6 tháng tù giam trong một vụ án khác).
“Bút phê” gây thất thoát tiền tỷ
Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc sở hữu của Văn phòng Thành ủy TPHCM. Năm 2016, khi công ty này đang được giao nhiệm vụ đầu tư tại Dự án KDC Phước Kiển (huyện Nhà Bè) thì nhận được văn bản đề nghị hợp tác của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai với đề nghị tỷ lệ 75/25 hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án.
Thời điểm này, bị cáo Trần Công Thiện là Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận, đã chỉ đạo thuộc cấp thuê đơn vị định giá phần diện tích 32ha đất tại Dự án KDC Phước Kiển, sau đó đơn vị này báo mức giá bình quân chỉ hơn 1,5 triệu đồng/m2. Bằng thao tác này, Hội đồng xây dựng giá bất động sản của Công ty Tân Thuận đã xây dựng đơn giá nhích lên 1,25 triệu đồng/m2 nhưng được xác định vẫn rẻ hơn nhiều so với giá thị trường.
Tháng 6/2017 Công ty Tân Thuận hoàn tất việc chuyển nhượng 32ha đất Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2. Theo cáo trạng, với việc bán rẻ 32ha đất công sản, dù hợp đồng bị hủy bỏ sau đó và Công ty Tân Thuận đã trả lại số tiền 374 tỷ đồng (tiền chuyển nhượng, 23 tỷ đồng (tiền thuế VAT) và tiền lãi suất thế nhưng số tiền Nhà nước thiệt hại ở dự án này lên đến 202,6 tỷ đồng.
Để làm rõ trách nhiệm của các cựu quan chức Thành ủy TPHCM trong vụ chuyển nhượng 32ha đất công tại Dự án KDC Phước Kiển, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Văn Minh - cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Tân Thuận khai nhận đã thực hiện công việc hoàn toàn theo chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện chuyển nhượng đất tại dự án cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Bị cáo Minh thừa nhận, đã không kiểm tra quy trình xây dựng giá chuyển nhượng theo quy định, dẫn đến việc thống nhất chủ trương và cùng ký vào văn bản xin ý kiến chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy TPHCM về chuyển nhượng dự án. Quá trình xác định giá chuyển nhượng cũng không qua đấu giá dẫn đến gây thất thoát tài sản Nhà nước. “Bị cáo cảm thấy có lỗi nhưng vì hoàn cảnh, thời điểm đó bị cáo không thể làm khác” - bị cáo Minh thừa nhận tại tòa.
Tại tòa, bị cáo Trần Tấn Hải - cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận cũng khai nhận hành vi phạm tội, cho rằng bản thân là cấp dưới nên phải thực hiện theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc. Tại thời điểm xin ý kiến chủ sở hữu, bị cáo Hải dù biết giá chuyển nhượng đất cho công ty Quốc Cường Gia Lai cao hơn chứng thư thẩm định giá nhưng lúc đó chỉ thực hiện theo chỉ đạo.
Trước đó, trả lời HĐXX sơ thẩm về việc chuyển nhượng dự án này, bị cáo Trần Công Thiện cho rằng, vào thời điểm xin chủ trương chuyển nhượng từ chủ sở hữu, Công ty Tân Thuận đang khó khăn tài chính, dẫn đến buộc phải chuyển nhượng 32ha đất công sản cho đơn vị khác để nhận tiền chênh lệch chi cho các hoạt động. Liên quan đến trách nhiệm của các cựu quan chức trong vụ chuyển nhượng 32ha đất công tại dự án Phước Kiển, bị cáo Tất Thành Cang được xác định có hành vi tự ý “bút phê” đồng ý cho chuyển nhượng dự án khi nhận được Tờ trình số 1206 của Văn phòng Thành ủy TPHCM. Đáng chú ý, bị cáo Tất Thành Cang cũng không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM mà tự ý cho chủ trương để cấp dưới thực hiện chuyển nhượng 32ha đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển cho phía Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Chiêu trò “bán rẻ” công sản
Tại tòa, bị cáo Trần Công Thiện thừa nhận, tại thời điểm xảy ra sai phạm ở các Dự án KDC Phước Kiển (huyện Nhà Bè) và KDC Ven Sông (quận 7) thì Công ty Tân Thuận đang gặp khó khăn về tài chính, trong đó vốn điều lệ gần như cạn kiệt. Dù vậy, công ty này vẫn “ôm” tới 15 dự án khác nhau. Cựu Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận cũng thừa nhận, dự án KDC Phước Kiển (có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng) đủ điều kiện triển khai dự án, công ty phải chứng minh vốn chủ sở hữu là 1.200 tỷ đồng. Thế nhưng, vì vốn điều lệ của Công ty Tân Thuận lúc đó chỉ có 162 tỷ đồng và không có tiền mặt nên không thể chứng minh năng lực tài chính để triển khai dự án. Do đó, khi nhận được đề nghị của công ty Quốc Cường Gia Lai về đề xuất hợp tác với tỷ lệ 75/25 hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án KDC Phước Kiển thì phía Công ty Tân Thuận đã chấp thuận.
Tương tự, tại Dự án KDC Ven Sông, Công ty Tân Thuận căn cứ vào chứng thư thẩm định giá xác định giá trị bình quân khu đất là hơn 17,6 triệu đồng/m2 để chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Công ty Quốc Cường Gia Lai vào thời điểm tháng 11/2017. Tuy nhiên, để nhận tiền chênh lệch, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng với mức giá chênh lên là 20 triệu đồng/m2, từ đó gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền lên đến hơn 532,6 tỷ đồng. Tổng thiệt hại ở cả 2 dự án được xác định là hơn 735 tỷ đồng. Không chỉ thiếu trách nhiệm trong việc duyệt chủ trương cho 2 dự án kể trên, bằng cách thức tương tự khi bán rẻ 9 triệu cổ phần tại các Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim, bị cáo Tất Thành Cang mới đây cũng đã bị tuyên án 8 năm 6 tháng tù giam do hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát, lãng phí”.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.