Thay mặt sở Tư pháp Thành phố, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh báo cáo tình hình kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 cũng như những ngày đầu hoạt động sau sáp nhập 3 địa phương (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM).
Theo đó, nhờ bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình hành động của Trung ương, Thành phố và các văn bản có liên quan về tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật... mà thời gian qua Tư pháp TP.HCM đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
![]() |
|
Kết quả, 6 tháng đầu năm, Sở tư pháp Thành phố đã góp ý, thẩm định 1.058 dự thảo văn bản (tăng 407 dự thảo so với cùng kỳ năm 2024). Thực hiện tư vấn 376 vụ việc (tăng 71 vụ việc so với cùng kỳ năm 2024). Sở cũng đã tham mưu UBND Thành phố trong vấn đề giải quyết một số vụ tranh chấp đầu tư quốc tế… Công tác phổ biến, giáo dục, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý đều có những kết quả khởi sắc.
Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã trợ giúp pháp lý là 2.112 người/vụ việc, trong đó: kỳ trước chuyển qua là 1.194 người/vụ việc, phát sinh trong kỳ là 918 người/vụ việc (phát sinh trong kỳ giảm 571 người/vụ việc so với cùng kỳ năm 2024); phối hợp tổ chức 200 cuộc truyền thông và thực hiện TGPL ở cơ sở tại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức với trên 55.831 người tham dự, qua đó, thực hiện tư vấn pháp luật cho hơn 3.047 trường hợp, trong đó có 780 trường hợp thuộc diện TGPL...
Về công tác sắp xếp sau sáp nhập, Sở tư pháp TP.HCM (mới) có có cấu tổ chức gồm 09 phòng chuyên môn và 18 đơn vị sự nghiệp. Hiện Sở Tư pháp TP.HCM có tổng số công chức, viên chức, người lao động là 498 người, trong đó có 114 công chức, 241 viên chức và 137 người lao động. Bộ phận lãnh đạo Sở có 6 công chức, trong đó có 01 Giám đốc và 05 Phó Giám đốc.
![]() |
Đại diện Sở Tư pháp TPHCM phát biểu ý kiến |
Tại buổi làm việc, một số đại biểu đã nêu lên nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc, trong đó nổi bật là việc chuyển đổi phòng công chứng nhà nước thành công chứng tư trong thời gian tới đang khiến lực lượng công chứng viên tại các phòng công chứng băn khoăn lo lắng. Đại diện Phòng công chứng số 4 cho rằng, hiện nay một số anh em công chứng viên nhà nước muốn nhận chuyển nhượng lại phòng công chứng để tiếp tục công việc, nhưng lại lo lắng tới vấn đề kinh phí nhận chuyển nhượng vì theo như tính toán thì khi nhận lại phòng công chứng này (không bao gồm cơ sở vật chất) thì ước tính phải bỏ ra số tiền khoảng 7 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn mà các công chứng viên khó có khả năng. Một số công chứng viên khác đề cập tới vấn đề lưu trữ hồ sơ vì các phòng công chứng đã có hàng chục năm nên cần kho để lưu trữ, bảo quản. Một số khác lại băn khoăn tới trách nhiệm, nghĩa vụ khi nhận chuyển nhượng phòng công chứng vì thực tế hiện nay có rất nhiều vụ kiện liên quan tới các phòng công chứng và một số bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành được vì chưa thống nhất được nguồn tiền bồi thường. Một số khác lại băn khoăn về khoản thuế liên quan tới sử dụng cơ sở hạ tầng khi cho rằng đây là đơn vị thuộc trường hợp không phải nộp thuế, nhưng phía cơ quan thuế lại đòi rất gắt gao dù UBND Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết dứt điểm…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đánh giá cao và biểu dương ngành tư pháp TP.HCM về kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù khối lượng công việc rất lớn, nhưng với tính thần, năng lực tốt, tư pháp TP.HCM đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tham mưu tốt cho Thành ủy, Ủy ban Thành phố.
![]() |
Đại diện phòng công chứng số 2 nêu kiến nghị tại buổi làm việc |
Đồng chí Bộ trưởng ghi nhận các ý kiến đóng góp, băn khoăn khúc mắc, các kiến nghị mà nhiều đại biểu nêu lên và cho rằng đây là những vấn đề hết sức thực tiễn cần phải giải quyết dứt điểm. Bộ trưởng đã chỉ đạo cho một số đơn vị chuyên môn của Bộ phải sớm xem xét, tham mưu cho Bộ nhằm giải đáp những vấn đề này (nếu thuộc thẩm quyền), còn ngoài thẩm quyền thì Bộ sẽ báo cáo để xin ý kiến.
Đối với vấn đề liên quan tới lĩnh vực công chứng mà các đại biểu đề cập, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đồng tình với ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Thọ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM và nhấn mạnh rằng, cần phải xem xét giải quyết thỏa đáng. Sở Tư pháp phải ngồi lại với sở Nông nghiệp và Môi trường và cơ quan thuế
để tìm giải pháp giải quyết dứt điểm, không thể để xảy ra tình trạng 7 phòng công chứng trong cùng địa bàn nhưng lại có cách giải quyết khác nhau…![]() |
|
Đồng chí Bộ trưởng cũng đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM cần làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ yên tâm công tác, đoàn kết nội bộ và luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban Thành phố. Đặc biệt, ưu tiên bám sát các nhiệm vụ của ngành Tư pháp, Thành phố để tổ chức, phục vụ người dân được tốt nhất. Sở Tư pháp cần quan tâm tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp phường, xã thực hiện những nhiệm vụ khó khăn mà lần đầu cấp xã phường thực hiện.
Phương Thảo – Hoàng Quý
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.