Thứ năm 10/07/2025 00:20
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Sợi dây liên kết trong văn hóa cồng chiêng M’nông

Sợi dây liên kết trong văn hóa cồng chiêng M’nông

(PLVN) - Với người M’nông, cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ, mà còn là cầu nối tâm linh, biểu tượng văn hóa và sợi dây gắn kết cộng đồng.

Di sản văn hóa phi vật thể

Trong văn hóa đồng bào M’nông ở Đắk Nông nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, âm vang cồng chiêng không thể thiếu trong dịp lễ hội truyền thống; qua âm thanh của dàn chiêng mọi người như xích lại gần nhau. Tiếng chiêng vang lên trong mỗi nghi lễ mang ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện lòng thành kính cùng những lời cầu nguyện.

Người M’nông thường sử dụng cồng chiêng trong các nghi lễ lớn: “Lễ cúng lúa mới” để tạ ơn thần lúa sau một mùa vụ bội thu, đồng thời cầu mong vụ mùa tiếp theo thuận lợi. “Lễ cúng bến nước”, nơi tiếng cồng chiêng mời gọi thần nước bảo vệ nguồn nước trong lành cho buôn làng. Khi người M’nông qua đời, họ tin rằng tiếng cồng chiêng dẫn lối người đã khuất về với tổ tiên và an ủi những người ở lại…

Mỗi giai điệu của bài chiêng được đánh theo những cách riêng, phù hợp với từng dịp, thể hiện rõ nét sự giao hòa giữa con người, thần linh và thiên nhiên. Vì vậy, cồng chiêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của dân tộc M’nông.

Bà Thị Ai, ngụ Bon Bu Koh, xã Đắk Rti’k, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) chia sẻ: nhạc cụ cồng chiêng không thể thiếu trong các hoạt động cộng đồng cũng như lễ hội ở địa phương. Âm thanh, giai điệu của mỗi bài chiêng đều mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Trong mỗi gia đình, dòng họ, cồng chiêng được coi là của cải truyền qua nhiều đời. Vì vậy, cồng chiêng được giữ gìn cẩn thận ở những nơi sạch sẽ, kín đáo trong nhà.

Sợi dây liên kết trong văn hóa cồng chiêng M’nông

Theo thống kê sơ bộ, đồng bào M’nông có hàng trăm nghi lễ, lễ hội, nhưng có thể thống kê trong 3 nhóm chính: Nghi lễ - Lễ hội nông nghiệp; Nghi lễ - Lễ vòng đời người; Nghi lễ - Lễ cộng đồng. Trong những hoạt động này đều sử dụng cồng chiêng.

Người M’nông luôn tự hào về phong cách đánh cồng chiêng của dân tộc mình, âm thanh của tiếng chiêng có đặc trưng riêng biệt không thể lẫn với bất kỳ loại nhạc cụ nào khác. Mỗi chiếc chiêng, với kích thước và độ dày khác nhau, tạo ra những âm sắc khác nhau, nhưng khi hòa quyện vào nhau tạo nên một bản giao hưởng độc đáo. Kỹ thuật chơi cồng chiêng của người M’nông cũng rất đặc biệt, đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và am hiểu sâu sắc về văn hóa truyền thống.

Trong đời sống cộng đồng người M’nông, cồng chiêng là một yếu tố gắn kết tinh thần đoàn kết mạnh mẽ. Mỗi khi cồng chiêng vang lên, cả buôn làng lại quây quần bên nhau để cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, đây là cách người M’nông thể hiện tinh thần gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong bon.

Những nghệ nhân lớn tuổi, người thành thạo các bài chiêng và cách chơi, thường là người giữ vai trò truyền dạy cho thế hệ trẻ. Thông qua việc nghe, học đánh cồng chiêng, thế hệ trẻ không chỉ kế thừa kỹ thuật mà còn cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của loại hình nghệ thuật này, từ đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Nghệ nhân người M’nông biểu diễn cồng chiêng.
Nghệ nhân người M’nông biểu diễn cồng chiêng.

Nghệ thuật cồng chiêng đã góp phần khẳng định bản sắc của người M’nông trong bức tranh văn hóa Tây Nguyên. Đặc biệt, năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (bao gồm nghệ thuật cồng chiêng của người M’nông) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đánh dấu tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật này.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Ngày nay, cồng chiêng không chỉ giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc M’nông mà đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Nhiều lễ hội văn hóa cồng chiêng được tổ chức để quảng bá và giới thiệu nét đẹp này đến du khách trong và ngoài nước.

Thông qua các buổi trình diễn cồng chiêng, du khách không chỉ được thưởng thức âm thanh đặc sắc mà còn được tìm hiểu sâu hơn về đời sống và nghệ thuật cồng chiêng của người M’nông. Hoạt động văn hóa du lịch gắn liền với cồng chiêng cũng đã mang lại giá trị kinh tế, giúp cộng đồng người M’nông có thêm nguồn lực để tiếp tục bảo tồn và phát huy di sản này.

Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng ở Đắk Nông, cũng như nhiều tỉnh Tây Nguyên đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa và sự thay đổi xã hội. Sự đổi mới và phát triển nhanh chóng của đất nước đã có những tác động mạnh mẽ đến không gian xã hội, văn hóa của cộng đồng người M’nông. Sự “mở cửa” khiến các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật nước ngoài ồ ạt xâm nhập đã ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa, âm nhạc truyền thống của người M’nông. Không gian văn hóa cồng chiêng của tỉnh Đắk Nông đang bị mai một có phần báo động.

Sợi dây liên kết trong văn hóa cồng chiêng M’nông

Bà Lê Thị Trúc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Đắk Nông chia sẻ: “Hiện nay một số nghệ nhân am hiểu và có kỹ năng diễn tấu được nhiều bài chiêng đã lớn tuổi. Trong khi đó, thế hệ trẻ ngày càng ít quan tâm đến việc kết nối truyền thống hoặc ít hiểu biết, thậm chí không có hứng thú với việc học, chơi cồng chiêng và tham gia các nghi lễ, lễ hội. Bên cạnh đó, không gian trình diễn cồng chiêng cũng bị thu hẹp, chủ yếu trình diễn tại các nhà văn hóa cộng đồng, các hội thi liên hoan… Do đó, việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các hoạt động bảo tồn di sản cồng chiêng hiện nay gặp khó khăn về kinh phí, tổ chức các hoạt động khôi phục cồng chiêng được lồng ghép vào các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn, lễ hội...”.

Thời gian qua, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong việc sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội và là động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Sở VH,TT&DL tỉnh Đắk Nông đã và đang tích cực triển khai Kế hoạch 386/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn kết với sự phát triển du lịch. Đề án này thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Những nỗ lực này không chỉ góp phần giữ bản sắc văn hóa độc độc mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Chí Bình - Quốc Nhân - Trần Quỳnh

(baophapluat.vn)
Bài liên quan
Tin bài khác
7 dấu ấn thiêng trên đỉnh Thiên Cấm SƠn

7 dấu ấn thiêng trên đỉnh Thiên Cấm SƠn

(PLVN) - Có những vùng đất không chỉ làm say đắm lòng người bằng vẻ đẹp tự nhiên, mà còn thấm đẫm chiều sâu văn hoá và tâm linh. Thiên Cấm Sơn – đỉnh núi cao nhất đồng bằng sông Cửu Long – là một nơi như thế. Không chỉ là điểm đến du lịch, nơi đây còn là vùng đất thiêng huyền bí, nơi lưu giữ 7 dấu ấn linh thiêng làm nên “hồn núi” trong tâm thức bao thế hệ. Điện Bà Chúa Xứ - Linh khí hội tụ: Một trong những biểu tượng tín ngưỡng lớn nhất Nam Bộ, thu hút hàng triệu lượt hành hương mỗi năm.
Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định tổ chức Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025). Hội thi dự kiến diễn ra từ ngày 4 - 9/8/2025, lưu diễn phục vụ nhân dân tại các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Phòng.
Chính phủ yêu cầu 15/8 phải hoàn tất chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Chính phủ yêu cầu 15/8 phải hoàn tất chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PLVN) - Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến ngày 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh 2/9.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

(PLVN) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 34 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp về giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính của Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lời tri ân dành cho Diogo Jota

Lời tri ân dành cho Diogo Jota

Những ngày này người hâm mộ đã dành cho Jota sự tri ân về những đóng góp của anh cho bóng đá.
Khoảnh khắc đời thường trên Vịnh Hạ Long được báo Anh vinh danh

Khoảnh khắc đời thường trên Vịnh Hạ Long được báo Anh vinh danh

Ảnh một phụ nữ chèo thuyền bán hàng giữa kỳ quan Vịnh Hạ Long vượt qua nhiều tác phẩm khác để góp mặt trong danh sách những bức ảnh đẹp nhất do độc giả toàn cầu bình chọn trên tờ The Guardian.
Bắc Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới"

Bắc Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới"

(PLVN) - Tối 4/7, trong không khí hân hoan, tự hào, vui mừng, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Ninh , Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh trọng thể tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện trọng đại thành lập tỉnh Bắc Ninh mới với chủ đề "Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới".
Quảng bá văn hóa du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc)

Quảng bá văn hóa du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc)

Tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) có bề dày văn hóa lịch sử phong phú, hiện đang sở hữu 4 di sản văn hóa thế giới, 8 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, tỉnh Hà Bắc mong muốn thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu sâu rộng trong lĩnh vực văn hóa và du lịch với Việt Nam.
Nguyễn Thị Thưa đăng quang Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025

Nguyễn Thị Thưa đăng quang Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025

(PLVN) - Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) giành ngôi vị Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025.
Phát triển đồng bộ điểm đến du lịch Việt Nam - Lợi thế từ sáp nhập tỉnh, thành

Phát triển đồng bộ điểm đến du lịch Việt Nam - Lợi thế từ sáp nhập tỉnh, thành

(PLVN) - Đều có chung tuyến đường giao thông thuận lợi, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tuy nhiên có nhiều điểm đến du lịch ở Việt Nam vẫn còn vắng khách. Ngược lại, có những tỉnh, địa phương liên tục “cháy” phòng, đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch, nhận lời khen có cánh của bạn bè quốc tế. Với việc sáp nhập các tỉnh, thành, hứa hẹn phát triển đồng bộ các điểm đến du lịch trong tương lai.
9 ngôi chùa của đặc khu Trường Sa đồng loạt thỉnh chuông chào mừng ngày “sắp xếp lại giang sơn”

9 ngôi chùa của đặc khu Trường Sa đồng loạt thỉnh chuông chào mừng ngày “sắp xếp lại giang sơn”

(PLVN) - Đúng 6h sáng hôm nay (1/7), 9 ngôi chùa ở Trường Sa đã đồng loạt thỉnh 3 hồi chuông vang vọng, vượt sóng gió đại dương để cầu quốc thái dân an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc và chào mừng ngày “sắp xếp lại giang sơn” của tổ quốc Việt Nam.
Hồ Ba Bể phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030

Hồ Ba Bể phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030

(PLVN) - Chính phủ có kế hoạch đưa Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030 và trung tâm du lịch trọng điểm của toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
dai-phu-phat
tp
Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt Nam-Brazil, mở rộng quan hệ và hội nhập quốc tế hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba

Trong khuôn khổ dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS Rio de Janeiro, Brasil, chiều ngày 6/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel.
Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Chiều 06/7 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
Hà Nội khởi tố 3 vụ án liên quan buôn bán lợn chết, lợn bệnh ra thị trường

Hà Nội khởi tố 3 vụ án liên quan buôn bán lợn chết, lợn bệnh ra thị trường

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố 3 vụ án liên quan đến việc buôn bán, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh ra chợ, quán ăn trên địa bàn thành phố.
Giang hồ mạng “Tiến bịp” sa lưới tại Hải Phòng

Giang hồ mạng “Tiến bịp” sa lưới tại Hải Phòng

(PLVN) Chiều 8/7/2025, Giang hồ mạng “Tiến bịp” ( tên thật là Nguyễn Thành Long) chính thức sa lưới pháp luật khi bị bắt quả tang đang sử dụng ma túy đá tại nhà một đối tượng ở xã Kiến Minh, TP Hải Phòng.
Sát nhân máu lạnh sát hại mẹ, vợ và 2 con lãnh án tử hình

Sát nhân máu lạnh sát hại mẹ, vợ và 2 con lãnh án tử hình

(PLVN) - Mẹ ốm liệt giường, bản thân cũng ốm yếu nên Vũ Văn Vương đã xuống tay sát hại cả gia đình để “cùng giải thoát”.
Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

Hồ Đống Đa khoác lên mình tấm áo mới

(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

Chủ đầu tư nhà ở xã hội không được thu thêm phần chênh lệch của người mua

(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.

Thắp hương tưởng niệm nơi "Địa chỉ đỏ": Hành trình tri ân từ trái tim những người làm báo Pháp luật Việt Nam

Thắp hương tưởng niệm nơi "Địa chỉ đỏ": Hành trình tri ân từ trái tim những người làm báo Pháp luật Việt Nam

(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.

Hà Nội cùng cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội cùng cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.

Hồi chuông lịch sử – Khát vọng dân tộc

Hồi chuông lịch sử – Khát vọng dân tộc

(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền cấp xã mới phải vận hành thông suốt đồng bộ, hiệu quả

Chủ tịch nước yêu cầu chính quyền cấp xã mới phải vận hành thông suốt đồng bộ, hiệu quả

(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.

Chính thức ra mắt Trung tâm Trọng Tài Thương Mại số 1 Việt Nam

Chính thức ra mắt Trung tâm Trọng Tài Thương Mại số 1 Việt Nam

(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.

Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất: Thúc đẩy giao lưu và hợp tác tư pháp lên tầm cao mới

Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất: Thúc đẩy giao lưu và hợp tác tư pháp lên tầm cao mới

(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.

Tuyên Quang: Xe đầu kéo chở cát, chở đá nguy cơ “cày nát” đường quốc lộ - trách nhiệm thuộc về ai?

Tuyên Quang: Xe đầu kéo chở cát, chở đá nguy cơ “cày nát” đường quốc lộ - trách nhiệm thuộc về ai?

(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.